Tứ Linh Là Gì - Ý Nghĩa Tứ Linh Trong Tử Vi
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 321 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Tứ Linh Trong Khoa Tử Vi bao gồm 4 sao : Hoa Cái, Thanh Long (hoặc Long trì), Bạch Hổ và Phượng Các. Đối với người sinh tuổi âm (sinh năm lẻ) thì có đủ cả 4 sao trên, còn đối với người tuổi Dương (sinh năm chẵn) thì không đủ bộ trên.
Tứ Linh Trong Khoa Tử Vi bao gồm 4 sao : Hoa Cái, Thanh Long (hoặc Long trì), Bạch Hổ và Phượng Các. Đối với người sinh tuổi âm (sinh năm lẻ) thì có đủ cả 4 sao trên, còn đối với người tuổi Dương (sinh năm chẵn) thì không đủ bộ trên. Ơ mỗi cách cục tứ linh có ý nghĩa khác nhau, theo quan điểm của nhiều sách vở thì Tứ Linh hợp chiếu về mệnh là rất tốt, tuy nhiên ở bài viết này phân tích sâu hơn về bộ tứ linh này, không phải tất cả những người có đủ bộ tứ linh này là tốt.
Người có Tứ Linh thì thường có quan điểm (Quan Phù Long Trì), thái độ (Thái Tuế), bày tỏ (Bạch Hổ) ngưỡng mộ. Tứ Linh là do bộ Tuế Hổ Phù giao hội với Phượng Khốc (Phượng Các, Thiên Khốc) mà có. Có Tứ Linh thì lợi cho tích cách, dễ được chúng nhân ngưỡng mộ, do có bộ Phượng Khốc. Tuế Hổ Phù an theo Địa Chi. Sinh năm nào, an Thái Tuế tại cung đó, tức năm Sửu Thái Tuế tại cung Sửu, năm Mùi Thái Tuế cung Mùi vân vân. Sinh năm Âm (Tỵ Dậu Sửu, Hợi Mão Mùi) thì dễ đạt được Tứ Linh. Nơi đây là đất của Tứ Linh, có là có theo bộ.
Tiếp đến phân ra theo các cách Tứ Linh tốt và các Tứ Linh không được tốt. Chính Cách Tứ Linh là nằm ở Hợi, Phượng Long Mão Dậu đôi miền. Lúc này Tuế Phượng tại Hợi, Quan Phù Long Trì tại Mão và Bạch Hổ Hoa Cái nằm ở Mùi. Hay tuổi Tỵ, tương tự.
Đừng tin là cách Tứ Linh nào cũng hay ho. Bởi vì cần xét cung Mệnh, vì Phượng Khốc là đi theo bộ, có Phượng tại Mệnh là tốt, có Khốc tại Mệnh đoán khác. Ví dụ Tuế Khốc, Hổ Khốc, Quan Phù Long Trì Khốc. Như tuổi Mão Dậu Mệnh tại Mão Dậu có bộ Tuế Khốc là xấu. Tuổi Sửu Mùi Mệnh tại Tỵ Hợi. Tuổi Tỵ Hợi Mệnh tại Sửu Mùi. Nếu nằm ở đất có Tứ Linh, cần xét xem cung Mệnh là cách nào, chứ không thể võ đoán Tứ Linh tốt chắc sẽ tốt. Đó là nói về tuổi âm.
Còn về tuổi dương, lúc này Phượng Khốc giao hội với Tang Hư Khách (các tuổi Thân Tý Thìn, Dần Ngọ Tuất). Lúc này bộ Phượng Khốc đi với bên Tang Hư Khách mất rồi. Bộ Tứ Linh khi này chỉ có Tuế Hổ Phù, có Hổ, Cái và Long thôi. Mất bộ Phượng Khốc, ý nghĩa cho sự ngưỡng mộ giảm đi nhiều lắm. Nên ở đây Tứ Linh không đủ, nếu muốn đủ, may ra cần thấy Phượng Các tại di, ít ra còn thấy Phượng xung.
Đối với người tuổi âm
Tứ Linh tốt, nhưng cần thiết xem Mệnh của bạn là Khốc hay là Phượng, Mệnh cung cần được gặp Phượng thì là tốt. Gặp Khốc thái độ, quan điểm, bày tỏ táo bạo. Khốc còn là nước mắt nữa đấy. Ngoài ra Tứ Linh cần xét Quan Phù Long Trì, hai sao này đi đôi với nhau. Nhưng Quan Phù còn có nghĩa về thị phi, kiện tụng, mệnh gặp Quan Phù Long Trì thường thấy chiêu thị phi nhiều hơn. Ngoài ra, Long Trì còn là cái giếng. Long Trì đi với Âm Dương là xấu. Âm Dương tượng Nhật Nguyệt, đi với Long Trì cái ao tượng là sự bao vây, ngăn cản. Khó có thể tạo thế đột phá ra ngoài, hoặc nếu có danh tiếng cũng chỉ là danh tiếng trong các ngành chuyên môn, hoặc một ngành nào đó thôi.
