Bà Chúa Cà Phê Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 88 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Bà Chúa Cà Phê là một trong những vị Chúa Bói vô cùng linh thiêng. Tương truyền rằng Bà là người dân tộc Nùng, được Trời Phật phái xuống trần gian để cứu độ giúp dân chúng. Khách hành hương muốn cầu tài, cầu lộc Chúa Bà thì thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật dâng cửa Chúa Bà tại đền thờ chúa nơi rừng non cao Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Bà Chúa Cà Phê là một trong những vị Chúa Bói vô cùng linh thiêng. Tương truyền rằng Bà là người dân tộc Nùng, được Trời Phật phái xuống trần gian để cứu độ giúp dân chúng. Khách hành hương muốn cầu tài, cầu lộc Chúa Bà thì thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật dâng cửa Chúa Bà tại đền thờ chúa nơi rừng non cao Hữu Lũng, Lạng Sơn.

Bà Chúa Cà Phê Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Bà chúa cà phê

Sự tích về Chúa Cà Phê

Không ai rõ nguồn gốc chính xác tên gọi Bà Chúa Cà Phê xuất phát từ đâu. Tuy nhiên, trong dân gian có lưu truyền câu chuyện rằng trước đây, khi người Pháp mang cây Cà Phê sang trồng thử tại vùng đất này, cà phê thì không lên mà công nhân ở đây cũng liên tục ốm đau, bệnh tật, tai họa xảy ra liên miên. Lo sợ không biết vì sao, công nhân liền tới một miếu vô danh nằm ngay trong rừng trồng cà phê để khấn xin. Cầu sao được vậy, mọi chuyện dần trở nên tốt đẹp hơn. Thấy miếu vô cùng linh thiêng, công nhân nơi đây cùng nhau góp công, góp của tôn tạo miếu thành đền và gọi đền này là đền Cà Phê. Từ đó, nhân dân  gọi Chúa Bà được thờ trong đền là Bà Chúa Cà Phê. 

Chúa Cà Phê là Bà Chúa Bói có hóa thân là người Nùng. Tương truyền rằng, Chúa Bà là người nổi tiếng linh thiêng và có nhiều quyền phép nhất trong các vị Chúa Bói trên Thượng Ngàn. Tuy nhiên, do đời sống của Bà ẩn dật trong núi sâu, nên ít ai biết nhiều về Bà.

Về sự tích giáng thế của Chúa Cà Phê, theo bản văn hầu của Chúa Cà Phê từ thời vua Lê Thái Tổ đã có tích rằng:

“Trong tích cũ Lê triều Thái tổ

Một thôn nghèo mái đỏ trên nương

Lam chiều khói tỏa màn sương

Chim kêu vượn hót ven đường hoa chen

Ngày thiêng sổ chọn một giờ

Trời sai tiên nữ cầm cờ giáng sinh

Đêm thanh giờ tý hiện ra điện tiền

Khắp một vùng yên lặng màn đêm

Sao sa sáng tỏ ở bên thềm

Chợt nghe giáng hạ tiên nàng thánh linh”.

Theo bản văn hầu này, Chúa là tiên nữ được Trời sai giáng xuống hạ thế vào một đêm yên tĩnh tại thôn nghèo trên nương. Chúa Bà hạ xuống điện tiền làm sáng tỏ cả một vùng trời. Từ đó, Chúa ở lại trần thế, cứu độ dân lành, giải tai ương hạn ách.

Xem thêm: Sự tích chúa thác bờ

Đền thờ Chúa Cà Phê

Bà Chúa Cà Phê Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Đền bà chúa cà phê

Đền thờ Chúa Bà Cà Phê vô cùng linh thiêng và huyền bí. Ngôi đền nằm chính xác tại xã Hòa Thắng, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền Chúa nằm giữa vùng rừng vô cùng hoang vu và vắng lặng. Trước kia đường vào đền chỉ là con đường mòn nhỏ, rất khó đi thì nay con đường ấy đã được tôn tạo, mở rộng, xe ô tô cũng có thể dễ dàng đi vào.

Hàng năm, ngôi đền đón hàng trăm lượt khách hành hương đến chiêm bái Bà Chúa Cà Phê. Dịp đông nhất thường là vào ngày tiệc của Chúa Bà, đó là ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch.

Cách di chuyển đến đền Chúa Cà Phê

Để di chuyển đến đền Chúa Cà Phê, bạn có thể lựa chọn đi bằng phương tiện xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân như xe máy hoặc ô tô. Lộ trình cụ thể như sau:

Di chuyển bằng phương tiện xe khách

Nếu đi bằng phương tiện xe khách tới đền, bạn đến bến xe Mỹ Đình bắt xe đi bến xe Hữu Lũng, Lạng Sơn. Tại đây, bạn bắt xe ôm đến đền với khoảng cách là 7,4 Km. Tổng thời gian di chuyển dự kiến sẽ mất khoảng hơn 2 tiếng cho quãng đường dài 100km.

