Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 29 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Ông Hoàng Bơ (Quan Hoàng Bơ) Thoải Phủ là một trong Thập Vị Ông Hoàng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Việt Nam. Cứ vào ngày 26/06 âm lịch hằng năm, các con hương từ thập phương lại nô nức về chiêm bái cửa đền thờ vị thánh Hoàng Bơ để cầu tài lộc, bình an.

Ông Hoàng Bơ (Quan Hoàng Bơ) Thoải Phủ là một trong Thập Vị Ông Hoàng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ Việt Nam. Cứ vào ngày 26/06 âm lịch hằng năm, các con hương từ thập phương lại nô nức về chiêm bái cửa đền thờ vị thánh Hoàng Bơ để cầu tài lộc, bình an.

Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Quan Hoàng Bơ Thoải Phủ

Sự tích về Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ

Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ là con trai của đức vua Long Vương Bát Hải Động Đình nên còn được gọi là Ông Bơ Thoải. Ông thường trông coi Đền Vàng Thủy Phủ dưới Thoải Cung. Nhân dân lưu truyền rằng, ông thường hiện lên thành vị Hoàng Tử có dung mạo hơn người, cưỡi cá chép vàng biến hiện  xuất thần trên mặt nước. Khi thanh nhàn, ông cũng hiện lên đi ngao du thiên hạ, cùng các bạn tiên uống rượu, đánh cờ,… hưởng thử các thú vui của bậc cao nhân.

Theo sự tích truyền lại, ông là người em thân cận của Quan Lớn Đệ Tam. Mỗi khi rảnh rỗi, ông thường rong chơi khắp chốn trên chiếc thuyền rồng. Khi thấy cảnh dân chúng nghèo khổ lầm than, ông đã nhận lệnh Vua Cha lên làm khâm sai cõi phàm trần, mở hội Phúc Duyên, giáng phúc cho dân buôn bán làm ăn, buôn bán thuận buồm xuôi gió, người có học đỗ đạt thành tài, xã hội bình yên ấm no.

Có nhiều dị bản về sự tích ông Hoàng Bơ, một trong số đó kể rằng, ông là thái tử con của vua Nam Tống, mang húy danh là Tống Khắc Bính. Sau khi bị nhà Bắc Tống đánh bại, Ngài đã dong thuyền ra biển Đông sau đó thác hóa tại đây, di quan của Ngài trôi đến cửa Cờn tại Quỳnh Lưu, Nghệ An và được Ông Hoàng Chín lúc bấy giờ đang tu ở đó vớt lên và chôn cất. Sau khi ông Hoàng Chín quy hóa, nhân dân đã phối hương linh vị ông Hoàng Bơ, ông Hoàng Chín và Tứ Vị Vua Bà thờ tại đền. Tuy nhiên, điển tích này vẫn cần phải được xem xét do ngày nay, Trung tâm Nghiên cứu Tiềm Năng Con người xác định đền Cờn là nơi thờ ông Hoàng Chín chứ không phải là thờ ông Hoàng Bơ.

Một dị bản khác thì ghi chép rằng, Thài Bà nằm mơ thấy một người con gái mặc xiêm y trắng, tay ôm một bé trai tuấn tú, kháu khỉnh đến. Vì cảm tạ tấm lòng từ bi công đức của Bà, nên người con gái ý sẽ cho Hoàng tử Long cung đầu thai làm con để báo hiếu và lập công cho đất nước. Quả đúng như vậy, sau đó Thái Bà đã sinh hạ ra một bé trai khôi ngô lém lỉnh, mắt sáng tinh anh, đặt tên là Trần Minh Đức. Giống như lời chiêm bao khi xưa, bé trai tám tháng đã biết nói, chín tháng biết đi, năm tuổi đã đọc thông thạo sách vở.

