Âm Binh Là Gì, Hiểu Đúng Về Âm Binh
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 111 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Trước tiên tách từ ”binh” ra khỏi từ âm binh và binh gia. Xét riêng từ ”binh” có thể hiểu như là binh lính, một tập hợp có khả năng chiến đấu, có tính cách thi hành nhiệm vụ nào đó, do người chỉ uy giao phó.
Tôi xin đúc kết các giải thích lại, thêm chút ít ý kiến của riêng tôi để các bạn khác có thể hiểu rõ hơn về hai từ âm binh và binh gia.
Trước tiên tách từ ”binh” ra khỏi từ âm binh và binh gia. Xét riêng từ ”binh” có thể hiểu như là binh lính, một tập hợp có khả năng chiến đấu, có tính cách thi hành nhiệm vụ nào đó, do người chỉ uy giao phó.
Âm binh là gì?
Tổng hợp nhiều kiến thức tôi nhận thấy từ âm binh được hiểu theo hai nghĩa:
Nghĩa thứ nhất: Âm binh là binh đoàn của người âm, thuộc cõi âm, phân biệt với binh lính của người trên trần thế thuộc cõi dương. Từ âm binh ở đây là danh từ chung chỉ cho tất cả các binh đoàn trong âm giới, không chỉ riêng một binh đoàn nào, trực thuộc phái huyền môn nào.
Nghĩa thứ hai: Âm binh là tên của một binh đoàn trong những binh đoàn thuộc cỏi âm. Giống như dương gian có các binh đoàn Bộ binh, Không quân, Hải quân, Dân phòng v. v… thì âm giới có một binh đoàn tên gọi là Âm Binh.
Như vậy âm binh vừa được dùng như danh từ chung, vừa được dùng như danh từ riêng. Theo ý kiến của riêng tôi, có lẽ việc biến từ Âm binh thành danh từ chung là do trong dân gian không hiểu rõ về huyền môn, gọi chung, gọi tắt riết rồi thành lệ.
Theo tôi danh từ chung để chỉ cho tất cả các binh đoàn không thuộc về dương gian là từ binh gia. Dùng từ binh gia để gọi chung tất cả các binh đoàn không thuộc về dương gian có vẽ đúng hơn, vì hầu như môn phái huyền môn nào cũng có binh gia. Những môn phái khác nhau tất nhiên có những đội ngũ binh gia khác nhau. Ngoài ra các đội ngũ binh gia không chỉ có âm với nghĩa âm linh, vong hồn người chết, mà còn có thiên binh, nghĩa là binh trời, binh của các cõi trong thiên giới. Còn có thần binh, nghĩa là binh trong thần giới. Lại còn có các đoàn binh rừng, còn được gọi là binh rừng tướng núi.
Có lẽ Âm binh có nguồn gốc từ các phái huyền môn thuộc hệ tiên gia, các phái pháp sư phía bắc. Vẫn thường nghe về các truyền thuyết như các thầy sai Âm binh dời đình từ làng này qua làng khác, sai Âm binh tác nước ruộng, hái trái cây, trị bệnh tà, hoặc trục Âm binh đánh nhau với Âm binh của các thấy khác v. v…
Như đã được giải thích, Âm binh là do các thầy chiêu mộ. Qua việc lập đàn, dùng chú phép, cúng kiến nơi đồng hoang cỏ trống, mồ hoang mã lạc, nghĩa địa, chiến trường v. v… bằng sức chiêu cảm người thầy, chiêu gọi các vong hồn uổng tử, vất vưỡng thế gian họp lại, rồi làm giao ước như theo thầy, làm việc cho thầy, thì có chỗ ăn chỗ ở khỏi phải vất vưỡng nơi hoang địa, đói khác, khổ sở. Người thầy sẽ lập am thờ, cúng kiến định kỳ, mỗi khi hành sự, xong việc sẽ cúng kiến thêm, coi như đền bù công vất vã.
Vì có phép tắc của ma, nên Âm binh làm được nhiều việc cho thầy, nhưng nhìn chung họ không có tu luyện, nên chỉ có phép ma như những vong hồn khác, chỉ khác là tánh ý cường bạo hơn. Việc tập hợp thành binh đoàn tạo nên sức mạnh của số đông, nhưng so với những đoàn binh gia khác thì không thiện chiến bằng, vì thiếu sự tu luyện, đội ngũ hổn tạp, phép tắc bình thường. Nếu so sánh với cõi dương gian cho dễ hiểu thì Âm binh như một đội binh dân phòng, trang bị vũ khí và kỹ thuật chiến đấu không bằng những đội quân chánh qui.
