Thần Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 45 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là vị quan lớn đứng vị trí thứ tư trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Ngài là một vị quan khâm sai có uy quyền lớn và chỉ có một đền thờ chính Ngài tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nơi đây là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng tại vùng đất Hải Phòng.
Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là vị quan lớn đứng vị trí thứ tư trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Ngài là một vị quan khâm sai có uy quyền lớn và chỉ có một đền thờ chính Ngài tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nơi đây là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng tại vùng đất Hải Phòng.
Sự tích về Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Quan Đệ Tứ là một vị Quan Ông lớn đứng hàng thứ tư trong Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ và thường được thờ tự rất phổ biến tại các đền phủ trên cả nước. Ngài được nhân dân tôn danh là Quan Đệ Tứ Khâm Sai, có quyền hành cai Tứ Phủ và Ngài được ban phong danh hiệu là Thiên Hựu Đại Vương Thượng Đẳng Thần Tối Linh.
Mọi người cho rằng, Quan Ông làm việc trên trời cạnh Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ngài là vị Quan Ông cai quản và ghi chép sổ tử cạnh Ngọc Hoàng.
Theo truyền thuyết kể lại, Ngài là người con thứ tư của Vua Cha Bát Hải Động Đình, sau Quan Lớn Đệ Tam. Quan Đệ Tứ được Vua Cha giao quyền trấn giữ vùng đồng bằng địa linh và làm khâm sai tứ phủ. Và giống như Quan Đệ Nhất, Ngài không giáng trần nên cũng không có sự tích lưu lại tại trần thế.
Đền thờ Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Đền chính thờ của Quan Lớn Đệ Tứ nằm tại Phố Đông Thái, Thị Trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng. Các du khách thập phương muốn đến cửa quan dâng lễ khấn vái có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy hoặc xe khách.
Nếu đi bằng phương tiện xe khách từ Hà Nội sẽ mất khoảng 2 tiếng để đến đền Quan Lớn Đệ Tứ, giá vé mỗi nhà xe trung bình khoảng 80 000đ. Bạn đến bến xe Giáp Bát và bắt xe khách về bến xe Vĩnh Bảo Hải Phòng. Xuống xe và đi bộ khoảng 550m là tới được đền.
Nếu đi bằng phương tiện ô tô: thời gian di chuyển dự kiến là 1h32p với quãng đường là 102km, có thu phí: từ Hà Nội bạn đi về hướng QL1A – Đường Cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Đi theo lối ra về hướng QL5/Thái Bình (Phí cầu đường) – Lái xe đến QL10/QL37 tại huyện Vĩnh Bảo – đền Quan Lớn Đệ Tứ.
Nếu đi bằng phương tiện xe máy: thời gian di chuyển dự kiến 2h6p với quãng đường là 94,9km, có thu phí: Từ Hà Nội qua Cầu Vĩnh Tuy – Rẽ phải tại Garage Xuân Trường vào Đường Cổ Linh – Rẽ trái tại Dịch Vụ Photocopy Yến Nhi vào Thạch Bàn – Rẽ phải tại Cửa Hàng Vlxd Hà Thành – Rẽ trái tại Tiệm Cắt Tóc Quyền Lâm vào Ngõ 68 Nguyễn Văn Linh – Rẽ phải tại Đại Lý Nước Mắm Thuận Hải vào Nguyễn Văn Linh/ĐCT Hà Nội – Bắc Giang – Chếch sang bên phải về hướng An Định (các biển báo dành cho TT Thành phố Hải Dương) – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 vào Nguyễn Lương Bằng/QL37 – Rẽ phải vào Đại lộ 30/10/QL37 – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 và vào Đại lộ 30/10/QL37 – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào Đại lộ 30/10/QL37 – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 3 vào Trường Chinh – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 và vào Trường Chinh – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 1 vào Lê Thanh Nghị/ĐT391 – Tại vòng xuyến, tiếp tục đi thẳng vào Yết Kiêu/ĐT391 – Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 2 – Chếch sang trái tại Quán Cơm Minh Chiến vào Lê Hồng Phong/ĐT391- Lái xe đến QL10/QL37 tại tt. Vĩnh Bảo – đền Quan Lớn Đệ Tứ.
Kiến trúc đền Quan Lớn Đệ Tứ Khâm sai
Theo thần tích để lại thì đền thờ Quan Lớn Đệ Tứ được cho rằng có từ thời vua Hùng. Nhưng ngày ấy, đền chỉ là một ngôi miếu nhỏ, đơn sơ và lát mái tranh. Sau khi Pháp xâm lược đô hộ nước ta, được lệnh của tiêu thổ kháng chiến, nhân dân ta tháo gỡ đền Ngài và mang đi sơ tán. Sau khi đất nước giải phóng đền được dựng xây lại trên nên đất cũ và dự kiến sẽ xây cùng cụm di tích đền Đồng Bằng. Do đền nằm sát bờ sông bị sạt lở và đã phải một lần di chuyển lên vùng đất cao hơn, nên đến năm 2010, vùng đất Vĩnh Bảo được chọn làm địa điểm xây dựng ngôi đền mới. Ngôi đền được xây dựng lên với sự quyết tâm, tâm huyết của Thủ Nhang Bùi Đức Tám và ban quản lý đền cùng sự quyên góp, giúp đỡ của bà con nhân dân. Đến năm 2014, đền quyết định đầu tư mở rộng, xây dựng thêm lầu thờ Cô và Cậu tại sân đền.
Ngôi đền mới được xây dựng trên thế đất thiêng, tụ thủy của 3 nhánh sông, được nhân dân quyết tâm xây dựng sao cho hết sức khang trang. Gây ấn tượng đầu tiên cho du khách đến thăm đó chính là cổng Tam Quan với nhiều tầng mái được xây cao rộng, uy nghiêm, bề thế. Bên trong đền chính có một gian đại bái với ba ban: Ban Công Đồng nằm chính giữa, bên trái là ban thờ Bà Chúa Sơn Trang, bên phải là thờ Đức Thánh Trần, phía trong là cung cấm thờ Đức Quan Đệ Tứ. Phía ngoài sân hai bên có thờ Lầu Cô, Lầu Cậu và thần Ngũ Hổ mới được xây dựng như đã nói ở trên.
Kinh nghiệm khi đi lễ Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan, Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là vị Quan Ông rất ít khi về ngự đồng. Chỉ khi vào những ngày lễ lớn tổ chức tại đền thờ chính của quan là đền Quan Lớn Đệ Tứ tại Hải Phòng thì ngài mới về ngự đồng. Ngoài ra, vào những ngày tiệc lớn, khi lập đàn mở phủ, mọi người cũng thỉnh Quan Ông về chứng đàn Địa Phủ. Đàn chứng bao gồm Long Chu, Phượng Mã, Tượng Phục, Nghê Quỳ, … tất cả những đàn này đều phải có màu sắc là màu vàng.
Xem thêm: Thần tích quan đệ ngũ tuần tranh
Khi về ngự đồng, Ngài thường vận áo màu vàng thêu rồng cùng hổ phù, ngài làm lễ tấu hương khai quang rồi chứng sớ điệp.
Dâng lễ Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Vào những ngày đầu xuân năm mới hay ngày tiệc của Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai (tức ngày 24 tháng 4 âm lịch), du khách thập phương và con hương trên khắp cả nước cùng hội tụ về đền Quan dâng lễ. Các con hương đều thành tâm chuẩn bị một mâm lễ với đầy đủ các lễ vật như một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ và quanh oản thành kính dâng yết cửa ngài.
Bản văn Quan Đệ Tứ Khâm Sai
Tiệc bản loan thỉnh mời Quan Đệ Tứ
Vốn con trời cai ngự thiện cung
Bảng vàng choi chói vua phong
Quyền Quan Đệ Tứ uy hùng dậy vang
Chuyển quan san trên trời dưới đất
Quản thông tri phép Phật truyền ra
Cầu ô bắc sông Ngân Hà
Liệt hàng tinh tú bày ra ngang trời
Thử dạo chơi sao sa lác đác
Cửu diệu cùng đài các đế tình
Tam quang thất đầu ngũ hành
Nhị thập bát tú thiên đình hà sa
Mới tâu qua Nam Tào Bắc Đẩu
Số trần gian lão ấu chép biên
Ai người hiếu thuận thảo hiền
Ai người hiếu thuận thảo hiền
Tu nhân tích đức chép biên rõ ràng
Bao nhiêu kẻ ngang tàng bạo ngược
Chỉ hại người chẳng trước thời sau
Lỗi lầm có xá chi đâu
Bao nhiêu đệ tử cúi đầu làm tôi
Nức hương xuân mừng vui khánh hạ
Thỉnh tôn ông xa giá phủ trên
Đăng trà quả thực dâng lên
Thỉnh ông giá ngự giáng đền chứng minh
Phú:
Y quan văn vật, (nối dấu thiêng) tứ phủ vạn linh
Sơn xuyên dục tú hà hài chung linh
Thiên niên dốc một bầu vũ trụ
Trên phù tía ngai vàng lồ lộ
Về lâu dài in bóng tranh vanh
Bảng vàng thiên cổ vị nhân
Gồm nam bắc xa thu về một mối
Kỳ lễ nghĩa văn minh chi hội
Dương thanh danh vạn vật chi đô
Bóng trăng in mặt nước bên hồ
Vang tiếng để sơn thần cung kiệt
Dục cờ đảo thành tâm sở nguyện
Thiên lý giang uyển chuyển quẩn quanh
Hiên rồng đài các tranh vanh
Cung vàng điện ngọc quanh thành kim cương
Tài thao lược vang lừng vũ trụ
Tiếng anh linh nhất thủ thế gian
Sắc Rồng choi chói vua ban
Khâm sai đệ tứ tòa vàng thiên cung.