Đối với người tuổi Dương
nếu may có Phượng xung thì bạn ít ra cũng có Tứ Linh ở góc nào đấy, tuy không tốt như tuổi Âm. Nhưng tuổi Dương có thế lợi riêng, Tứ Linh chỉ dành cho tuổi Âm mà thôi. Xét Tứ Linh thì cần xét Tuế Hổ Phù. Tuế Đà xấu nhé, Tuế Đà thiết kỵ ư Dần Thân. Cách này xấu. Thái độ quan điểm lôi kéo người ta vô ba cái chuyện gì đấy.
Xét lá số tử vi, cần xét qua Tử Vi và Thiên Phủ trước. Tử Vi tốt thì là số phận tốt, Tử Vi xấu là số phận kém. Mặc dù cung Mệnh của ta không nằm ở Tử Vi, không thấy Tử Vi, có khi còn lệch pha với Tử Vi. Nhưng phàm các lá số thuận lợi, Tử Vi tốt, là số phận tốt.
Ngoài ra, toàn cách phản tác dụng khi gặp Không Kiếp. Gặp Không Kiếp, lại thêm Tứ Linh. Vì Tứ Linh là thái độ quan điểm và bày tỏ. Phượng Các dâng hiến, ngưỡng mộ. Tứ Linh gặp Không Kiếp lại xấu. Hoặc là người có tâm thái, tính cách tốt đẹp của Tứ Linh gặp nạn, hoặc là con dê tế thần, do con ếch chết vì tiếng kêu, bộc bạch thổ lộ có tai họa, và phượng các không kiếp là sự dâng hiến cho các lý tưởng xấu, cho các bọn cô hồn các đảng. Gặp Tứ Linh không thể quyết đoán được gì. Vì Tứ Linh lợi cho tính cách, thành công xem đáp số Khoa Quyền Lộc, và các Sát Tinh Kình Đà Hỏa Linh Không Kiếp hoạch phát hoạch phá. Để bền lâu cần Khoa Quyền Lộc, để hoạch phát lớn cần Sát Tinh Kỵ Hình. Nhiều người chả cần Tứ Linh đâu, tích cách chả ra gì, nhưng gặp Khoa Quyền Lộc cũng đủ để nói tới sự thành công rồi.
Phượng các-Hoa cái-Long Trì-Bạch hổ: Đủ bộ sao tứ linh thường là ở người đắc Thái tuế. Người đắc thái tuế là người đắc địa lợi, những vùng đất đắc địa theo phong thuỷ là vùng đất hội tứ linh: Bắc chu tước (phượng hoàng), nam huyền vũ (Quy), đông thanh long, tây bạch hổ (kì lân).
- Long trì là cái đầm rồng, ao rồng, nơi ở của rồng, thường dùng để gọi ao, hồ trong hoàng cung
- Phượng các là gác phượng (lầu son gác tía): nơi phượng hoàng làm tổ, nơi ở của hoàng hậu, mỹ nhân, nơi vua chúa sủng hạnh hậu cung.
- Bạch hổ (kỳ lân), những bức tượng kỳ lân hoặc bạch hổ đặt trước cửa hoàng cung, hoặc những nơi công quyền thời xưa
- Hoa cái: cái lọng, cái ô: cái lọng có thể là lọng che khi vua chúa, người quý phái ra ngoài cũng có thể là những cái chòi nhỏ trong vườn thượng uyển của hoàng cung, nơi vua chúa thư giãn, ngắm cảnh (Cái vườn phía sau hoàng cung thuộc về vị trí của huyền vũ)
Long trì chỉ sự quyền quý (quyền thế của bậc thiên tử), phượng các chỉ phong lưu (cái phong lưu cao quý, chứ không phải loại tầm thường như đào hồng), bạch hổ chỉ oai quyền (oai quyền của bậc vương giả), hoa cái chỉ giàu sang (giàu sang đến tuyệt đỉnh như mâm vàng chén ngọc). 4 sao tứ linh này chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng là chính cho những người đắc thái tuế đi với đế tinh là chân mệnh thiên tử.
Theo quan điểm phong thuỷ nên Phượng các có thể nằm trong bộ tam hợp tang tuế điếu, xung đối với tuế-hổ-phù, còn hoa cái luôn cư tứ mộ là cái kho của cải tài sản. Tạo ra thế na ná trong phong thuỷ nhà ở: tả thanh long, hữu bạch hổ, tiền chu tước (phượng các), hậu huyền vũ (hoa cái). Đại biểu cho 4 thứ mà người đời ngưỡng vọng: Chức-quyền-mỹ nhân-tiền tài
4 sao này nếu tách rời ra và không đi cùng thái tuế thì không còn gọi là tứ linh nữa. thường thường hạn gặp thái tuế thì sẽ có 3/4 sao. Mà hạn gặp thái tuế thường là hạn thuận lợi, đắc ý nên khi luận các sao này cũng không còn nhiều ý nghĩa vì đã bao gồm trong thái tuế rồi. Nhìn chung thì bộ sao này là kiểu hoa thêu trên gấm cho đẹp. Trong thực tế thì cũng đúng như vậy, khi giàu sang quyền quý thì mua nhà tậu cửa đẹp đẽ, bao gái hạng sang, dùng mâm vàng chén ngọc, lúc sa cơ thất thế thì tự nhiên chúng nó biến hết.
Tách rời ra thì Long – Phượng là quý tinh, Hoa cái là tài tinh, còn Bạch hổ là bại tinh.
-
SơnEm có thể nhờ anh xem sơ qua một chút về tứ linh không?