Di chuyển bằng phương tiện xe ô tô

Để thuận tiện, xe ô tô riêng vẫn là phương tiện di chuyển được ưu tiên hơn cả. Nếu đi bằng ô tô bạn sẽ phải đi một quãng đường dài khoảng 92,6 km trong vòng gần 2 tiếng. Quãng đường thuận lời nhất và nhanh nhất là tuyến cao tốc có mất phí trạm. Theo đó bạn rời khỏi Hà Nội theo đường cầu Vĩnh Tuy, rẽ phải tại Garage Xuân Trường vào đường Cổ Linh, băng qua Co Quán, rẽ trái vào dịch vụ photocopy Yến Nhi, vào Thạch Bàn, rẽ phải tại cửa hàng VLXD Hà Thành, rẽ trái tại tiệm cắt tóc Quyền Lâm vào ngõ 68 Nguyễn Văn Linh và đi tiếp tới Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang (có trạm thu phí tại đây), đi thẳng nối vào ĐCT Bắc Giang – Lạng Sơn đến ĐT 242/ ĐT 245 tại Hồ Sơn. Đi ra khỏi cao tốc theo đường ĐT 242 là có thể tới đền Chúa Cà Phê.

Nếu bạn muốn đi quãng đường không có trạm thu phí thì có thể tham khảo lộ trình cho xe máy bên dưới đây.

Di chuyển bằng xe máy

Nếu lựa chọn di chuyển bằng phương tiện xe máy, bạn có thể đi bằng lộ trình đường dài 90,3Km với tổng khoảng thời gian dự kiến 2 tiếng và không mất phí. Theo đó, bạn rời khỏi Hà Nội theo lối cầu Chương Dương – Nguyễn Văn Cừ – tại vòng xuyến đi theo lối ra thứu 2 vào Ngô Gia Tự – Cầu Đuống – Hà Huy Tập – Đặng Phúc Thông – Trần Phú – Lý Thái Tổ – rẽ phải vào Đường cao tốc Hà Nội – Bắc Giang/ Cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn – đến ĐT 242/ ĐT 245 tại Hồ Sơn. Đi ra khỏi cao tốc theo đường ĐT 242 là có thể tới đền Chúa Cà Phê.

Kinh nghiệm khi đi lễ Chúa Cà Phê

Hầu giá Chúa Cà Phê

Chúa Cà Phê là vị Chúa Bà rất ít khi về ngự đồng. Tuy nhiên, mỗi khi có đại tiệc mở đàn Chúa Bói thì người ta cũng hay thỉnh mời chúa về. Khi về ngự đồng Chúa thường hay vận áo đen hay còn gọi là áo chàm, thắt đai hoa, đeo kiềng vàng (cũng có nơi hầu chúa mặc áo xanh hoặc áo vàng). Chúa Bà về ngự đồng phán bói chỉ đường giúp dân, cứu trần gian. Thông thường khi về ngự đồng, Chúa cũng múa mồi như Chúa Nguyệt Hồ hay Chúa Lâm Thao.

Dâng lễ Chúa Cà Phê

Đền thờ chúa Cà Phê nằm giữa khu rừng Hữu Lũng vô cùng linh thiêng và huyền bí. Hàng năm khách hành hương thường về nơi đây, sắm đầy đủ hương hoa lễ vật thành tâm khấn vái Chúa Bà. Nếu khách hành hương muốn xin Chúa Bà ban tài phát lộc thì nên cẩn thận sắm một mâm lễ đầy đủ bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả với nhiều loại quả, một đĩa trầu cau, giấy tiền, thẻ hương, chai rượu.

Sau khi dâng những thức lễ này lên trên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi xin hạ lễ. Riêng cánh sớ và tiền vàng thì bạn đem đi hóa ngay tại nơi hóa sớ của đền.

Bản văn chầu Chúa Cà Phê

Ai lên tới chín tư châu thổ

Ngắm cảnh rừng bà chúa cà phê

Một vùng phong cảnh sơn khê

Trên ngàn tùng gió cuốn mây bay

Dưới điện tiền con phụng sự bà chúa Cà Phê

 

Ai lên tới chín tư châu thổ

Ngắm cảnh rừng bà chúa cà phê

Một vùng phong cảnh sơn khê

Hồn  thiêng sông núi danh tài còn ghi

Trong tích cũ Lê triều thái tổ

Một thôn nghèo mái đỏ trên nương

Lam chiều khói tỏa màn sương

 

Chim kêu vượn hót ven đường hoa chen

Ngày thiêng sổ chọn một giờ

Trời sai tiên nữ cầm cờ giáng sinh

 

