Quẻ 31: Trạch Sơn Hàm

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 21 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Trạch Sơn Hàm: Quẻ cát. Hàm có nghĩa là cảm, cảm thông, giao cảm. Quẻ chỉ thời vận có lợi cho giới trẻ. Con người dễ thông cảm với nhau, mọi việc tiến hành thuận lợi. Là thời cơ ốt cho việc hoàn thành sự nghiệp, có nhiều cơ may trong cuộc sống. Khuyên người đối xử với người xuất phát từ cái tâm, không nên khởi nguồn từ cái lợi của mình.

*Quẻ Trạch Sơn Hàm: Quẻ cát. Hàm có nghĩa là cảm, cảm thông, giao cảm. Quẻ chỉ thời vận có lợi cho giới trẻ. Con người dễ thông cảm với nhau, mọi việc tiến hành thuận lợi. Là thời cơ ốt cho việc hoàn thành sự nghiệp, có nhiều cơ may trong cuộc sống. Khuyên người đối xử với người xuất phát từ cái tâm, không nên khởi nguồn từ cái lợi của mình.

Ý nghĩa tượng quẻ: ” Manh nha xuất thổ” —> Thời vận đã đến

Giải nghĩa quẻ trạch sơn hàm

Quẻ trạch sơn hàm

Nội quái Cấn, ngoại quái Đoài

*Ý nghĩa:  Cảm dã. Thụ cảm. Cảm xúc, thọ nhận, cảm ứng, nghĩ đến, nghe thấy, xúc động. Nam nữ giao cảm chi tượng: tượng nam nữ có tình ý, tình yêu.

*Kiến giải: Kinh thượng bắt đầu bằng hai quẻ Càn Khôn: trời, đất. Có trời đất rồi mới có vạn vật, có vạn vật rồi mới có nam, nữ; có nam nữ rồi mới thành vợ chồng, có cha con, vua tôi, trên dưới, lễ nghĩa.

Cho nên đầu kinh thượng là Càn, Khôn, nói về vũ trụ; đầu kinh hạ là Hàm, Hằng, nói về nhân sự. Hàm là trai gái cảm nhau. Hằng là vợ chồng ăn ở với nhau được lâu dài.

*Thoán từ: Hàm: Hanh, lợi trinh, thú nữ cát.

*Dịch: Giao cảm thì hanh thông, giữ đạo chính thì lợi, lấy con gái thì tốt.

*Giảng: Đoài là thiếu nữ ở trên, Cấn là thiếu nam ở dưới (1). Cảm nhau thân thiết không gì bằng thiếu nam, thiếu nữ. Cảm nhau thì tất hanh thông.

Thiếu nữ ở trên, thiếu nam phải hạ mình xuống cạnh thiếu nữ; hồi mới gặp nhau thì phải vậy; chứ nếu thiếu nữ cầu cạnh thiếu nam thì là bất chính, không tốt. Cho nên thoán từ bảo phải giữ đạo chính mới có lợi. Hai bên giữ đạo chính cả thì cưới vợ chắc tốt lành.

Hàm 咸 khác cảm 感 ở điểm: Cảm có chữ Tâm 心 là lòng, hàm thì không. Hàm là tự nhiên hai bên tương hợp, rồi cảm nhau, không có tư ý, không vì một lẽ nào khác, phải hư tâm (trống rỗng trong lòng).

*Đại tượng truyện: “Dĩ hư tâm thụ nhân”. Như trên núi có chỗ trũng xuống (hư) để nước đọng lại mà thành cái chằm.

Hư tâm thì lòng được tĩnh, như cái núi (nội quái là Cấn), mà vui như tính của cái chằm (ngoại quái là Đoài) (chỉ nhi duyệt; lời Thoán truyện); muốn giữ được lòng tĩnh thì phải “khắc kỉ phục lễ” tự chủ được mình mà giữ lễ.

Tóm lại, Thoán từ cho rằng trai gái cảm nhau phải chân thành, tự nhiên, vì nết, vì tài thì mới tốt; mà khi cảm nhau rồi phải tự chủ, giữ lễ, đừng để đến nỗi hóa ra bất chánh.

Coi đạo âm dương giao cảm mà sinh hóa vạn vật, thánh nhân chí thành mà cảm được thiên hạ, thì thấy được chân tình của thiên địa, vạn vật. Đạo cảm nhau quả là quan trọng.

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Hàm kì mẫu.

Tượng: Như cảm ngón chân cái.

Lời giảng: Hào từ lấy thân người làm thí dụ. Hào 1 ở dưới cùng. Nó ứng với hào 4, thấp mà cảm với trên cao, sức cảm còn nhỏ, chưa động được lòng người, mới hơi động được ngón chân thôi. Không khen cũng không chê.

Hào 2: Hàm kì phì, hung; cư cát.

Tượng: Cảm được bắp chân, xấu; ở yên thì tốt.

