Quẻ 2 : Quẻ Thuần Khôn

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 26 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Thuần Khôn: Quẻ Thuần Khôn chỉ thời cuộc thiên về nhu thuận, bình lặng, không hợp với những đổi thay sóng gió hay bạo lực. Là thời vận của sự bao dung, của tôn giáo, chiêm bốc, kẻ tu hành ẩn dật. Mọi mưu đồ trái với lẽ trên đều thất bại.

*Quẻ Thuần Khôn: Quẻ Thuần Khôn chỉ thời cuộc thiên về nhu thuận, bình lặng, không hợp với những đổi thay sóng gió hay bạo lực. Là thời vận của sự bao dung, của tôn giáo, chiêm bốc, kẻ tu hành ẩn dật. Mọi mưu đồ trái với lẽ trên đều thất bại. Vì vậy nên yên tâm ở nghề nghiệp cũ, lắng nghe ý kiến người trên, làm theo mọi người, không nên đặt mục đích quá cao mà thất bại, tài vận chưa đến, kinh doanh mức cũ hoặc cùng hợp tác với nhiều người. Nên làm các công việc từ thiện. Xuất hành đi xa bất lợi. Kiện tụng khó xong. Thi cử khó đạt như ý. Tình yêu lắm mối nhưng không thuận lợi. Hôn nhân nhiều do dự khó thành.

Ý nghĩa tượng Quẻ: “Hổ Ngã Đắc Thực” –> Toại Lòng mã ý (tốt)

ý nghĩa quẻ thuần khôn

Quẻ 2 : Quẻ Thuần Khôn

Nội quái, ngoại quái đều là Khôn

*Ý nghĩa: Nguyên, hanh, lợi, tẫn mã chi trinh. Quân tử hữu du vãng, tiền mê hậu đắc, chủ lợi. Tây nam đắc bằng, đông bắc táng bằng. An trinh, cát

*Dịch: Khôn có đức đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, đức chính và bền của con ngựa cái. Người quân tử có việc làm mà thủ xướng thì lầm, để người khác thủ xướng mà mình theo sau thì được. chỉ cốt lợi ích cho vạn vật. đi về phía tây nam thì được bạn, về phía đông bắc thì mất bạn. An lòng giữ đức bền vững, cát lợi.

Quẻ Thuần Càn gồm 6 hào dương, quẻ Thuần Khôn gồm 6 hào âm. Càn “tượng” (1) trời thì Khôn “tượng” đất. Càn cương kiện thì Khôn nhu thuận. Càn tạo ra vạn vật ở vô hình, thuộc phần khí; nhưng phải nhờ Khôn vạn vật mới hữu hình, mới sinh trưởng, cho nên công của Khôn cũng lớn như công của Càn; chỉ khác Khôn phải ở sau Càn, tùy theo Càn, bổ túc cho Càn; cho nên các đức nguyên, hanh, lợi, Khôn có đủ như Càn; chỉ riêng về đức trinh (chính và bền) thì Khôn hơi khác: tuy chính và bền nhưng phải thuận. Vua Văn Vương dùng con ngựa cái để “tượng” Khôn: Tuy ngựa là một giống mạnh nhưng ngựa cái luôn có tính thuận theo ngựa đực.

Cũng vì Khôn có đức thuận, cho nên khởi xướng phải là Càn, Khôn chỉ tiếp tục công việc của Càn. Người quân tử nếu ở vào địa vị Khôn, phải tùy thuộc người trên mà làm việc cũng đừng nên khởi xướng để khỏi lầm lẫn, chờ người ta khởi xướng rồi mới theo thì được việc, như vậy là có đức dày như đất, chở được muôn vật, lớn cũng không kém đức của trời (Càn): “Quân tử dĩ tự cường bất tức” là bài học rút ra từ quẻ Càn.

Chu Công còn khuyên đi về phía Tây Nam vì trên Hậu thiên bát quái Khôn ở phía Tây thì được bạn (hoặc được tiền bạc, vì chữ “bằng” cò thể hiểu là bằng hữu, cũng có thể hiểu là bằng bối: bối là vỏ sò ngao xưa dùng làm tiền, 1 bằng là 2 hoặc 10 bối) nếu đi về phía Đông bắc thuộc dương thì mất bạn (hoặc tiền bạc). Được quẻ này, nên theo những lời khuyên đó mà an lòng, giữ đức bền vững thì tốt.

Câu “Quân tử hữu du vãng, tiên mê hậu đắc” được hiểu là: “Người quân tử có đi đâu thì trước lầm sau đúng”, làm rõ cái đạo “thuận tòng thì tốt” của Khôn, tượng như người quân tử khởi đầu lầm lẫn nhưng vẫn bền trí, kiên định vượt qua để rồi thành đại sự. Đó là lý do vì sao người quân tử nếu ở vào địa vị Khôn, nên thận trọng, tùy thuộc người trên mà làm việc cũng đừng nên khởi xướng để khỏi lầm lẫn ban đầu.