Năm hai hai tuổi, Trần Minh Đức đã ngày đêm nghiên cứu Phật Pháp tại thảo am, không màng đến hôn nhân phu phụ. Sau khi cha mẹ qui tiên, thì ông cũng đi đâu không ai hay biết, ngôi đền và thảo am cũng dần dần nhang lạnh khói tàn. Bỗng một đêm, dân làng ai ai cũng đều ngủ mơ thấy có một vị hoàng tử khôi ngô tuấn tú, đầu đội kim khôi, mình mặc áo trắng lưng giắt kiếm bạc, cưỡi trên đôi bạch xà. Ngài báo mộng rằng mình là Hoàng Tử Long Cung, giáng sinh xuống trần gian làm con của Thái Ông Thái Bà nay đã mãn kiếp phải trở về Thủy Cung. Hoàng Tử nói khi dân gặp nạn ắt sẽ đến cứu, sau này cũng sẽ âm phù cho dân chúng sống ấm no và ngài không quên dạy dân thờ phụng Thánh Mẫu Thủy Tinh cho nghiêm cẩn. Sáng dậy, ai cũng thuật lại cho nhau giấc mơ giống nhau y hệt, nên nhân dân cung kính lập thêm long ngai bài vị Minh Đức Hoàng Bơ Thoải tại đền Thánh Mẫu. Sau này, khi đê Ngự Hàm vị bỡ, dân chúng trở tay không kịp bèn lập đàn cầu đảo, Hoàng Tử Long Cung đã hóa thành ông Bạch mãng xà xuất hiện để hàn long. Sau khi đê được hàn xong thì Bạch xà cũng biến mất lúc nào không hay, dân làng đều biết là Minh Đức hoàng tử cứu giúp nên về đền lễ tạ, sau này xây một ngôi đền ngay chỗ vỡ đê để thờ Thánh Hoàng Bơ Thoải, nay thuộc huyện Đông Long, tỉnh Thái Bình.

Đền thờ Ông Hoàng Bơ Thoải

Do có nhiều truyền thuyết về Ông Hoàng Bơ Thoải nên ngoài đền Cờn, đền Hưng Long thì Đền thờ Ông Hoàng Bơ tại quần thể di tích Phong Mục cũng được biết đến là nơi thờ Ngài. Quần thể di tích này gồm có đền Mẫu, đền Quan Giám Sát, đền Cô Đôi và đền Cô Tám Đồi Chè nằm gần đền Quan Hoàng Bơ, thuộc thôn Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Đền thờ bao gồm tất cả 3 gian, gian ngoài cùng thờ Tứ Phủ Thánh Hoàng, gian giữa thờ Quan Hoàng Bơ và Quan Lớn Đệ Tam, còn gian trong cùng thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Trước cửa đền thờ ông Hoàng Bơ Thoải là tượng 2 con ngựa bạch mã và lá cờ cỡ đại.

Dâng lễ Ông Hoàng Bơ Thoải cần lưu ý điều gì

Hầu giá Ông Hoàng Bơ Thoải

Quan Hoàng Bơ là một trong bốnvị Khâm sai nhận lệnh vua Mẫu đi bắt lính chấm đồng. Khi về ngự đồng, Ngài vận áo trắng có thêu hình rồng uốn lượn thành chữ Thọ, thắt đai vàng, đầu đội khăn xếp thắt lét trắng, cài kim lệch trắng màu bạc. Khi ngự về tấu hương, Ngài khai hoang rồi một tay cầm mái chèo, một tay cầm quạt thong thả dạo chơi, cũng có khi ông cầm đôi hèo, thể hiện hình ảnh đang cưỡi ngựa đi chu du. Sau khi làm lễ khai quang xong, Ngài sẽ ngự tọa, hiến tửu, nghe thơ và ban phát tài lộc cho con nhang bên dưới.

Dâng lễ Ông Hoàng Bơ Thoải

Do là vị thánh thần phục vụ nơi Thoải Cung nên khi ngự về đồng, ông Hoàng Bơ Thoải thường vận đồ màu trắng, nên đồ lễ có màu trắng sẽ là vật lễ thành tâm nhất để chiêm bái nơi cửa đền. Vào ngày 26/06 là ngày hội của Ngài, du khách thập phương lại sắm sửa đồ lễ hành hương tới cửa đền của Ông Hoàng Bơ tại các nơi.

