Quẻ 34: Lôi Thiên Đại Tráng

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 43 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng: Quẻ cát. Đại Tráng có nghĩa là thịnh vượng, công việc hưng thịnh, có hình tượng “người thợ mộc được gỗ”. Quẻ thể hiện vận khí sắp lên, nhưng quẻ chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.

*Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng: Quẻ cát. Đại Tráng có nghĩa là thịnh vượng, công việc hưng thịnh, có hình tượng “người thợ mộc được gỗ”. Quẻ thể hiện vận khí sắp lên, nhưng quẻ chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Cộng sự đắc mục” –>Vận khí sắp lên

Ý nghĩa quẻ lôi thiên đại tráng

Quẻ 34: Lôi Thiên Đại Tráng

 Nội quái Càn, ngoại quái Chấn

*Ý nghĩa:  Chí dã. Tự cường. Ý chí riêng, bụng nghĩ, hướng thượng, ý định, vượng sức, thịnh đại, trên cao, chót vót, lên trên, chí khí, có lập trường. Phượng tập đăng sơn chi tượng: tượng phượng đậu trên núi.

*Kiến giải: Hết thời lui rồi thì tới thời tiến lên, tiến lên thì lớn mạnh, cho nên sau quẻ Độn tới quẻ đại tráng (lớn mạnh).

*Thoán từ: Đại tráng, lợi trinh.

*Dịch: Lớn mạnh, theo điều chính thì lợi.

*Giảng: Quẻ này có 4 nét dương ở dưới, hai nét âm ở trên; dương đã lớn mạnh mà âm sắp bị diệt hết. Quẻ Càn ở trong, quẻ Chấn ở ngoài, thế là có đức dương cương mà động. Lại có thể giảng là sấm vang động ở trên trời, tiếng rất lớn, vang rất xa.

Lớn mạnh thì dĩ nhiên là tốt rồi, nhưng thường tình, gặp thời thịnh, người ta kiêu căng, làm điều bất chính, cho nên thoán từ phải dặn: giữ điều chính, lúc đắc ý nghĩ đến lúc thất ý, thì mới có lợi.

Đại tượng truyện bảo muốn giữ điều chính thì đừng làm cái gì phi lễ. (Quân tử phi lễ phất lí)

*Thoán truyện: Có chính thì mới có lớn (đại), chính đại là cái “tình” của trời đất, tức cái công dụng hiện ra ngoài của trời đất, (chính đại nhi thiên địa chi tình khả kiến hĩ). Chúng ta để ý: quẻ Phục mới có một nét dương hiện ở dưới cùng, cho nên bảo chỉ thấy cái lòng của trời đất (kiến thiên địa chi tâm), quẻ Đại tráng này, dương đã lớn, được 4 nét rồi, thì thấy được cái tình của trời đất.

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Tráng vu chỉ, chinh hung, hữu phu.

Tượng: Trốn sau cùng, như cái đuôi, nguy đấy, đừng làm gì cả.

Lời giảng: Hào này ở dưới cùng, dương cương, cho nên ví với ngón chân, ở địa vị thấp mà hăng hái muốn tiến, sẽ vấp, xấu.

Hào 2: Trinh cát.

Tượng: Có đức chính ,tốt.

Lời giảng: Hào này dương cương, ở vị nhu, tuy không đắc chính, nhưng đắc trung, mà trung thì không bao giờ bất chính, vậy cũng là tốt.

Hào 3: Tiểu nhân dụng tráng, quân tử dụng võng.

Trinh lệ, đề dương xúc phiên, luy kì giác.

Tượng: Tiểu nhân dùng sức mạnh, quân tử không; dù giữ điều chính cũng nguy, như con cừu đực húc vào cái dậu, bị thương cái sừng.

Lời giảng: Hào này dương cương, ở vào vị dương (lẻ) trong quẻ Đại tráng, lại ở cuối nội quái Càn, thế là cực kì hung mạnh, dù giữ được chính đáng cũng nguy; quân tử biết vậy mà không hành động, chỉ tiểu nhân mới hung hăng như con cừu đực, húc vào cái dậu.

Bốn chữ “quân tử dụng võng”, Chu Hi, J. Legge,R. Wilhelm đều giảng như vậy. Duy Phan Bội Châu bảo “võng” là gan liều, không sợ gì, và “quân tử dụng võng” là “quân tử hữu dũng mà vô nghĩa thì làm loạn”. Chữ at ở đây không phải là người có đức (như Chu Hi hiểu) mà là người trị dân.