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Lý sương, kiên băng chí

Tượng: Đạp lên sương thì biết băng dày sắp đến

Lời giảng: Đây là hào âm đầu tiên trong quẻ. Âm thì lạnh, nên Chu Công ví với sương lạnh mới kết lại thì thành sương, rồi lần lần, lạnh hơn, nước sẽ đông lại thành băng. Hào này có hàm cái ý phải thận trọng từ những bước đầu. Tiểu tượng truyện không giảng thêm, còn Văn ngôn truyện thì khuyên ta: “Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc (để đến đời sau); nhà nào tích lũy điều chẳng lành thì tất có thừa tai vạ (để đến đời sau). Như việc bề tôi giết vua, con giết cha, nguyên do không ở trong một buổi sớm chiều; tất dần dà có từ lâu rồi, mà người ta không biết lo toan từ sớm vậy” (tích thiện chí gia tất hữu dư khách, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương: Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triều nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hĩ. Do biện chi bất tảo biện dã).”

Hào 2: Trực phương đại, bất tập vô bất lợi.

Tượng: Âm (Đức của mình) thẳng, vuông, lớn thì không học tập cũng không có gì là không lợi.

Lời giảng: Hào này rất tốt: thể là âm, vị cũng là âm ( hào chẵn), thế là đắc chính, cho nên bảo là có đức thẳng (trực) nó lại đắc trung, (ở giữa nội quái) cho nên bảo là vuông vức (phương) nó lại ở trong quẻ Khôn, có qui mô lớn, nên không học tập khó khăn mà hành động nào cũng hợp đạo lý.

Văn ngôn giảng thêm: người quân tử muốn như hào 2 này mà ngay thẳng ở trong lòng thì phải có đức kinh; vuông ở ngòai (khi tiếp vật) thì phải có đức nghĩa. Có hai đức kính, nghĩa đó thì sẽ không đơn độc. Nguyên văn: “bất cô”, Chu Hi giảng là to lớn, tức có ý cho rằng: Kính thì “trực”, nghĩa thì “phương”. Có đủ kính và phương thì là “đại”. Chúng tôi hiểu theo câu: Đức bất cô, tất hữu lân” (người có đức thì không lẻ loi, tất có bạn cũng trọng đạo đức như mình (bạn đây là hào 5, ứng với 2).

Hào 3: Hàm chương khả trinh, hoặc tòng vương sự, vô thành hữu chung.

Tượng: Ngậm chứa (đừng để lộ ra) đức tốt mà giữ vững được, có khi theo người trên mà làm việc nước, đừng chiếm lấy sự thành công thì sau cùng sẽ có kết quả.

Lời giảng: Hào 3 là âm mà ở vào địa vị dương (lẻ), như vậy là không đắc chính, nhưng nó vốn có đức nhu thuận của quẻ Khôn, thêm được tính cương kiện của vị dương, thì lại là tốt (đây là lẽ biến hóa của Dịch). Nó đứng trên cùng nội quái, tức có thể có chức phận, cho nên bảo là có lúc theo bề trên làm việc nước. Nhưng nó nên nhún nhường, nhu thuận (đức của Khôn) chỉ làm trọn nghĩa vụ mà đừng chiếm lấy sự thành công thì sau cùng sẽ có kết quả.

Hào 4: Quát nang, vô cữu, vô dự.

TượngNhư cái túi thắt miệng lại, (kín đáo giữ gìn) không tội lỗi mà cũng không danh dự.

Lời giảng: Hào 4 là âm ở địa vị âm trong một quẻ tòan âm, mà không đắc trung như hào 2, ví như người quá nhu thuận, vô tài, không có chút cương cường nào. Đã vậy, mà ở sát hào 5, tức là có địa vị một đại thần, tài thấp mà địa vị cao, nên phải thận trọng thì mới khỏi tội lỗi, an thân, mặc dầu không có danh dự gì.

Hào 4 quẻ Càn cũng ở địa vị như hào này, nhưng là dương, có tài năng, nên còn có thể bay nhảy, tiến được (hoặc dược), khác nhau ở chỗ đó.

Văn ngôn cho hào này có cái tượng “âm cự tuyệt dương” (vì không có chút dương nào cả từ bản thể tới vị), như vậy là âm dương cách tuyệt nhau, trời đất không giao nhau (thiên địa bĩ), lúc đó hiền nhân nên ở ẩn (hiền nhân ẩn), rất thận trọng thì không bị tai họa.