Bản văn chầu Ông Hoàng Bơ Thoải

Trên điện ngọc rồng bay năm sắc

Dưới Động Đình ghềnh thác nguy nga

Mênh mông một dải giang hà

Ầm ầm sóng vỗ xa xa bạc đầu

Loài thuỷ tộc đâu đâu tìm đến

Vượt vũ môn xuất hiện thần long

Biến lên mặt nước lạ lùng

Ông Hoàng Bơ Thoải chân dung khác thường

Ông Bơ Thoải đường đường dung mạo

Mặt nhường gương tiết tháo oai phong

Thanh xuân một đấng anh hùng

Toàn tài văn võ lầu thông mọi đường

Sáng tựa gương trần ai chẳng bụi

Bầu rượu tiên thơ túi xênh xang

Khăn thêu áo trắng đai vàng

Võ hài chân dận vai mang đôi hèo

Cưỡi ngựa bạch vai đeo cung tiễn

Tay kiếm vàng trước điện bước ra

Thương dân trên cõi Sa Bà

Lòng tham chìm đắm đức hoà khó lên

Trước bệ ngọc Hoàng liền tấu đối

Lên cõi trần mở hội phúc duyên

Khâm sai Hoàng kíp băng miền

Phong lôi một trận nổi lên cõi phàm

Bạn tiên nữ xếp hàng rong ruổi

Cá kình nghê thẳng lối tiễn đưa

Sai quân dưỡng trực lên bờ

Trống dong cờ mở thực là nghiêm trang

Sắp hai hàng càng vàng tán tía

Kiệu vàng son nghi vệ bát âm

Tuần vương nghỉ gót dừng chân

Hoạ thơ Lý Đỗ ca ngâm đọ cờ

Tiệc xong lại chèo đua bẻ lái

Truyền chèo về Bát Hải dong chơi

Quỳnh Côi,Phượng Dực mấy nơi

Sông Thao,sông Cả qua chơi Lục Đầu

Chơi khắp hết sông Cầu sông Mã

Truyền ba quân các ngả thi đua

Lên rừng lấy gỗ chò hoa

Đem về dâng tiến vua cha Động Đình

Ngự Bắc kinh,Thăng Long quý địa

Phủ Tây Hồ tú khí danh lam

Dừng thuyền bái yết Mẫu Vương

Mẫu ban chấp chính cầm quyền vào ra

Cho coi sóc các toà cung nội

Riêng một bầu phượng ruổi loan ca

Đông Cuông, Tuần Quán các tòa

Cây cao bóng mát rườm rà tốt tươi

Đàn cá lội rõ mười không khác

Kết thành lầu dàn dặt đêm thanh

Trăng soi đáy nước thuỷ đình

Có thoi Hoàng thoải xinh xinh khác thường

Thoi sáng ánh kim cương lấp lánh

Biết bao người mến cảnh say sưa

Trách ai vô ý không ngờ

Qua không bái yết thực là khó van

Ai biết phép gia ban tài lộc

Độ cho người văn học thông minh

Hoàng về trắc giáng điện đình

Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường.

Thơ phú trong văn ông Bơ

Bản 1

Vậy có thơ rằng

Lau lách xạc xào, gió hiu hiu thổi

Nửa một khoang thuyền,sưởi ấm hồn thơ

Tay nâng bầu rượu,ngồi tựa mạn thuyền

Bút tiên nghiên ngọc,hồn thơ lai láng

Thơ hỏi cung hằng,(sao)lúc mờ lúc sáng

Trăng nhớ thương ai,khi khuyết khi đầy

Hay trăng còn vương vấn chi đây

Rượu tiên chưa cạn ,chia tay sao đành

Khoan nhặt mái chèo,cảnh đền bỗng tới

Trăng in hồ nước,soi mái tam quan

Tiếng mõ vang vang,rũ sạch lòng phàm

Trăng treo đầu núi,vào chùa niệm phật

Nam mô A di đà phật

Như lắng tai nghe,chuông chùa thức tỉnh

Hoàng vẫy tay gọi,các thanh đồng ơi

Bản đền đây,Hoàng đã tới nơi rồi

Lúc trở ra về ,sao thưa trăng khuất

Vì mến thương hoàng,trăng ẩn nấp bên non

Thoi ông đi trở ánh trăng tròn

Lúc về trăng lặn chỉ còn bầu rượu túi thơ

Tay nâng bầu rượu,cạn tự bao giờ

Mỉm cười hoàng hẹn,mai chờ trăng lên

Bản 2

Động Đình tây hồ thu nguyệt huy

Tiêu Tương giang bắc tảo hồng phi

Túy khách mãn thuyền ca Bạch trữ

Bất tri sương lộ nhập thu y.