Đêm thanh giờ tý hiện ra điện tiền

Khắp một vùng yên lặng màn đêm

Sao sa sáng tỏ bên thềm

 

Chợt nghe giáng hạ tiên nàng thánh linh

Dáng phong tư hoa kỳ đua thắm

Luyện phép tiên thái thượng lão quân

Tử vi xem tướng như thần

 

Bói trong gia sự mười phân vẹn mười

Đoán thần tướng thương dân chính đạo

Giải hạn tai chỉ bảo căn ro

Giận loài tàn bạo bất lương

 

Khuyên quay đầu lại tìm đường tu tâm

Mang tài cứu nước cứu dân

Chúa bà sáng tỏ trần phàm còn duyên

Loài bất lương thượng thiên an bài

 

Loài bất lương thượng thiên an bài

Giờ dần chúa ở thiên thai trở về

Khắp hang động sơn khê chúa dạo

Đức vua phong nữ đạo thần linh

Du thuyền yên thế cứu dân

 

Lập đền hương khói xa gần nhớ ơn

Tiên nhớ cảnh thủy sơn bắc địa

Giáng trần phàm cao lùng cà phê

Núi non trăng nước hương khê

 

Xá Ngự

Núi non trăng nước hương khê

Chim kêu vượn hót hạc bày dâng hoa

Môi son má phấn da ngà

Thơm thơm tóc phượng rà rà lưng ong

 

Chúa bà thơm thơm tóc phượng rà rà

Áp chàm khăn thắm đai hoa kiềng vàng

Khăn vắt ngang lưng đeo xà tích

Tai hoãn vàng vòng ngọc kim cương

Ấn phù đạo pháp cương thường

 

Ngự đồng phán bói chỉ đường trần gian

Có phen chơi cảnh bích động thanh nhàn

Ngự lầu hồng phru tía thênh thang

Suối trong nước bạc rừng vàng

 

Núi rừng trùng trùng điệp điệp thang mây

Ngắm xem phong cảnh đền đây

Thác reo uốn khúc thông cây rườm rà

Trăng soi bóng liễu la đà

 

Rừng cấm cháu và dạo bàn cờ ngự vui

Chúa bà cà phê hách danh trần phàm

Oai danh thần pháp chúa bà trừ gian

Đêm cùng ngày chúa soi xét trần gian

Nghe chúa hạ lệnh giúp dân trừ tà

Danh thơm còn mãi vang xa

Tiếng lòng thổn thức chúa bà thương dân

Công người như nước như non

 

Trọn đời giữ tấm lòng son vì đời

Ai hay lẽ sao trời vật đổi

Lánh bụi trần về cõi hư không

Đồi cao còn dấu tiên rồng

 

Ban tiên đủng đỉnh gót hồng máu ca

Ngu âm tay đàn tang tích tình tang

 

Tay đàn tang tích tình tang

Tiếng tơ tiếng trúc dịu dàng bẻ bai

Tiếng thổ tiếng mường khoan thai điểm đót

Cảnh lâm thiền vượn hót chim kêu

Mười hai cô thổ mán theo hầu

 

Muôn loài khắp chốn đâu đâu vọng cầu

Ba mươi sáu cửa động quy đầu làm tôi

Ánh đuốc kia sáng tỏ ngân hà

Đuốc soi sáng khắp gần xa

 

Soi cho đệ tử lộc tài bình an

Đệ tử con khấu đầu vọng bái

Xin chúa bà giáng phúc lưu ân

Độ cho đệ tử thiên xuân thọ trường.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Âm Binh, Giải Binh, Giải Điện Thờ Trong Tứ Phủ

Tìm Hiểu Âm Binh, Giải Binh, Giải Điện Thờ Trong Tứ Phủ

Kể từ khi mình làm việc tâm linh thì có rất nhiều trường hợp xảy ra, trong đó có nhiều việc liên quan đến âm binh và giải điện thờ âm binh.

Thần Tích Chầu Bảy Kim Giao

Thần Tích Chầu Bảy Kim Giao

Chầu Bảy Kim Giao là vị Chầu Bà đứng vị trí thứ bảy trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Chầu Bảy là một trong những vị thánh ít ngự đồng nhất trong hàng Tứ Phủ. Hiện ngài đang được thờ tại ngôi đền linh thiêng bậc nhất tỉnh Thái Nguyên là đền Kim Giao (nay là đền Mỏ Bạch). Chúng ta cùng tìm hiểu về sự tích thân thế, đền thờ và bản văn Chầu Bảy trong bài viết này.

Thần Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Thần Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là vị quan lớn đứng vị trí thứ tư trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Ngài là một vị quan khâm sai có uy quyền lớn và chỉ có một đền thờ chính Ngài tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nơi đây là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng tại vùng đất Hải Phòng.