Hào 5: Hoàng thường, nguyên cát.

Tượng: Như cái xiêm màu vàng, lớn, tốt (rất tốt).

Lời giảng: Giảng Hào 5 là hào chí tôn trong quẻ , đắc trung. Tuy nó không đắc chính vì là âm mà ở vị dương; nhưng ở trong quẻ Khôn,như vậy lại tốt vì có chút cương, không thuần âm, thuần nhu, như hào 4, tức là có tài, nhưng vẫn là Khiêm nhu (vì là âm). Âm còn hàm ý văn vẻ nữa, trái với dương cương kiện là võ. Cho nên Chu Công cho là hào này rất tốt, và “tượng” bằng cái xiêm màu vàng. Vàng là màu của đất, của trung ương (hàm ý không thái quá, không bất cập) của vàng, đồng, nên người Trung Hoa thời xưa rất quí, chỉ vua chúa mới được dùng màu vàng trong y phục. xiêm là một bộ phận y phục ở phía dưới, đẹp đẽ, hàm cái nghĩa khiêm hạ, không tự tôn.

Văn ngôn bàn thêm: người quân tử có đức trung (màu vàng) ở trong mà thông suốt đạo lý, ở ngôi cao mà vẫn khiêm, tự coi mình ở thể dưới (như cái xiêm); như vậy là chất tốt đẹp ở bên trong mà phát ra bề ngòai, làm nên sự nghiệp lớn, tốt đẹp như vậy là cùng cực.

Như vậy Dịch tuy coi âm (Khôn) không quí bằng dương (Càn), nhưng có lúc coi trọng đức khiêm nhu, mà Dịch cho là đức của người văn minh. Tinh thần đó là tinh thần hiếu hòa, trọng văn hơn võ. Hào 5 quẻ Càn, Chu Công cho là đại quí (long phi tại thiên) nhưng chỉ bảo: “Lợi kiến đại nhân”; còn hào 5 quẻ không thì khen là”nguyên cát” hào tốt nhất trong Kinh Dịch, là có nghĩa vậy.

Hào 6: Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng.

Tượng: Như rồng đánh nhau ở đồng nội, đổ máu đen máu vàng.

Lời giảng: Hào này âm lên tới điểm cực thịnh. Âm dương tuy bổ túc nhau, nhưng bản thể vẫn là ngược nhau, đối địch nhau. Khi âm cực thịnh, dương cũng vậy ( hào 6 quẻ Càn) thì hai bên tất tranh nhau, và cả hai đều bị hại. Đạo đến đó là cùng rồi. cũng vẫn cái nghĩa thịnh cực thì suy như hào 6 quẻ Càn.

Dụng lục: Lợi vĩnh trinh

Tượng: Nên lâu dài, chính và bền.

Ý nghĩa:

Kiên trí điều chỉnh lâu dài mới có lợi. Hào 1 cũng đã nói: “Dẫm lên sương phải biết trước băng sẽ đến”. Tai họa cũng thế, nó là kết quả tất yếu của nhiều điều ác đem đến. Mọi cái không phải tự nhiên mà xảy ra, mà đều phải có nguồn gốc. Từ đó mà khuyên: làm điều thiện là tích phúc cho con cháu, làm điều ác sẽ gây họa sau này. Vì vậy phải luôn nhớ dùng cái đức khiêm nhường, bao dung, nhu thuận của quẻ Khôn để xử thế.

Xem thêm:

  1. Quẻ bát thuần càn
  2. Quẻ thủy lôi truân
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 61: Phong Trạch Trung Phu

Quẻ 61: Phong Trạch Trung Phu

*Quẻ Phong Trạch Trung Phu: Quẻ cát. Trung Phu có nghĩa là trung chính, tín nghĩa. Khuyên người lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không không chở gì cả, thật là an toàn.

Quẻ 43: Trạch Thiên Quải

Quẻ 43: Trạch Thiên Quải

*Quẻ Trạch Thiên Quải: Quẻ cát. Quải có nghĩa là cương quyết, mạnh mẽ mà vui vẻ, vì vậy nó có hình tượng “ong thoát khỏi lưới”. Khuyên người nên giữ đạo trung chính, kiên quyết bài trừ việc xấu thì lâu dài ắt có lợi.

Quẻ 60: Thủy Trạch Tiết

Quẻ 60: Thủy Trạch Tiết

*Quẻ Thủy Trạch Tiết: Tiết là điều hòa, là tiết chế. Điều hòa để con người chúng ta hòa điệu cùng hoàn cảnh xã hội, tự nhiên và vũ trụ. Khuyên người tiết chế để cuộc sống chúng ta cân bằng, hợp lẽ với thiên nhiên thì chẳng có gì tốt bằng, không phải hối tiếc.