Mực in vách phấn đề thơ

Hồ Tây sóng nước bây giờ là đây

Gió trăng chở một thuyền đầy

Của kho vô tận, biết ngày nào vơi

Phú nói :

Thuyền nan nhè nhẹ một con chèo

Thuyền Hoàng Bơ Thoải dạo Hồ Tây

Sóng dập dờn sắc nước trời mây

Bát ngát nhẽ ghẹo người du lãm

Yên thuỷ mang mang vô hạn cảm

Ngư long tịch tịch thục đồng tâm

Rượu lưng bầu mong mỏi bạn tri âm

Xuân vắng vẻ biết cùng ai ngâm họa

Gió hây hẩy không nức mùi nhang xạ

Nhác trông lên vách phấn đã đề bài

Thơ ai, xin họa một vài

(Trích Tỳ Bà Hành)

Hát nói:

Bến Tầm Dương canh khuya đưa khách

Quạnh hơi thu lau lách đìu hiu

Người xuống ngựa khách dừng chèo

Chén quỳnh mong cạn nhớ chiều trúc ti

Say những luống ngại chi chia rẽ

Nước mênh mang đượm vẻ gương trong

Đàn ai nghe vẳng bên sông

Chủ quên trở lại khách không vội về

Lần tìm sẽ hỏi ai đàn tá

Dừng dây tơ nấn ná làm thinh

Dời thuyền ghé lại bên ghềnh

Khêu đèn thêm rượu còn dành tiệc vui

Mời mọc mãi thấy người bỡ ngỡ

Tay ôm đàn che nửa mặt hoa

Vặn đàn mấy tiếng dạo qua

Dẫu chưa nên khúc tình đà thoảng hay

Nghe não nuột mấy dây buồn bực

Dường than niềm tấm tức bấy lâu

Mày chau tay gảy khúc sầu

Dãi bày hết nỗi trước sau muôn vàn

Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt

Trước Nghê thường sau thoắt Lục yêu

Dây to dường đổ mưa rào

Nỉ non dây nhỏ khác nào chuyện riêng

Tiếng cao thấp lựa chen lần gẩy

Mâm ngọc đâu bỗng nảy hạt châu

Trong hoa oanh ríu rít nhau

Nước tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh

Nước suối lạnh dây mành ngừng đứt

Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ

Ôm sầu mang giận ngẩn ngơ

Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay

Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước

Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao

Cung đàn trọn khúc thanh tao

Tiếng buông xé lụa lụa vào bốn dây

Thuyền mấy lá đông tây lạnh ngắt

Một vầng trăng trong vắt lòng sông

Ngậm ngùi đàn bát xếp xong

Áo xiêm khép nép hầu mong giải lời

Rằng xưa vốn là người kẻ chợ

Cồn Hà Mô trước ở lân la

Học đàn từ thuở mười ba

Giáo phường đệ nhất chỉ đà chép tên

Gã thiện tài so phen từng khúc

Ả Thu Nương ghen lúc điểm tô

Ngũ Lăng chàng trẻ ganh đua

Biết bao thê thảm chuốc mua tiếng đàn

Vành lược bạc gãy tan dịp gõ

Bức quần hồng hoen ố rượu rơi

Năm năm lần lữa vui cười

Mải trăng hoa chẳng đoái hoài xuân thu

Tiếng chi đó nghe liền sớm tối

Cuốc kêu sầu vượn hót véo von

Hoa xuân nở nguyệt thu tròn

Lần lần tay chuốc chén son ngập ngừng

Há chẳng có ca rừng địch nội

Giọng líu lo buồn nỗi khó nghe

Tỳ bà nghe dạo canh khuya

Dường như tiên nhạc gần kề bên tai

Chợt tỉnh giấc gót hài xa lắc

Hội long vân dìu dặt còn đâu

Màn đêm buông xuống một màu

Mơ mơ tỉnh tỉnh thấy đâu mơ màng

Bản 3

Cách trở duyên trần dải sông ngân