Hào 4: Trinh cát, hối vong, phiên quyết bất luy, tráng vu đại dư chi phúc.

Tượng: Theo điều chính thì tốt, hối hận mất hết; dậu đã mở không khốn nữa, mạnh mẽ tiến lên, như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.

Lời giảng: Hào này dương cương, qua khỏi nội quái là Càn, mà lên ngoại quái là Chấn, là tráng thịnh đến cực điểm; nó ở trên hết các hào dương, làm lãnh tụ đám quân tử, sợ nó hăng quá mà lầm đường nên dặn kĩ: giữ điều chính thì mới tốt, khỏi ân hận.

Ở trên nó là hai hào âm, âm đã đến lúc suy, dễ đánh đổ; như cái dậu ở trước mặt hào 4 đã mở, không còn bị khốn nữa; nó có thể dắt ba hào dương ào ào tiến lên dễ dàng, cơ hội thuận lợi như ngồi cỗ xe lớn mà trục xe vững vàng.

Hào 5:  Táng dương vu dị, vô hối.

Tượng: Làm mất sự hung hăng của bầy cừu bằng cách vui vẻ dễ dại, thì sẽ không ân hận.

Lời giảng: Hào này ở vị chí tôn, nhưng vốn âm nhu, không thể áp đảo được 4 hào dương ở dưới, phải vui vẻ dễ dãi với họ thì họ sẽ hết hung hăng. Bốn hào dương đó ví như bầy dê hung hăng. Sở dĩ phải có thái độ đó vì ngôi của 5 quá cao đối với tư cách âm nhu của nó.

Hào 6: Đề dương xúc phiên, bất năng thoái, bất năng toại, vô du lợi, gian tắc cát.

Tượng: Cừu đực húc vào dậu, mắc kẹt, lui không được, tiến cho toại ý cũng không được, không có lợi gì cả; chịu khó nhọc thì tốt.

Lời giảng: Hào này ở trên cùng quẻ Đại tráng là hết thời lớn mạnh, mà cũng ở trên cùng ngoại quái Chấn, là rất ham động mà bất lực (âm nhu); như con cừu đực hung hăng húc vào dậu, mắc kẹt, lui không được, tiến lên cho toại ý cũng không được, không lợi ở chỗ nào cả. Nếu bỏ tính hung hăng húc quàng đi mà chịu khó nhọc thì tốt.

Quẻ này là thời âm suy, dương lớn mạnh lên, đáng lẽ tốt; mà sáu hào không có hào nào thật tốt, chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.

Xem thêm:

  1. Quẻ lôi phong hằng
  2. Quẻ trạch sơn hàm
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 41: Sơn Trạch Tổn

Quẻ 41: Sơn Trạch Tổn

*Quẻ Sơn Trạch Tổn: Quẻ hung. Tổn có nghĩa là giảm, hao tổn, tổn nội ích ngoại nên nó có hình tượng là “xe đẩy rơi chốt”. Quẻ có điềm uống công phí sức khuyên người phải biết tùy thời; nếu cương quá thì bớt cương đi nếu nhu quá thì bớt nhu đi, nếu vơi quá thì nên làm cho bớt vơi đi, nếu văn sức quá thì bớt đi mà thêm phần chất phác vào. Tóm lại phải tùy thời; hễ quá thì giảm đi cho được vừa phải.

Quẻ 15: Địa Sơn Khiêm

Quẻ 15: Địa Sơn Khiêm

*Quẻ Địa Sơn Khiêm: Quẻ cát. Khiêm có nghĩa là khiêm tốn, nhún nhường, nhã nhặn. Quẻ Khiêm chỉ thời vận tiến tới chỗ bình ổn vô sự, điều chỉnh chỗ thái quá, sự vật tiến tới chỗ cân bằng hơn. Khuyên người ta tiến tới đức khiêm, biết cân bằng, biết nhún nhường, biết điểm dừng để không bị thái quá thì mọi việc tất sẽ hanh thông.

Quẻ 19: Địa Trạch Lâm

Quẻ 19: Địa Trạch Lâm

*Quẻ Địa Trạch Lâm: Quẻ cát. Lâm có nghĩa là lớn, là việc đang tới dần. Quẻ chỉ thời cơ tốt đang đến cần phải tranh thủ, không bỏ lỡ thời cơ. Tuy nhiên thời cơ vận may gắn liền với khả năng giúp đỡ và đồng tâm cùng mọi người.