[GIẢI ĐÁP] Từ A-Z Quy trình tang lễ truyền thống tại Việt Nam
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 54 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Quy trình tang lễ truyền thống tại Việt Nam được thực hiện như thế nào? Cùng đơn vị tổ chức tang lễ chuyên nghiệp tại Cphaco giải đáp qua bài viết dưới đây
Đối với mỗi con người Việt chúng ta, việc tổ chức một quy trình tang lễ trang nghiêm, ý nghĩa chính là một nét phong tục tập quán không thể thiếu, giúp con người chúng ta thể hiện lòng thành kính của người ở lại dành cho người đã khuất. Trong đó, mỗi quy trình tổ chức tang lễ đều mang một nghĩa cử cao đẹp.
Trong bài viết dưới đây, Cphaco sẽ cùng bạn hiểu về mỗi giá trị cao đẹp đó. Quy trình tang lễ truyền thống được thực hiện theo 14 giai đoạn, cụ thể bao gồm:
1, Chuẩn bị tổ chức tang lễ
Khâu đầu tiên trong quy trình tang lễ chính là chuẩn bị tổ chức tang lễ một cách đầy đủ và trang nghiêm.
Quá trình chuẩn bị diễn ra sau khi người đã mất chính thức rời xa trần thế, trong giờ này, các con, cháu, người thân trong gia đình cần thực hiện việc chay sạch người chết qua những việc sau:
- Tắm gội người chết sạch sẽ bằng lá thơm hoặc bằng rượu cho người đã ra đi
- Cắt móng chân và móng tay người chết
- Thay quần áo cho người đã mất bằng một bộ quần áo trắng
- Buộc hai ngón chân cái của người đã ra đi lại với nhau, đặt hai tay đặt lên bụng
- Rồi bỏ vào miệng của người đã mất một chút gạo sống cùng một ít tiền lẻ
- Cuối cùng trong khâu chuẩn bị là buông màn và thắp một ngọn đèn dầu hoặc ngọn nến đặt ở đầu giường người đã mất.
Tại sao phải thay phiên túc trực như vậy?
Theo quan niệm của dân gian Việt Nam, khi các con vật như chó, mèo hoặc chuột nhảy qua sẽ làm cho hồn của người đã mất nhập trở lại xác tức là người đã mất sẽ ngồi dậy. Khi đó, người thân cần phải tìm một thầy cúng cao tay, có kinh nghiệm đến làm lễ, niệm thần chú thì xác của người đã mất mới nằm xuống được.
Trong giờ phút này nên để người đã mất nằm và tiến hành báo cho họ hàng, anh em gần xa biết và xem giờ để thực hiện lễ khâm liệm. Bên cạnh đó, các đồ vật thường tiếp xúc với người đã mất hàng ngày như: Quần áo, giày, dép, mũ nón, giường, chiếu cần đem thả trôi sông hoặc đốt hết những đồ vật này đi.
Một điều cần lưu ý, với người đã mất không có bệnh tật gì thì những đồ dùng hàng ngày còn tốt con cháu có thể giữ lại để sử dụng bởi theo quan niệm những đồ dùng, đồ vật đó còn tốt sẽ được phù hộ. Đặc biệt, đối với người già, người cao tuổi đang trong giờ phút hấp hối, con cháu không được phép khóc tránh để nước mắt rơi vào thi hài người đã mất vì như vậy, người mất sẽ ra đi không thanh thản.
2, Lập bàn thờ vong
Trong giờ phút chờ tới giờ tổ chức khâm liệm, theo quan niệm sẽ thường lập bàn thờ vong. Trước đây, khi lập bàn thờ vong thường sử dụng hai cây chuối xanh bó hai bên bàn thờ. Ngày nay, cây chuối không còn được trồng nhiều nên ngày nay lập bàn thờ vong cũng được chuẩn bị khác xưa nhiều hơn. Tuy nhiên, trường hợp gia chủ yêu cầu theo hình thức truyền thống này, quy trình tang lễ trong dịch vụ tang lễ của Cphaco vẫn được đáp ứng đầy đủ.
Khi lập bàn thờ vong, cần sử dụng nải chuối, bưởi, hoa quả theo mùa, ảnh bài vị người đã ra đi và hầu hết được kết thành hoa rất cầu kỳ để tỏ lòng thương tiếc đến người đã mất.
3, Khâm liệm
Khâu tiếp theo trong quy trình tang lễ là thực hiện khâm liệm.
Sau khi tiếng kèn trống dứt nổi lên một hồi dài là báo hiệu cho một buổi lễ khâm liệm được bắt đầu. Tại giờ phút này, người khâm liệm cần bỏ khăn trắng che mặt và đũa ngáng miệng ra khỏi người đã mất. Sau đó người ta sử dụng vải trắng gói người đã mất lại và gác lên gối của người đã mất 2 chiếc bát úp.