Hoa theo dòng nước ,luống tần ngần

Chân trời ảm đạm,như huyễn mộng

Góc bề tờ mờ nhạt áng vân

Đêm đêm ngọc rớt trông tri kỷ

Sáng sáng châu rơi nhớ cố nhân

Thi ca xướng hoạ tô bồ liễu

Điểm xuyết giai nhân ý trọn vần

Ngồi tựa khe suối gảy cung đàn

Chạnh lòng nhớ tới bạn tri loan

Tâm thơ Đỗ Phủ hồn theo gió

Gửi khách Tương Như khúc phượng cầm

Hỡi ai tửu sớm trà chưa tỉnh

Nặng gánh gương đàn nợ nước non

Non sông ghi dấu người anh kiệt

Cờn hải long lanh lớp sóng vàng

Chín bể ai hay lòng sắt đá

Ba ngôi đâu tá tuyết chiêu dương

Noi gương kim cổ lòng man mác

Phú quý vinh hoa giấc mộng vàng

Ba chén rượu Hoàng ngồi chếnh choáng

Lấy câu thơ bạch tuyết ngâm nga

Bạn cùng người tuyết nguyệt phong hoa

Lấy tiên tửu cầm ca làm nhã thú

Hỏi còn gì ngon hơn rượu nhỉ

Quyết say cho tuý luý tang bồng

Đẹp gì bằng khi gió mát trăng trong

Hiến rượu thánh bàn cờ tiên dong dả

Khi nhàn hạ dạo chơi Xích Bích

Một con đò mặt nước mặt nước lặng như tờ

Một mái chèo hiên ngang gần Bạch Lộ

Buông chèo hoa len lỏi bến sông Tương

Nghe xa xa réo rắt giọng cung thương

Giật mình nghĩ hiên ngang thuở trước

Ngẫm sự đời cũng ví tựa phù du

Kho vô tận ngàn thu còn chưa bỏ

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Chúa Thác Bờ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Thác Bờ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Thác Bờ nổi tiếng là vị Chúa Bà linh thiêng nhất Hòa Bình. Con hương từ thập phương muốn cầu chữa bệnh tật, cúng lễ thì phải đến xin lộc Bà. Đền thờ của Chúa Bà được xây trên địa phận 2 của huyện đó là huyện Đà Bắc và Cao Phong, Hòa Bình. Nơi đây có địa thế hùng vĩ, cảnh đẹp thiên nhiên hài hòa, tươi mát, hàng năm đón hàng trăm lượt khách hành hương đến tham quan, và chiêm bái tấp nập. Có thể nói, nơi đây chính là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Hòa Bình.

Quan Lớn Tuần Tranh Là Ai? Đền Thờ Và Sự Tích

Quan Lớn Tuần Tranh Là Ai? Đền Thờ Và Sự Tích

Trong hàng Ngũ Vị Tôn Ông, cùng với Quan Lớn Đệ Tam, Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh cũng là một trong những vị quan lớn có danh tiếng hết sức lẫy lừng và Ngài được nhân dân xa gần tôn kính phụng thờ. Tuy đứng thứ năm trong hàng của Ngũ Vị Tôn Ông, Ông được thỉnh cuối cùng nhưng lại là vị Quan Ông hay ngự về đồng nhất (bất cứ ai hầu Tứ Phủ, bất cứ dịp tiệc, đàn lễ nào đều phải thỉnh Quan Tuần Tranh về ngự).

Quan Giám Sát Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Quan Giám Sát Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Quan Lớn Đệ Nhị giám sát ( quan giám sát) là một trong những vị Quan Ông linh thiêng, anh linh Tứ Phủ. Ngài là một trong 10 vị tôn quan thuộc Hội Đồng Quan Lớn, có công giúp Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm và được nhân dân vô cùng biết ơn, phụng thờ tại rất nhiều ngôi đền trên cả nước.