Bà Cô Tổ, Ông Mãnh Tổ Là Ai?

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 82 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Trong một dòng họ có rất nhiều bà cô, ông mãnh chết trẻ nhưng không phải ai cũng sẽ được gọi là bà cô tổ và ông mãnh tổ, để làm sáng tỏ vì sao lại như vậy, Quảng Nguyên kính mời bạn đọc cùng tìm hiểu về chủ đề này hôm nay.

Trong một dòng họ có rất nhiều bà cô, ông mãnh chết trẻ nhưng không phải ai cũng sẽ được gọi là bà cô tổ và ông mãnh tổ, để làm sáng tỏ vì sao lại như vậy, Quảng Nguyên kính mời bạn đọc cùng tìm hiểu về chủ đề này hôm nay.

Người như thế nào thì sẽ được gọi là Bà Cô Tổ?

Bà Cô Tổ, Ông Mãnh Tổ Là Ai?

Tìm hiểu bà cô tổ, ông mãnh tổ trong nhà

Trong tín ngưỡng thờ cúng tâm linh của người Việt thì Bà Tổ Cô và Ông Mãnh là những người chết trẻ trong gia đình, vô cùng linh thiêng.

Bà Cô Tổ hay còn gọi Bà Tổ Cô là người phụ nữ đã mất khi còn trẻ nhưng chưa lập gia đình. Sau khi mất, do vẫn còn quyến luyến gia đình, dòng họ, chưa đầu thai nên đã ở lại giúp đỡ, quán xuyến trông nom công việc của con cháu, họ hàng trên cõi trần.

Tuy nhiên không phải tất cả những người phụ nữ chết trẻ đều sẽ trở thành Bà Tổ Cô mà chỉ có những vong linh ở cõi âm, có duyên tu tập đạo Phật, đạo Mẫu mới có thể trở thành Bà Tổ Cô và thường rất thiêng, tùy duyên độ trì, che chở cho mọi người trong gia đình, giúp gia đình, dòng họ tránh được tà ma quấy nhiễu, thường hay được xin xỏ về làm ăn, buôn bán, giải hạn…

Người đảm nhận cương vị Bà Cô Tổ phải thỏa mãn hai điều kiện sau:

  1. Là người phụ nữ chưa lấy chồng, mất khi còn trẻ tuổi.
  2. Vong linh khi xuống cõi Âm có duyên tu tập theo đạo Mẫu (đạo Tiên) hoặc theo đạo Phật. Tuy nhiên cũng có những trường hợp Bà Cô Tổ không đi theo đạo nào, thậm chí có người còn bị giam giữ ở nơi địa ngục.

Nói về mối quan hệ vai vế thì có thể đối với người này Bà Cô Tổ ở đời thứ tư (Gọi là Cụ Tứ đại), nhưng với người khác thì Bà Cô Tổ có thể chỉ là em gái của bố (gọi là Cô), với người khác nữa quan hệ có thể chỉ gọi bằng Bác, hoặc xa hơn nữa thì Bà Cô Tổ có thể đã thuộc đời thứ 6,7 (Lục, Thất đại)…vv. Nhưng dù vị trí mối quan hệ là thế nào đi nữa thì vẫn sẽ gọi chung là Bà Cô Tổ vì danh hiệu của Bà là như vậy.

Tại sao Bà Cô Tổ phải có bát hương thờ riêng ?

Việc lập bát hương thờ Bà Tổ Cô là điều cần thiết bởi những vong hồn này vô cùng linh thiêng, đặc biệt đối với những ngôi nhà có vong hồn này. Khi cúng bái thành tâm và cẩn thận thì sẽ an ủi được những vong linh này bởi họ rất linh thiêng và sẽ luôn chứng giám cho tấm lòng thành kính của mình.

Bà Cô Tổ vẫn được thờ trên bàn thờ tổ tiên, nhưng vì tuổi nhỏ, sợ không dám cùng về hưởng lộ với các cụ tổ tiên và thần linh trên một giường thờ chung nên phải có bát hương riêng cho họ. Cũng như ở dưới trần gian, tại nhiều gia đình, trẻ con không được phép ngồi cùng ăn với người lớn, nên có những bát hương thờ riêng cho Bà Cô Tổ.

Bát hương được đặt ở đâu ?

Bát hương thờ Bà Cô Tổ được đặt ở vị trí thấp hơn bát hương của thần linh thổ địa (thổ công), thấp hơn (hoặc bằng) bát hương gia tiên. Không được đặt ngang hàng với bát hương của tổ tiên.

Người như thế nào thì sẽ được gọi là Ông Mãnh Tổ?

Người ta thường hay quan tâm, kêu cầu, nhắc tới Bà Cô Tổ dòng họ chứ không mấy khi quan tâm và tìm hiểu về Ông Mãnh Tổ của dòng họ. Vậy Ông Mãnh Tổ của dòng họ là ai?

Mãnh Tổ dòng họ là người nam chết trẻ khi còn chưa lập gia đình, độ tuổi thường từ 13 tuổi trở lên hoặc là người đàn ông sống độc thân chết khi trung tuổi hoặc cao tuổi.

Ông Mãnh Tổ là người không do Hội Đồng Gia Tiên của dòng họ bầu cử ra mà sẽ do Hội Đồng Quan Sai Địa Phủ chỉ định. Mãnh Tổ là người tu tập theo đạo Phật hoặc đạo Tiên (Mẫu), người sẽ chịu trách nhiệm quản lý, giám sát, giúp đỡ các vong linh gia tiên tiền tổ nơi địa phủ.