Vì vất vưỡng giửa dương gian và âm cảnh, vong hồn người chết lại là dạng gần gũi và dễ chiêu cảm với người thường, nên việc chiêu cảm để mộ Âm binh tương đối dễ, nếu người thầy biết cách lập đàn, chú phép kêu gọi các âm linh. Tuy nhiên người thầy cũng phải có đủ sắc ấn, đã khai âm nhãn hoặc cảm nhận được âm linh, mới có thể tập hợp âm linh lại, giao kết, và nhờ âm linh làm việc cho mình. Cũng giống như trần gian, muốn người khác làm việc cho mình, thì phải có tiền hoặc quyền, hoặc cả hai thứ. Quyền của vị thầy ở đây là sắc lệnh, coi như giấy chứng nhận thầy có một uy quyền nhất định nào đó trong âm giới. các âm linh, không chịu về với thầy thì thôi, chớ không được phép nỗi sùng làm ẩu. Tiền ở đây xem như khả năng tạo lập chổ ở, cúng kiến cái ăn, cái mặc cho âm linh.
Tuy nhiên suy diễn rộng ra thêm, thầy chỉ có sắc lệnh cũng chưa đủ, bản thân thầy cũng phải có đạo lực qua tu luyện. Nếu thầy không có ấn chứng tu luyện, khơi khơi được cấp sắc, chắc là chỉ có nước xuôi tay chịu trận, khi đội Âm binh của mình trở thành kêu binh, muốn xực luôn thầy.
Nói thêm một chút. Trước đây trên trang Thế Giới Văn Hoá, Có bạn đăng bài chiêu gọi Âm binh, và có viết rõ ràng, ai nhắm có đủ sắc lệnh hãy luyện, vậy mà vẫn có người mang ra đọc, rồi vào phản hồi rằng, sao đọc hoài không thấy gì hết!
Thiệt hết sức ái ngại cho những người học huyền thuật qua mạng! Cũng may là đọc mà ”không thấy gì”, chứ nếu ”thấy gì” chắc là dữ nhiều lành ít rồi.
Người không có sắc lệnh, không thấy, hoặc không cảm nhận được âm linh, lại không luyện tập, ý không đủ mạnh, không phát ra được lực, nếu chiêu cảm được, các âm linh qui tựu lại, làm sao biết để giao kết, nhờ vả. Và khi họ qui tựu lại, nếu không cúng kiến, họ bắt đầu phá rối, chừng đó sẽ giải quyết ra sao?
Cũng có bạn thấy người ta cúng cô hồn tháng hai lần, cúng theo, mong được họ phò trợ, lâu dần có sức chiêu cảm, tới ngày quên cúng thì được nhắc nhở như nhứt đầu, chóng mặt, xơ vơ sửng vững. Đây là do đã chiêu cảm được, các âm linh đã qui tụ lại, nhưng người chiêu cảm các căn chưa mỡ, ý lực không đủ mạnh, không giao tiếp được với âm linh, nên mối quan hệ chỉ có một chiều, khác với mối quan hệ giửa một người thầy huyền môn và Âm binh, thầy được việc, Âm binh có chỗ ăn chỗ ở.
Người thường chiêu cảm, tụ hợp được Âm binh, thì quan hệ chỉ có một chiều, chỉ việc cúng kiến cho Âm binh thôi, không cúng thì được nhắc nhỡ. Còn việc họ có tự ý giúp gì cho người đó không, khó mà biết rõ.
Người ta hay dùng câu ”huyền thuật là con dao hai lưỡi”, nhưng chưa chắc hiểu rõ con dao hai lưỡi này như thế nào. Dùng vô tội vạ, để bài bác huyền môn, hay khuyến tu theo một giáo pháp nào khác vậy thôi. Việc gì trên đời này mà không có hai mặt? Nếu huyền thuật là con dao hai lưỡi, thì người học luyện huyền thuật, người thầy huyền môn luôn biết phải cầm cán dao. Còn việc dùng lưỡi thiện của con dao để mót chút phước, hay dùng lưỡi ác của con dao để lảnh nghiệp đó là tự tâm, tự ý của từng người huyền môn. Thầy tổ không dạy người làm trái đạo lý, chỉ có người tự ý làm việc sai trái, gieo nghiệp rồi lãnh nghiệp thôi.
