Sự Tích Bà Chúa Năm Phương Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 52 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Bà Chúa Năm Phương là vị Chúa Bà vô cùng linh thiêng và được nhân dân tôn thờ. Bà vốn là một tiên nữ ở trên thiên đình, sau giáng trần trở thành một nữ tướng anh hùng lừng danh dưới avề chiêm bái, dâng hương cầu lộc, cầu tài nơi cửa Chúa Bà.

Sự Tích Bà Chúa Năm Phương Và Đền Thờ

Chúa bà năm phương

Sự tích về Chúa Năm Phương

“Ngũ Phương Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa

Sắc phong hộ quốc trang huy Thượng Đẳng Thần”

Bà Chúa Năm Phương hay còn có tên gọi khác là Vũ Quận Bạch Hoa Công Chúa và Đức Vũ Quận Quyến Hoa Công Chúa. Bà đã được vua phong ban là Hộ Quốc Trang Huy Thượng Đẳng Thần (hàng vị thần cao nhất) nhằm tưởng nhớ công lao to lớn của Bà đối với nhân dân và đất nước. Bà là người đã có công lớn trong việc giúp vua Ngô Quyền quản lý kho quân nhu, lương thực tiếp sức mạnh cho quân đội làm nên chiến thắng Bạch Đằng lừng lẫy sử Việt, kết thúc 1000 năm Bắc thuộc.

Truyền thuyết kể rằng, trước đây Bà vốn là một tiên nữ trên Thiên Đình, sau khi hạ thế Bà đã giáng vào nhà họ Vũ ở Cấm Giang, đất Gia Tiên (Hải Phòng ngày nay). Khi lớn lên, Bà trở thành một nữ tướng tài giỏi dưới quyền Ngô Vương. Vua tin tưởng, bà được giao quản lý toàn bộ quân lương, quân nhu tại bản doanh Gia Viên nằm tại Làng Cấm, chính là phố Cấm ngày nay. Bà lo toan mọi việc đều hết sức chu toàn, đầy đủ, đảm bảo cho toàn bộ nghĩa quân có đủ sức đánh giặc. Khẩu hiệu của bà là “Thực túc binh cường” tức ăn no thì quân binh mới mạnh, mới có đánh thắng giặc. Do đó, nhờ sự chỉ huy binh lược tài ba của đức Ngô Vương, cùng sự chuẩn bị chu đáo về lương thảo và lòng quyết tâm cao của các tướng sĩ đã làm nên chiến thắng lịch sử vang lừng tại sông Bạch Đằng, lưu truyền đến muôn đời sau.

Bà Chúa Năm Phương hóa thác vào ngày 16 tháng 6 âm lịch khoảng năm 939 – 944. Khi đã hồi tiên về trời, Chúa Bà được giao quyền bính cai quản năm phương trời đất, bản cảnh bản xứ ngũ phương nên dân chúng đã tôn xưng Bà là Chúa Quận Năm Phương hay Chúa Năm Phương.

Cũng có nhiều câu chuyện lưu truyền kể về sự hiển linh tại trần thế của Bà. Một trong số đó là câu chuyện Chúa Bà hiển linh ngự khắp năm phương, cứ vào đúng canh ba giờ Tí thì Chúa Bà hiện hình thành người mĩ nữ gọi xe đi rong chơi. Rồi khi về đến “Cây Đa 13 gốc” thì Bà trả tiền cho phu xe rồi biến đi mất. Hay cũng có một câu chuyện khác kể rằng là vào thời Pháp thuộc có một me Tây bị Chúa Bà hành cho chí rận, khắp người ngứa ngáy phải đến kêu xin, xám hối Chúa thì mới được khỏi. Để cảm tạ ơn Chúa, me Tây đó đã lập đền thờ trang nghiêm và quanh năm đến cúng lễ. Và đó chính là đền Vườn Hoa Chéo nằm tại đường Trần Hưng Đạo, thuộc thành phố Hải Phòng hiện nay.

Xem thêm: Sự tích Chúa bà cà Phê

Đền thờ Chúa Năm Phương

Bà Chúa Năm Phương anh linh lừng lẫy muôn nơi, để biết ơn và tưởng nhớ nên nhân dân đã lập đền thờ chúa bà tại rất nhiều nơi. Nhưng ngôi đền linh thiêng nổi tiếng nhất thờ Chúa Bà là năm ngôi đền nằm ở vùng đất Hải Phòng. Không những thế, nhưng ngôi đền này còn nằm rất gần nhau, đó là :Chùa Cấm, Đình Cấm đền Tiên Nga, Vườn Hoa Chéo, Cây Đa 13 Gốc. Con hương đi lễ Chúa Bà nhất tâm đều có thể đi chiêm bái hết cả 5 đền này. Nếu không, tùy tâm linh ứng, bản thân cảm thấy đền nào linh thiêng thì có thể đến sắm lễ tới ngôi đền đó. Tại các ngôi đền này, nghi thức lễ vật dâng và văn khấn gần như giống nhau.

Chùa Cấm thờ Chúa Bà Năm Phương

Chùa Cấm là một trong năm nơi nổi tiếng thờ Chúa Năm Phương nằm tại vùng đất Hải Phòng.  Chùa có tên tự là Cấm Giang Bản Cảnh Linh Từ hay Nguyệt Quang Tự, bên trong có hẳn một cung cấm bề thế uy nghiêm đặt tượng thờ Chúa Bà Năm Phương.

Chùa Cấm có địa chỉ nằm tại Phố Cấm, ngõ Cô Ba Chìa.

Đền Tiên Nga thờ Chúa Năm Phương

Đền Tiên Nga là một công trình văn hóa tâm linh vô cùng đồ sộ và uy nghiêm tại làng cổ Gia Viên hay Làng Cấm xưa kia. Nơi đây do mới được đầu tư và tu sửa nên quang cảnh của đền trông khá khang trang. Cổng vào đền được xây dựng làm thành cổng tam quan vô cùng uy nghiêm, bề thế. Tại đây, nhân dân có phối thờ Mẫu Liễu Hạnh Công Chúa và Đức Thánh Trần Hưng Đạo và một số vị thánh thần khác thuộc bản xã phúc thần theo tín ngưỡng dân gian. Các vị thánh thần được thờ này đã có công ơn linh ứng và phù trợ nhân dân vượt qua các hoạn nạn, khó khăn.

Vào tháng 2 năm 2007, đền đã vinh dự được UBND thành phố Hải Phòng ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa.

Đền hiện có địa chỉ nằm tại số 53 đường Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

Đền Tiên Nga có vị trí nằm ngay gần cạnh Chùa Cấm đã nói ở phần trên. Nếu muốn đi tới Chùa Cấm thì bạn sẽ đi qua ngôi đền này trước, bởi nó nằm ở ngay đường Lê Lợi nơi cắt qua Phố Cấm.

Đền “Cây Đa 13 Gốc” thờ Chúa Năm Phương

Sự Tích Bà Chúa Năm Phương Và Đền Thờ

Đền chúa bà năm phương cây đa 13 gốc

Đây là một ngôi đền nhỏ thờ Chúa Bà nổi tiếng với truyền thuyết Chúa cùng 2 cô hầu cận đi xe kéo dạo chơi lúc nửa đêm dạo quanh đất Hải Phòng và dừng nơi cây đa 13 gốc. Giống như tên của đền, đền có một cây đa to lớn cao tầm khoảng 10m với 13 gốc ước tính đã trên trăm tuổi. Cây có tới 30 chiếc cành to nhỏ, nằm trải rộng ngang trên một diện tích đất lớn tới 40m. Nơi đây không chỉ là đền thiêng thờ Chúa Năm Phương mà còn là một cảnh đẹp độc đáo, hiếm có của thiên nhiên vô cùng thu hút khách du lịch tới chiêm ngưỡng.

Đền nằm có địa chỉ tại cống Kiều Sơn, phường Đằng Giang, Hải An, Hải Phòng.

Đền “Vườn Hoa Chéo”

Đây là ngôi đền đã được xây dựng bởi me Tây, người đã được nhân dân kể lại là đã bị Chúa Bà hành cho chí rận, ngứa ngáy khắp người và phải khấn xin Chúa tha cho. Để cảm tạ ơn Chúa, me đã xây ngôi đền thờ này và thành tâm cúng thờ quanh năm. Rất nhiều nhân dân bản địa tại đây cũng thường xuyên tới thắp hương cúng lễ. Tuy nhiên, do trải qua chiến tranh tàn phá mà ngôi đền gần như bị hư hoại hoàn toàn, chỉ còn lại một vài dấu tích nhỏ nhưng vẫn được nhân dân coi là ngôi đền thiêng. Tới tuần tiết lễ hàng tháng, người dân vẫn nườm nượp đổ về đây thắp hương và dâng lễ.