Khi ở dưới địa phủ, Ông Mãnh Tổ có thể làm Phán Quan (Phán Quan điện ngục hoặc Phán Quan địa ngục) hoặc Hành Sai địa phủ chứ không nắm giữ bất cứ cương vị nào khác. Bởi vậy khi một người thân mất đi, trong các buổi lễ cúng vong 49 ngày hoặc 100 ngày thường trong sớ Gia Tiên bao giờ cũng sẽ phải thỉnh đến Ông Mãnh Tổ dòng họ…

Dòng họ có thể lụi bại nếu Ông Mãnh Tổ bị giam cầm trong địa ngục

Bà Cô Tổ, Ông Mãnh Tổ Là Ai?

Bà cô tổ trong dòng họ

Trong những trường hợp đặc biệt, Mãnh Tổ của dòng họ có thể bị giam cầm nơi địa ngục do những tội lỗi gây ra khi còn ở dương thế và lúc này vong chưa thể tu học được. Tuy nhiên nếu được thoát linh địa ngục thì vong sẽ được bổ nhiệm làm Phán Quan hoặc Hành Sai, sau đó được cấp phép tu học theo một trong hai đạo đã nói ở trên.

Trường hợp đặc biệt hơn nữa là dòng họ vô phúc, Ông Mãnh Tổ được chỉ định làm Quỷ Thần (hại người), vào trường hợp này dòng họ đó không thể tồn tại lâu được, đến một thời điểm nào đó sẽ mất cả họ. Bà Cô Tổ dẫu có linh thiêng đến mấy mà không giác ngộ được con cháu ở dương gian làm lễ phả độ gia tiên thì cũng không có cách nào cứu nổi.

Nếu Ông Mãnh Tổ là quỷ thần, Bà Cô Tổ lại bị giam ở địa ngục thì thật là một cảnh bi đát trớ trêu khốn cùng, dòng họ ấy sẽ suy bại, chết yểu, thảm thương, vô phương cứu chữa.

Khi có Ông Mãnh Tổ mới thay thế (thường thì phải sau hàng ngàn năm dương trần) thì Ông Mãnh Tổ cũ mới siêu thoát sang cõi giới khác, tiếp tục con đường tu tập đạo pháp, hoặc được bổ nhiệm làm tiểu thần chứ không bao giờ quay lại đầu thai làm kiếp người nữa. Trong khi đó Cô Tổ dòng họ có thể thăng thiên hoặc cũng có thể đầu thai về cõi nhân gian làm người.

Như vậy chúng ta hiểu rõ được Ông Mãnh Tổ cũng có quyền hạn đáng kể, tuy nhiên khi cúng lễ (vào các ngày như mồng 1, ngày rằm…) thì âm luật lại chỉ cho phép thỉnh Cô Tổ dòng họ chứ không được thỉnh đến Ông Mãnh Tổ và khi lập bát hương cũng chỉ lập bát hương Cô Tổ dòng họ đại diện, không được lập bát hương thờ Ông Mãnh Tổ. Nếu một gia đình nào đó có người hợp vía, hợp mệnh với Ông Mãnh Tổ thì mới được phép khấn mời Ông Mãnh về thụ thực trong những nghi lễ cúng khấn và kêu cầu sự giúp đỡ.

Sắm lễ cúng Bà Cô Tổ gồm những gì ?

Trên bàn thờ Bà Tổ Cô Ông Mãnh sẽ thường có những vât phẩm bao gồm: bài vị (đặt trên chiếc bệ, hoặc cũng có gia đình không có bài vị cho bà Tổ Cô Ông Mãnh), cây đèn cày hoặc thắp một ngọn nến mỗi khi cúng lễ, một bình hương nhỏ, ly rượu đặt trên đài, đĩa trầu cau, chén nước.

Người ta thường cúng Bà Tổ Cô Ông Mãnh vào những ngày kỵ, tuần tiết sắc vọng hoặc dịp giỗ, lễ Tết giống như thờ cúng Gia Tiên. Người cúng Bà Tổ Cô thường là chủ nhà, người con trưởng trong gia đình.

Một điều cần chú ý là khi bái cúng giỗ Bà Cô Ông Mãnh thì bạn nên chuẩn bị một cách thật kỹ lưỡng và cẩn thận để tránh những bất cẩn hay gây ra khiến Bà Tổ Cô, Ông Mãnh không vui.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Kiến Vào Nhà Là Điềm Báo Gì? Điềm Lành Hay Dữ

Kiến Vào Nhà Là Điềm Báo Gì? Điềm Lành Hay Dữ

Trong cuộc sống hàng ngày, kiến ​​là một loài động vật rất phổ biến, đặc biệt vào mùa hè, kiến ​​thường có thể bắt gặp ở ngoài trời. Nhưng nếu trong nhà có rất ít kiến ​​thì cũng không cần quá lo lắng, có thể chỉ là do điều kiện vệ sinh của nhà không tốt hoặc thời tiết khô nóng.

Duyên âm là gì? Dấu hiệu và hóa giải duyên âm như thế nào?

Duyên âm là gì? Dấu hiệu và hóa giải duyên âm như thế nào?

Duyên âm là gì? Duyên âm có thật không? Các dấu hiệu bị duyên âm là gì? Cách hóa giải, cách cắt duyên âm như thế nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này.

Con cầu tự là gì? Con cầu tự có khó nuôi như lời đồn hay không?

Con cầu tự là gì? Con cầu tự có khó nuôi như lời đồn hay không?

Vô sinh hiếm muộn hiện nay cũng rất nhiều, khi lấy vợ lấy chồng được 3 năm trở lên thì người ta nghĩ ngay đến việc điều trị, tìm cách co con. Thế nhưng có nhiều trường hợp không có bệnh gì mà mãi vẫn không sinh con.