Lời giảng: Hào 2, cao hơn một chút, ví như bắp chân. Nó ứng với hào 5, nhưng nó là âm, phận gái, mà còn ở dưới thấp, nếu nóng lòng cầu thân với 5 thì xấu. Nó nên giữ nết trung chính (vì là hào 2 đắc trung, đắc chính) của nó thì mới tốt, như vậy mới hợp đạo lý.

Thoán truyện bảo: Quẻ Hàm này, hễ tĩnh thì tốt; cho nên hào 2 này khuyên không nên động.

Hào 3: Hàm kì cổ, chấp kì tùy, vãng lận.

Tượng: Cảm được tới đùi, chỉ muốn theo người, cứ như vậy mà tíến thì xấu.

Lời giảng: Hào này ở trên cùng nội quái, nên ví với bắp đùi. Nó là dương cương, ham tiến, muốn theo hào 4 cũng dương cương ở trên nó; trong thời Hàm, nên tĩnh mà nó động, lại động theo người nữa, đáng chê.

Hào 4: Trinh cát hối vong; đồng đồng vãng lai, bằng tòng nhĩ tư.

Tượng: Hễ chính đáng thì tốt, mà mất hết những điều đáng ăn năn. Nhược bằng nếu lăng xăng tính toán có qua có lại với nhau thì những người qua lại với anh chỉ là những người anh nghĩ tới mà thôi (ý nói: số bạn không đông, đoàn thể không lớn).

Lời giảng: Hào này đã lên ngoại quái, dương cương, lại ở quẻ đoài (vui vẻ), tức là có tình hoà duyệt, nặng về cảm tính, cho nên ví với trái tim (tấm lòng). Tình cảm phải chính đáng, chí công vô tư, như vậy mới tốt, không phải ăn năn. Nếu có óc tính toán, tốt với người để mong người tốt lại với mình, có đi có lại thì số bạn không được đông.

Theo Hệ từ truyện, Chương V, Khổng tử giảng hào này rất kỷ, chúng tôi trích ra đoạn dưới đây:

“Đạo lý trong thiên hạ, cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt, vì thiên hạ đường đi tuy khác nhau mà qui kết thì ý như nhau: tính toán trăm lối mà cuối cùng chỉ tóm vào một lẽ (lẽ đó là có cảm thì có ứng, ứng lại gây ra cảm) cần gì phải ngẫm nghĩ bằng ý riêng, tính toán bằng mẹo vặt…”

Hào 5:  Cảm kì mỗi, vô hối.

Tượng: Cảm tới bắp thịt ở trên lưng, không hối hận.

Lời giảng: Bắp thịt ở trên lưng, cao hơn tim (hay lòng) mà trái với tim, không cảm được vật. Không cảm được vật mà cũng không có tư tâm, tư ý, nên cũng không có gì hối hận. Có lẽ vì hào 5 này dương cương, ở vị rất cao, trung, chính, cách biệt dân chúng quá, cho nên Chu Hi bảo là “không cảm được vật” chăng ?

Hào 6: Hàm kì phụ, giáp, thiệt.

Tượng: Cảm người bằng mép, má, lưỡi.

Lời giảng: Hào này ở trên cùng Hàm, nên ví với mép, má, lưỡi. Nó là âm nhu ở trong ngoại quái Đoài (vui vẻ), ham cảm người ta bằng miệng lưỡi, không thành thực. Chẳng cần nói cũng biết là đáng chê rồi.

Đạo cảm người phải chí thành, tự nhiên, không dùng trí tính toán, nhưng cũng không nên có tư ý, tư tâm.

Xem thêm: 

  1. Quẻ thuần khảm
  2. Quẻ trạch phong đại quá
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 47: Trạch Thủy Khốn

Quẻ 47: Trạch Thủy Khốn

*Quẻ Trạch Thủy Khốn: Quẻ hung. Khốn có nghĩa là khốn đốn, không thể thoát ra khỏi cảnh bị sa lầy. Vì vậy, nó có hình tượng bẫy chim đặt thang như lại rút cọc. Tượng quẻ chỉ thời thế đang khốn khó khuyên người đành phải chờ thời, giữ đức trung, chính, lòng chí thành mới qua được cơn khốn.

Quẻ 52: Thuần Cấn

Quẻ 52: Thuần Cấn

*Quẻ Thuần Cấn: Quẻ hung. Cấn có nghĩa là ngăn, dừng lại, ngăn chặn không cho tiến, ví thể có hình tượng “anh lùn hái táo”. Quẻ khuyên người chỉ nên ngừng ở chỗ làm trọn bổn phận của mình và đừng trật ra ngoài bổn phận của mình (bất xuất kỳ vị) thì tốt.

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

*Quẻ Phong Lôi Ích: Quẻ cát. Ích có nghĩa là tăng lợi ích, có ích không tổn hao, vì vậy có hình tượng “cây khô nở hoa”. Khuyên người làm cho thân mình được yên ổn rồi sau mới hành động; lòng mình được bình dị rồi sau mới thuyết phục người khác; làm cho giao tình được bền rồi sau mới yêu cầu mà khỏi bị từ chối.