Đình Cấm

Đình Cấm hay còn được gọi là Đình Gia Viên, nằm ngay bên cạnh Chùa Cấm. Đình là nơi thờ vua Ngô Quyền cùng Đức Đông Đại Vương, Nam Hải Địa Vương và Công chúa Vũ Quận Quyến Hoa hay còn gọi là Bà Chúa Năm Phương. Ngôi đình có phong cách kiến trúc đơn giản nhưng được xây dựng từ hơn 100 năm trước. Nơi đây chứa đựng những giá trị tinh thần về văn hóa và tín ngưỡng vô cùng sâu sắc, đặc biệt đối với người dân Hải Phòng.

Kinh nghiệm khi đi lễ Chúa Năm Phương

Hầu giá Chúa Năm Phương

Điểm đặc biệt khi hầu giá Chúa Năm Phương là Bà chỉ được hầu tại một số vùng, chủ yếu là tại vùng đất Hải Phòng, bởi đây là quê nhà của Chúa Bà khi xưa. Trong các dịp đại lễ lập đàn mở phủ, người ta thường dâng một tòa đàn gọi là Đàn Chúa Bà (gồm hình Chúa Quận Năm Phương, hai cô hầu cận hoặc có thể là mười hai cô mặc trang phục trắng cùng nón hài cườm, một cỗ xe ngựa hay thường gọi là Xe Chúa Bà) và thỉnh mời Chúa Năm Phương về chứng đàn. Khi Chúa Bà về ngự thường vận áo trắng hoặc cũng có khi chỉ choàng chiếc khăn phủ điện, Bà làm lễ khai cuông rồi cầm tiền tung lên ban Công Đồng trong bản đền bản điện để khai quang chứng đền, chứng điện, chứng đàn, chứng phủ. Ở một số nơi khác, hầu Chúa Bà còn có cả múa quạt và múa mồi.

Chúa Năm Phương thường về ngự đồng trước Chầu Năm Suối Lân hoặc cũng có một số người hầu Chúa Bà sau Tam Vị Chúa Mường.

Dâng lễ Chúa Năm Phương

Hàng năm khách hành hương thường về nơi đây, sắm đầy đủ hương hoa lễ vật thành tâm khấn vái Chúa Bà. Nếu khách hành hương muốn xin Chúa Bà ban tài phát lộc thì nên cẩn thận sắm một mâm lễ đầy đủ bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả với nhiều loại quả, một đĩa trầu cau, giấy tiền, thẻ hương, chai rượu.

Sau khi dâng những thức lễ này lên trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi xin hạ lễ. Riêng cánh sớ và tiền vàng thì bạn đem đi hóa ngay tại nơi hóa sớ của đền.

Xem thêm: Sự Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Bản văn chầu Chúa Năm Phương

Bản 1:

Năm phương năm miếu rõ ràng

Ngũ phương bản cảnh quyền hành tối linh

Đền thờ cảnh trí hữu tình

Có cây cổ thụ có hoa nghìn cành

Đền Chúa bà am thanh cảnh vắng

Thú hữu tình cảnh vật tốt sao

Đôi bên long hổ chầy vào

Có cây cổ thụ xanh xao rườm rà

Cứ vào đúng canh ba giờ tý

Hiện ra người mỹ nữ cung nương

Quả nón dâu áo thắm hạt cườm

Rong chơi khắp hết năm phương lại về

Gọi xe phu trả cho tiền giấy

Biết chúa bà tay lạy miệng van

Chúa thương những kẻ cơ hàn

Cứu người thoát ách lầm than đọa đầy

Có phen ngự giáng nơi bản cảnh

Sai cô hầu cần mẫn vào ra

Trần gian báng nhạo điêu ngoa

Sai cô tì nữ thu giam hồn về

Đêm nằm mơ những ma cùng quỷ

Chúa làm cho liệt vị chân tay

Phải đi thỉnh thánh mời thầy

Xem ra mới biết về tay chúa bà

Sắm nhang hoa dâng lên cung tiễn

Tấu sớ văn tách bạch từng câu

Dâng văn đàn hát nguyện cầu

Sở nguyện như ý chúng con ơn nhờ

Biết chúa ra thành tâm chúa độ

Còn hay là báng bổ cửa thiêng

Chúa cho trăm trứng ngàn phiền

Trăm sinh ngàn bệnh liên miên tháng ngày

Biết chúa bà từ nay thành kính

Chúa chấm đồng nhận lính các nơi

Nhất tâm tin tưởng phật trời

Dâng văn thỉnh tới cảnh trời năm phương.