Theo phong tục tập quán, cần bỏ một bộ chắn vào quan tài để khử trùng cũng như để che chở cho người đã mất. Đối với người mất do mắc bệnh thì thường cho chè vào quan tài để hút ẩm và khử mùi hoặc có thể sử dụng đá khô CO2.
4, Nhập quan
Theo phong tục về nghi thức tang lễ của người Việt, lễ nhập quan là lúc đưa thi hài vào trong quan tài.
Khi đó, thầy cúng sẽ thắp hương khấn vái sau đó tiến hành phát mộc dùng dao chặt vào bốn góc quan tài giúp đuổi ma quỷ hoặc mộc tinh. Lúc này, con cháu, người thân mặc tang phục và đứng hai bên, anh em, họ hàng gần xa từ từ nâng nhẹ thi hài người đã mất vào trong quan tài.
5, Gọi hồn
Tiếp theo trong quy trình tang lễ, là lễ gọi hồn người đã mất.
Thông thường thầy cúng sẽ cầm áo của người đã mất ra sân hoặc ra ngoài đường và hướng đầy đủ về 4 hướng: Đông, Tây, Nam, Bắc. Đối với người đàn ông thì gọi “ba hồn bảy vía” còn người đàn bà thì gọi “ba hồn chín vía” về nhập quan.
Sau đó, cầm áo người đã mất bỏ vào quan tài coi như họ đã về nhập quan. Theo quan niệm, nếu người đã mất đi thì hồn vía sẽ còn lang thang trên không trung nên phải thực hiện làm lễ nhập quan và khấn để trình báo lên thiên đình là trên trần gian đã có người quy tiên để được ghi vào sổ thiên tào.
6, Lễ phát tang
Trong giờ phút làm lễ phát tang, con, cháu, người thân phải chắp tay quỳ khấn ở dưới. Sau khi thực hiện lễ xong, con trưởng sẽ đi phát khăn, áo tang cho mọi người. Nếu trường hợp người vắng mặt thì khăn tang sẽ được để lại trên mâm. Trong đó, con trai, con gái, cháu, chắt đã được phát khăn mặc áo tang và thắt vào đầy đủ, còn con rể chỉ đội khăn mà không phải đội mũ.
Một số quy định về cách thức để tang:
Nếu chịu tang cha mẹ thì thắt khăn sổ mối, trong đó, hai dải khăn dài ngắn khác nhau nếu trường hợp bố, mẹ của hai bên vẫn có người còn sống và thắt bằng nhau nếu đã mất hết. Ngoài ra, vợ để tang chồng cũng phải thắt khăn sổ mối, một dải dài và một dải ngắn, tuy nhiên, nếu chồng để tang vợ thì chỉ quấn khăn tang vòng tròn quanh đầu.
Nếu con cháu thì quấn khăn trắng quanh đầu thành vòng tròn và chắt thì quấn khăn vàng và chít thì quấn khăn đỏ. Cần lưu ý trong suốt thời gian đám tang, con, cháu luôn phải túc trực bên cạnh quan tài hờ khóc.
7, Phúng viếng
Sau khi phát tang, họ hàng thân thiết thường đến phúng viếng trước. Trong giờ phút này, các con, cháu luôn phải túc trực đứng cạnh hai bên bàn thờ vong để đáp nghĩa người đến viếng. Thông thường, họ hàng sẽ phúng viếng hương hoa, xôi gà còn đối với hàng xóm láng giềng thì phúng hương cùng với phong bì.
8, Tế vong
Buổi tối sau khi quá trình phúng viếng đã vãn khách, phường hiếu sẽ làm lễ tế vong. Trong đó, người thân cần chuẩn bị một mâm cơm đầy đủ rượu và thịt để dâng lên bàn thờ vong.
9, Quay cữu
Vào đúng 12 giờ đêm, người ta sẽ thực hiện nghi lễ quay cữu. Theo đó, quan tài được quay theo chiều ngang của chính ngồi nhà, đầu quay về phía bàn thờ còn chân quay ra phía cửa nhà.
10, Tế cơm
Ngay trong sáng hôm sau, người thân cần chuẩn bị đẩy đủ một mâm bao gồm: Bát cơm trắng, quả trứng, đĩa muối, một chén nước lã và lần lượt dâng lên từng thứ trên bàn thờ vong.