Người không trong giới huyền môn, thấy gì cũng thích, học mót, học lén, giống như nhắm mắt chụp dao, khó biết được chụp trúng hay hụt, nắm trúng cán hay nhằm lưỡi thiện, lưỡi ác, chừng đứt tay, chảy máu, có la làng cũng đã muộn.
Việc luyện Âm binh cũng vậy, không nên tưởng dễ mà rớ vào.
Hầu như mỗi môn mỗi phái huyền môn đều có binh gia. Đó là các binh đoàn theo chân thầy tổ của từng dòng phái. Đó là các binh đoàn có qui củ ,trực thuộc một dòng phái, chỉ huy bởi các vị thần, tiên cấp cao hơn và trên cùng là chư tổ của dòng phái đó, như những tổng chỉ huy. Vì theo một dòng phái, tu luyện phép phép tắc của dòng phái đó, lại có qui cũ, có những chỉ huy các cấp trong các cõi giới, nên thiện chiến hơn Âm binh. Binh gia các phái thường được coi là thần binh, tiên binh, cũng có phái có binh gia là quỉ binh (xem Vạn Pháp Qui Tông), chỉ về phương diện này Âm binh đã không dám đến gần rồi, nói chi đến việc đối kháng, nên binh gia các phái thiện chiến hơn Âm binh. Còn việc binh gia giữa các phái, binh gia phái nào mạnh hơn phái nào, tôi thiệt mù tịt không biết.
Nếu nói về Âm binh là do người thầy chiêu cảm, tập hợp thành binh đoàn, vậy binh gia các phái từ đâu mà có? Khởi thủy các phái có lẽ do vị tổ lập phái chiêu cảm chư vị trong các cỏi giới mà có, một hình thức như chiêu cảm Âm binh, nhưng ở đây chiêu cảm trong cỏi thần, tiên hoặc quỉ, lập thành binh đoàn có qui củ.Vì thuộc các cỏi giới cao hơn Âm binh, nên phép tắc cũng cao cường hơn, lại theo chân thầy tổ dòng phái tu luyện, nên phép tắc ngày càng thăng tiến. Từ đây cũng có người gọi binh gia của một dòng phái là binh gia chân thầy tổ, vì theo chân thầy tổ của một dòng phái.
Cũng có vị trong binh gia, trước thuộc cỏi giới nào đó, do cảm đức độ của chư vị thầy tổ dòng phái mà tự nguyện theo độ trì. Cũng có vị do thầy tổ các đời thu phục, xác nhập vào binh gia. Tới nay trong huyền môn vẫn còn việc thu phục, xác nhập này. Như việc trị bệnh tà. Khi trục tà các thầy hay chiêu dụ tà về núi tu hành. Cũng như con người, không phải ai cũng thích tu hành, tà tinh cũng vậy, không chịu tu hành thì thầy cho theo binh gia, thường là tà sẽ chịu. Cũng là tu hành, nhưng theo binh gia hành sự và tu hành theo thần đạo.
Thường nghe người huyền môn nói cầu tổ, triệu tổ, thực ra theo tôi, không có vị tổ nào về đâu, trừ trường hợp cấp bách, khẩn thiết, nghiêng trời, lệch đất và người cầu tổ đạo lực rất mực cao cường. Chư tổ ở các cõi giới cao, đã an vui trong cỏi giới của mình rồi, chắc không có chuyện ai cầu cũng về, khơi khơi mà về nhúng tay vào việc trần thế, những chuyện thực hành phép tắc đã có binh gia lo rồi.
Vậy có phải người học huyền thuật thì tự động có binh gia theo phò tá không? Không hẳn là như vậy. Như người theo phái có thần quyền thì buổi đầu người thầy làm phép khai mở cơ thể, trục vị thần quyền vào người người học để đánh võ, rồi bằng đạo lực cấp lệnh để các vị thần võ theo độ người học. Từ đây về sau, chiêu cảm được với các vị thần võ tới mức độ nào là do sự tu luyện của người học. Vì vậy mới có việc cùng học mà người giỏi, người dỡ khác nhau. Chư vị thần võ cũng thuộc binh gia trong dòng phái.
Người học sẽ tiếp tục chiêu cảm binh gia trong dòng phái qua việc luyện bùa, luyện chú. Muốn làm phép gì cũng phải dùng bùa, dùng chú, đó là hình thức chiêu cảm, nhờ vã binh gia làm theo ý mình.
Tuy nhiên không phải bất cứ phép nào cũng phải có binh gia thực hành. Như khóan dời, vuốt xưng trặc, có lẽ chỉ thuần do vận dụng ý lực, điển và khí gọi chung là nguyên khí phát ra qua đồ hình của chữ bùa, hoặc âm thanh của câu chú mà thành công. Trấn nhà, ếm đất mới cần tới binh gia trấn giữ. Sên nanh, sên tượng cho người khác đeo mới cần có binh gia theo độ trì.
Suy ra việc dùng binh gia trong dòng phái khó hơn việc dùng Âm binh, vì dùng binh gia phải luyện bùa chú chiêu cảm, mỗi khi cần làm việc gì cũng phải vẽ bùa, niệm chú, trước sau đúng cách, qui cũ rõ ràng. Còn Âm binh sau khi chiêu cảm chỉ dùng ý mà nhờ làm công việc. Có lẽ vì vậy mà có người huyền môn dù có binh gia chân thầy tổ, vẩn luyện thêm Âm binh để dùng cho nhanh lẹ.
Tuy nhiên không phải người huyền môn nào cũng dùng Âm binh. Người đạo lực cao thích dùng binh gia hơn. Âm binh dễ dùng, bù lại cũng có giới hạn, đó là vấn đề biên địa – có những vùng đất Âm binh không tới được, có những nơi Âm binh không thể vượt qua. Điều này tôi cũng không hiểu rõ, nên không thể nói thêm.
Tóm lại Âm binh dùng như danh từ riêng khác với binh gia. Âm binh dùng với nghĩa không phải binh lính trần gian thì đồng nghĩa với binh gia. Nhưng cẩn thận khi dùng từ này, vì nếu nói từ Âm binh (hay âm binh) với người huyền môn, thì người huyền môn sẽ hiểu đây là Âm binh, binh trong binh đoàn có tên là Âm binh.
Âm binh có bao nhiêu loại
Cõi dương gian có đội quân thì cõi âm thế cũng có một lực lượng tương tự, vì thế, cổ nhân bảo “trần sao âm vậy”, âm-dương đồng nhất lý. Binh là đội quân ở cõi âm thế, là hành sai, là công cụ đắc lực và nhanh chóng để thực hiện công việc cùa bề trên. .Binh được phân chia từ cao xuống thấp theo thứ tự như sau: Thiên binh. Binh 4 phủ. Binh trần triều. Binh bản bộ. Trong các loại Binh lại phân cấp ra binh tinh nhuệ và binh thường
Thiên Binh
Thiên binh do Vua cha Ngọc Hoàng quản, chỉ dùng để tham gia đánh trận Chứ không trấn bản đền, bản điện của các vị thánh 4 phủ
Trong các loại Binh thì Thiên binh là tinh nhuệ và nghiêm nhất, Thiên binh kỷ luật cực kỳ nghiêm ngặt, và chỉ làm theo lệnh. Để điều khiển được Thiên Binh, triệu người may ra mới có một người
Binh tứ phủ
Binh bốn phủ do Vua cha Bát Hải quản
Binh này tinh nhuệ xếp sau Thiên Binh. Được phân chia cho tất thẩy nhà thánh quản lý. Cửa nào sắc phục đó. Thiên đỏ, Thoải trắng, Nhạc xanh, Địa vàng. Nhưng lưu ý, Binh phủ này không được đánh đồng cùng binh phủ kia. Binh này sẽ đc các nhà thánh trấn giữ bản đền của vị thánh đó hay con cái của họ. Chính vì đc nhà thánh đưa về trấn bản đền bản điện cho con cái nên mới cần yên ngôi chính vị.
Bình Nhà Trần
Binh trần triều do Đức ông Trần triều quản
Binh trần triều cũng có binh thường và tinh nhuệ. Binh thường được đưa về để bảo vệ vòng ngoài cho bản điện. Binh tinh nhuệ đùng để mang đi đánh trận, đánh tà
Binh bản bộ
Binh bản bộ là loại Binh ở cấp thấp nhất do các Thầy quản lý, dạng Binh bộ này tốt hay xấu là do Chủ của nó, thường Binh bản bộ không có kỷ luât và yếu. Binh bản bộ làm việc theo lệnh của thầy, giúp đỡ, phá phách người dương và chống cả người âm. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, binh được cúng lễ đàng hoàng như lính được tướng khao thưởng ngày xưa. Lễ vật cúng binh từ đơn giản là muối gạo, nổ, cháo hoa cho đến long trọng với đủ thịt cá trái cây rau quả…
Binh bản bộ lại bao gồm binh thầy theo pháp tam giáo và binh thầy theo phép sơn trang( dân tộc)
Dạng Binh theo tam giáo đa số là vùng đồng bằng, Các thầy sử dụng “Tĩnh” làm nơi thờ cúng. Trong 1 tĩnh có sắc lệnh triệu Binh và thờ những vị sau: Phật. Tam thanh. Mẫu. Trần triều hay Độc Cước. Hạ ban thờ Ngũ hổ. Tổ, Tổ sư. Có chỗ thờ cả tướng trời như: Triệu Công Minh, Tề Thiên Đại Thánh, Na Tra… Có lẽ các thầy muốn dựa vào oai các vị này mà khiển binh cho dễ.. Các thầy này binh sẽ do tổ truyền lại cho, hoặc sẽ tự đi thu binh các nơi về làm binh
Dạng Binh thep phép Sơn Trang: Binh của các thầy vùng núi phía bắc thờ trong nhà tên gọi là Binh rừng. Các thầy này thường sẽ thờ bà chúa Mán, chúa Then, Chúa Mường hay thờ Chúa sơn trang. Binh này cũng đc truyền từ đời trước, hoặc sẽ đi thu binh ở trên rừng, núi
Binh có rất nhiều loại. Tùy theo khả năng tu luyện và phương tiện sử dụng mà thầy chiêu mộ loại binh nào. Phổ biến nhất vẫn là binh Đại càn, binh chiến sĩ, binh ngũ hổ … ghê gớm hơn thì có binh rừng, binh tà A-rặc… Mỗi loại binh có câu chú luyện riêng. Trước khi thỉnh binh, bàn thờ phải có đủ nhang đèn, trầu, rượu, nước, thuốc lá…Muốn luyện binh phải đi tìm những nơi nghĩa địa, chiến trường xưa, vùng đất từng bị ôn dịch chết nhiều… nơi đó mới có nhiều vong lang thang, dễ cho thầy chiêu mộ.
Binh gia có nhiều loại như tiên binh, thần binh, quỉ binh, binh rừng (còn được ra ra thành 12 cửa rừng) binh Chánh Soái Đại Càng, binh Tà Á Rặc và chắc còn nhiều nữa.
Thí dụ như người học phép Xiêm hệ Nam Tông thì có binh gia của phép Xiêm. Người học phép chà thì có binh chà v.v…
Còn một loại binh nữa, ngày xưa tôi có nghe nói qua, nhiều năm rồi không có dịp nghe ai nói đến nữa, ngay trên TGVH này và hình như các diễn đàn tâm linh khác cũng không thấy nói đến, đó là binh biển( hải binh) Nghe nói đây là binh đoàn hung dữ và hùng mạnh nhất, vì trăm sông rồi cũng đỗ về biển, tất cả nhưng người, những con vật chết trôi, chết chìm, hay bị quăng xác xuống sông rồi cũng tựu về biển cả, lâu ngày biển chứa không biết bao nhiêu vong linh, họp thành Hải binh….
Huyền môn, thiệt huyền môn với những từ ngữ, sự việc mờ ảo, rối nùi phải không các bạn.
Hiểu biết của tôi chỉ tới đây, góp chung với ý của các bạn đã luận giải trong phần này, cho có chút bài bản. Bạn nào còn hiểu biết về Âm binh và binh gia xin vui lòng đóng góp thêm.
Trần chung / Tổng hợp