Bản 2:

Dâng văn Bản Cảnh Chúa bà

Ngũ Phương Thánh Chúa ngự tòa tiên cung

Thanh tân cốt cách hình dung

Danh thơm Tiên Chúa khắp vùng ai đang

Tiếng đồn trong Bắc ngoài Nam

Ngũ phương thập hướng mọi đàng thiếu đâu

Đông Phương giá ngự điện lầu

Xem trong bốn bể cứu cầu chúng sinh

Tây Phương hiển hách anh linh

Tày, Dao, Mán, Thái hiện hình bách nhân

Nam phương xa giá long vân

Thủ Thiêm, Bến Nghé xa gần đều qua

Bắc Phương chốn đó sơn hà

Tỉnh Tuyên, xứ Lạng, Thác Bà thảnh thơi

Trung phương lễ bái kiều mời

Thỉnh lai Tiên Chúa giáng nơi Hải Phòng

Thung dung phủ tía lầu hồng

Cây Đa chính ngự nhiều tầng thấp cao

Miếu thờ như thể động đào

Mười ba cội gốc vươn cao lá cành

Xem trong tỉnh ấy Hải Thành

Nơi nào dám sánh dám so miếu này

Miếu thờ lịch sự ai tày

Cửa thiêng Tiên Chúa hàng ngày khách qua

Lúc thì giá ngự Tiên Nga

Cấm Giang cổ địa chính đà dấu xưa

Nhang thơm thoảng ngát xa đưa

Nơi vườn hoa chéo khi xưa vẫn còn

Chúa chơi phủ tía lầu son

Đền Nghè linh ứng tiếng đồn nơi nơi

Tam Kì Chúa ngự thảnh thơi

Tiên La thắng cảnh là nơi đi về

Đông Cuông điện ấy đề huề

Ngũ Phương bản cảnh giáng về ngự vui

Chúa Bà giá ngự chính ngôi

Thanh đồng đệ tử các nơi xa gần

Độ cho trọn vẹn mười phần

Phần tươi, phần tốt, phần gần, phần xa

Dâng lên chính cửa Chúa Bà

Nón dâu, áo bạch, quạt ngà hoa tiên

Thành tâm thỉnh trước án tiền

Nguyện xin Tiên Chúa ngự lên điện tòa

Chúa về Chúa mới phán ra:

“Độ cho các ghế mặn mà thanh tao

Độ cho giáng vẻ hồng hào

Tứ thời bát tiết người nào cũng xinh

Trăng thanh vẻ nguyệt in hình

Thỉnh mời Chúa Quận anh linh giáng đàn

Chúa về nhận lễ chứng đàn

Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Thánh Tích Ông Hoàng Tám Bát Nùng

Thánh Tích Ông Hoàng Tám Bát Nùng

Ông Hoàng Bát Nùng đứng hàng vị thứ tám trong Thập Vị Ông Hoàng Tứ Phủ Linh Thiêng. Tại vùng Cao Bằng, người ta đang thờ phụng Ông Hoàng tám bát Nùng vì được cho là hiện thân của Ông Hoàng Bát. Ông Hoàng Bát Nùng là vị anh hùng người dân tộc Tày Nùng, Ông đã có công đuổi đánh giặc Tống bảo vệ nhân dân ta.

Thánh Tích Quan Hoàng Mười Nghệ An

Thánh Tích Quan Hoàng Mười Nghệ An

Cứ tới ngày 10/10 Âm Lịch hằng năm, du khách thập phương lại tấp nập hành hương về chiêm bái cửa đền Ông Hoàng Mười. Với mong cầu được Ông phù hộ cầu tài lộc và cầu cho con em được đỗ đạt thành tài để làm rạng danh tổ tông.

Chầu Tám Bát Nàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu Tám Bát Nàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu tám Bát Nàn là một trong những vị Chầu Bà Tứ Phủ nổi tiếng linh thiêng, phù hộ độ trì, ban phước lành cho dân chúng. Bà được mệnh danh là Đại Tướng Đông Nhung – một vị nữ tướng tài ba, anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ thứ 1 (40-43). Trong tứ phủ chầu bà có hai Nữ tướng đó là chầu tám bát nàn và Chầu mười đồng mỏ – Lạng Sơn