11, Cất đám
Quy trình tang lễ cất đám diễn ra khi tang chủ bắt đầu đọc điếu văn và dùng đinh để đóng nắp ván thiên lại. Sau đó, quan tài người đã mất sẽ được hàng xóm láng giềng đưa ra tới xe tang. Lưu ý, trong lúc này, người con trưởng cần có lời cảm ơn tới cơ quan, hàng xóm đã có mặt hỗ trợ và chia buồn cùng tang quyến.
Trong quá trình đưa người đã mất ra nghĩa trang cờ thì trướng sẽ đi trước còn lĩnh cữu đi sau, các con cháu đi sau linh cữu. Trong đó, đội kèn trống cần đánh liên hồi, vừa đi vừa rải vàng mã, tiền lẻ từ nhà đến nghĩa trang, đặc biệt là qua các dòng sông.
12, Hạ huyệt hoặc hỏa thiêu
Huyệt của người đã mất cần được chuẩn bị từ buổi chiều hôm trước đó, khi quan tài được đặt xuống huyệt, con trai sẽ là người lấp miếng đất xuống đầu tiên. Sau đó, các con, cháu mỗi người thực hiện lấp một miếng xuống huyệt để thể hiện tình cảm, lòng thành kính đối với người đã mất.
Sau khi lấp đất xong xuôi, mọi người ra về, tuy nhiên, tuyệt đối không được ra về theo đường lúc đi và con, cháu lúc đó không được khóc nữa vì như vậy, linh hồn của người đã mất sẽ khó được siêu thoát.
13, Rước vong về thờ
Sau quy trình tang lễ an táng thì ảnh của người đã mất được rước về nhà để thờ trên bàn thờ vong. Trên bàn thờ luôn đặt hương khói, đèn nhàng và hàng ngày, gia chủ ăn gì thì sẽ thực hiện cúng đồ đó.
14, Nghi thức sau đám tang
Một số nghi thức sau đám tang gia chủ cần thực hiện đó là:
- Cúng tuần
- Cúng 100 ngày
- Cúng 49 ngày.
Tuy nhiên, khi gia chủ sử dụng dịch vụ tang lễ trọn gói Cphaco, chúng tôi sẽ thực hiện bằng cách mời thầy cúng và cúng cho gia đình nhằm phù hợp với phong tục tập quán của mỗi địa phương.
*Lưu ý:
Trên đây là quy trình tang lễ được tổ chức theo hình thức truyền thống, cơ bản. Tùy thuộc theo điều kiện kinh tế, tín ngưỡng khác nhau của mỗi gia đình, Cphaco sẽ có những sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp nhất với mong muốn đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng dịch vụ tang lễ của gia quyến.
Xem ngay: Bảng giá dịch vụ tang lễ trọn gói #TIẾT KIỆM tại CPHACO
15, Địa điểm chức chương trình lễ tang chuyên nghiệp
Hiện nay, có rất nhiều địa chỉ cung cấp dịch vụ tang lễ trọn gói chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn một đơn vị uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm tổ chức tang lễ, đảm bảo sự trang nghiêm, đúng với phong tục tập quán của địa phương không phải là điều dễ dàng. Vì vậy, Cphaco chính là địa chỉ tổ chức tang lễ phù hợp nhất với yêu cầu và mong muốn của bạn dành cho người quá cố.
Cphaco là đơn vị đi đầu về dịch vụ tổ chức tang lễ tại Việt Nam. Trong đó, Cphaco luôn nhận tổ chức mọi tang lễ tại nhà riêng và nhà tang lễ. Chúng tôi cam kết quy trình tang lễ được tổ chức một cách chu toàn, thủ tục diễn ra đầy đủ, trang nghiêm và đặc biệt mang đậm tính phong tục tập quán địa phương với mong muốn gia quyến có thể thể hiện lòng thành kính dành cho người đã mất một cách ý nghĩa nhất.
Ngoài dịch vụ tổ chức tang lễ, Cphaco còn nhận tổ chức nghi thức hỏa táng, lập bàn thờ vong cho người đã mất, cho thuê xe đưa đón tang lễ và trang trí hoa tang. Trải qua rất nhiều năm hoạt động với dịch vụ tổ chức tang lễ, đến nay, Cphaco luôn là địa điểm nhận được rất nhiều đánh giá tốt cùng sự tin tưởng của khách hàng trên toàn quốc không chỉ bởi quy trình làm việc tối ưu, dịch vụ chất lượng mà còn bởi tác phong phục vụ khách hàng chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên tại Cphaco.
Bài viết trên đây là quy trình tang lễ theo hình thức truyền thống cơ bản tại Việt Nam. Như vậy, để một quy trình tang lễ có sự chuẩn bị chu toàn, tỉ mỉ và mang ý nghĩa cao đẹp nhất, bạn có thể tham khảo dịch vụ tổ chức tang lễ tại Cphaco, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể!