Thất tình lục dục là gì? Thất tình lục dục là chướng ngại tu tâm đạo
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 33 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Thất tình lục dục là 1 khái niệm Phật giáo. Thất tình là trạng thái tâm lý liên quan đến tình cảm, cảm xúc bao gồm: Hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục…
Thất tình lục dục là 1 khái niệm Phật giáo. Thất tình là trạng thái tâm lý liên quan đến tình cảm, cảm xúc bao gồm: Hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục…
1. Thất tình lục dục là gì?
a. Thất tình là gì?
Trong Phật giáo, thất tình là trạng thái tâm lý liên quan đến tình cảm, cảm xúc bao gồm: Hỷ – mừng, nộ – giận, ai – buồn, cụ – sợ, ái – thương, ố – ghét, dục – muốn. Cụ thể:
Hỷ: Là tin vui, niềm hạnh phúc, mừng rỡ được thể hiện thông qua ánh mắt, nụ cười, các cử chỉ hạnh phúc trên nét mặt của bạn. Hỷ chính là trạng thái cảm xúc khi chúng ta đạt được thành công.
Nộ: Là sự tức giận, bực bội khi bạn cảm thấy không vừa lòng một điều gì đó. Đôi khi, nộ có thể dẫn đến những hành động mất kiểm soát.
Ai: Là sự đau khổ, buồn rầu khi chúng ta làm mất một thứ gì đó. Trạng thái này rất dễ nhận biết, ta chỉ cần nhìn qua cách ứng xử và hành động là có thể thấy.
Cụ: Là biểu hiện của sự sợ hãi.
Ái: Đây là biểu hiện của tình cảm với một sự vật hay hiện tượng nào đó. Ái có thể hiểu là sự nhân ái của mình đối với người khác.
Ố: Là trạng thái bực tức, ghét những sự vật hay hiện tượng mà bạn cảm thấy không vừa lòng. Ố được sinh ra bởi sự ganh ghét, đố kỵ và không tự tin.
Dục: Là biểu hiện của sự thèm muốn, khát vọng về một điều gì đó mà bạn thân chưa sở hữu được, có thể là địa vị, tiền tài, quyền lực.
b. Lục dục là gì?
Dục được chia thành 2 khía cạnh khác nhau, đó là những ham muốn về thể xác với người khác hoặc sự ham muốn với một đối tượng bên ngoài. Cụ thể:
Đối với “thân dục” ở người khác giới
Sắc dục: Chỉ nét đẹp của người khác khiến bạn mê mẩn và lung lay ý chí. Nói nôm ra thì sắc dục chính là ham muốn về vẻ bên ngoài của người khác.
Hình mạo dục: Tương tự như sắc dục, nhưng hình mạo dục là sự mê mẩn về vóc dáng và hình thể của người khác giới.
Oai nghi dục: “Oai nghi” chính là động tác và cử chỉ của con người. Oai nghi dục là sự cuốn hút về cử chỉ, động tác của người khác giới với bản thân.
Ngôn ngữ âm thanh dục: Với người khác giới, âm thanh đôi khi có sự mê hoặc rất lớn, bởi có người dù không đẹp nhưng vẫn phát ra những âm thanh quyến rũ.
Tế hoạt dục: Là cảm xúc khi bạn và người khác giới có những va chạm với nhau. Điều này dẫn đến sự xúc chạm, có thể tạo ra cảm giác say đắm, thân thuộc và lôi cuốn.
Nhân tướng dục: “Nhân tướng” chính là tướng mạo vẹn toàn, không chỉ tính cách, dáng vẻ sang trọng, quý phái mà còn sở hữu những nét đẹp hiền hậu. Do đó, họ nhanh chóng thu hút người khác.
Đối với lục dục ở 6 đối tượng bên ngoài
Nhãn dục: Là trạng thái biểu hiện sự thích thú về cái nhìn hoặc có nghĩa là chính hình sắc bên ngoài làm cho ta say đắm, yêu thích.
Nhĩ dục: Được hiểu là tình cảm vướng mắc do những âm thanh gây ra. Âm thanh không chỉ là tiếng nói từ người khác phái mà còn là mọi tiếng động có thể nghe thấy.
Tỷ dục: Là sự đam mê vào một hoặc nhiều loại mùi vị khác nhau. Nói theo cách khác, tỷ dục chính là mùi vị nào đó khiến con người ta khó quên.
Thiệt dục: Là sự đam mê, chìm đắm vào những món ăn. Mỗi người chúng ta sẽ có một sở thích riêng về mùi vị thức ăn và sau đó bị hương vị đó thôi thúc, điều khiển.
Thân dục: Trong khía cạnh này, nó không chỉ là cảm xúc giữa nam và nữ. Đối tượng của thân dục ở đây là tất cả mọi điều, mọi thứ làm bản thân thích thú.
Ý dục: Là những hình ảnh, hình tượng được các giác quan thu nhận và quan tâm.
2. Thất tình lục dục làm chướng ngại tâm tu đạo
Chúng ta là người tu hành quyết phải mang tất cả những vọng tưởng thất tình lục dục quét cho sạch một phen, thanh toán chúng cho hết. Chúng ta phải hiểu rằng thất tình là hòn đá tảng buộc chân chúng ta.
Các vọng tưởng về thất tình sẽ làm ngăn cản sự chuyên tâm tu đạo của chúng ta, khiến cả ngày bị vọng tưởng lăng xăng, gặp cảnh thì tâm động, có chút định lực nào gom góp được thì bị tiêu hao mất, há chẳng uổng bao nhiêu công phu lâu nay đã tham thiền tĩnh tọa hay sao?
Bất cứ nam hay nữ đều phải tận diệt Thất-tình. Thế nào gọi là Thất-tình? Ðó là hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục – mừng, giận, buồn, sợ, yêu, ghét, ham dục; được giới thiệu một cách giản dị như sau:
Hỷ: Không nên mừng, mừng thì tình sẽ động.
Nộ: Không nên giận, giận thì tình sẽ động.
Ai: Không nên bi ai, bi ai cũng động tình.
Cụ: Không nên sợ hãi, sợ hãi cũng động tình.
Ái: Không nên sinh tâm tham ái, bởi tham ái làm cho tình động.
Ố: Không nên có lòng chán ghét, chán ghét làm cho tình động.
Dục: Không nên có dục niệm, dục niệm sẽ làm cho tình động.
Nếu nặng tình cảm về các loại Thất-tình nói trên, hành giả sẽ bị hoàn cảnh chi phối. Nếu Thất-tình có thể lay chuyển được mình, thì định lực sẽ bị tiêu ma, ta sẽ bị làn gió của các loại hoàn cảnh làm cho phiêu bạt, tâm bị lay động, không còn làm chủ được nữa và, khi không có chủ tức thành điên đảo.
Chúng sinh tại địa ngục làm bất cứ chuyện gì cũng là làm trong sự điên đảo, bởi lý do quá si mê và thiếu trí huệ. Làm cái gì cũng là sai quấy. Chúng ta ở thế gian nếu làm sai quấy thì cũng chẳng khác gì chúng sinh trong địa ngục, nghĩa là làm những gì không đúng với pháp, có mục đích ích kỷ tự lợi thì đó là địa ngục. Hoan hỷ điều này, hoan hỷ cái kia, buồn giận vì điều này, buồn giận vì điều nọ. Còn làm việc với những loại cảm tình đó là còn sống trong cảnh địa ngục.
Các vị hãy chú ý! Hãy nhớ kỹ! Phải đoạn trừ Thất-tình và Lục-dục. Lục-dục tức là sáu thứ dục do sáu căn mang lại. Sáu căn còn có tên là sáu tên giặc, vì chúng chuyên ăn cướp tự tánh trân quý của chúng ta. Bởi vậy chúng ta phải cẩn thận giữ gìn các cửa của sáu căn kẻo đồ châu báu bị cướp mất.
3. Tham dục là nguồn cội của khổ đau
Trong cuộc đời, mỗi con người đều có tham dục này. Và nhân loại đang phải trả giá rất đắt cho những tham dục đó. Chúng ta để cho tham muốn, tham dục đi quá đà, chúng ta không hiểu biết, chúng ta cứ tham dục và đắm đuối theo nó. Cho nên, ta càng ngày càng chất chồng những khổ đau. Tham muốn chồng con, tham muốn gia đình, bạn bè, nhà cửa, quần áo, địa vị, danh phận,… và chúng ta cố gắng để đạt được chúng. Đa phần, cuộc sống không theo ý muốn của mình, và chúng ta bất toại nguyện, khổ đau.
Mỗi người có một trải nghiệm khác nhau. Hãy học cách để buông bỏ, để sống hạnh phúc hơn. Việc của chính mình là hãy thực hành chánh niệm, hãy quan sát thân và tâm mình ngay lúc bây giờ, để thấy rằng thân và tâm này đang thay đổi, khổ đau này đang giảm đi.
Khi bạn trải nghiệm đau khổ, buồn phiền, sân hận, bạn không thể kiểm soát được tâm bất thiện của mình với những người xung quanh. Trầm cảm, tham dục… đủ thứ điều khổ đau đến với bạn. Liều thuốc nào có thể diệt được những điều đó? Đó là chánh niệm, quan sát cả thân và tâm này, bạn sẽ thấy rằng chúng đổi liên tục ở mọi sát na.
Việc thực hành chánh niệm như một liều thuốc. Bạn nhận ra rằng, làm sao có thể kiểm soát được người khác đây. Thật vậy, bạn chỉ có thể mong ước kiểm soát được chính mình. Bạn nhận ra, tất cả mọi thứ đều vô thường, mọi thứ cũng không kéo dài mãi mãi. Tâm của bạn hiểu biết hơn, chín chắn hơn.
Và thế là bạn vượt qua được sự sân hận, trầm cảm, khổ đau, tham dục của chính mình. Và nếu bạn thực chứng được bản chất mọi thứ là vô thường, khi bạn hiểu liều thuốc đó là thực hành chánh niệm, tâm trí của bạn sẽ trở nên thinh lặng. Không chỉ có tôi đau khổ đâu, không chỉ có tôi tham sân si, mà người này người kia tất cả đều đau khổ, đều tham sân si. Bằng cách này, bạn có thể loại bỏ khổ đau, tham dục, bạn sẽ tiêu diệt được phiền não.