Quẻ 40: Lôi Thủy Giải

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 18 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Lôi Thủy Giải: Quẻ cát. Giải có nghĩa là khó khăn tiêu tan, khó khăn không còn, vì thế nó có hình tượng “thoát nạn ở ngũ quan”. Quẻ có điềm may mắn, khuyên người sau khi thoát nạn xong thì nên khoan hồng với kẻ lỡ lỗi lầm, đừng đa sự, chỉ cần khôi phục trật tự cũ, và củng cố nó bằng một số công việc, nhưng phải làm cho mau để khỏi phiền nhiễu.

*Quẻ Lôi Thủy Giải: Quẻ cát. Giải có nghĩa là khó khăn tiêu tan, khó khăn không còn, vì thế nó có hình tượng “thoát nạn ở ngũ quan”. Quẻ có điềm may mắn, khuyên người sau khi thoát nạn xong thì nên khoan hồng với kẻ lỡ lỗi lầm, đừng đa sự, chỉ cần khôi phục trật tự cũ, và củng cố nó bằng một số công việc, nhưng phải làm cho mau để khỏi phiền nhiễu.

ý nghĩa tượng quẻ: Ngũ quan thoat nạn —> Cát trong hung

Ý nghĩa quẻ lôi thủy giải

Quẻ lôi thủy giải

 Nội quái Khảm, ngoại quái Chấn

*Ý nghĩa:  Tán dã. Nơi nơi. Làm cho tan đi, như làm tan sự nguy hiểm, giải phóng, giải tán, loan truyền, tuyên truyền, phân phát, lưu thông, ban rải, ân xá. Lôi vũ tác giải chi tượng: tượng sấm động mưa bay.

*Kiến giải: Không thể bị nạn hoài được, thế nào cũng tới lúc giải nạn, vì vậy sau quẻ Kiển tới quẻ Giải. Giải là cởi, tan.

*Thoán từ: Lợi Tây nam, vô sở vãng, kì lai phục, cát. Hữu du vãng, túc, cát.

*Dịch: Tan cởi: đi về Tây nam thì lợi, đừng đa sự, cứ khôi phục lại như cũ thì tốt. Nhưng cũng có điều đáng làm, làm cho chóng thì tốt.

*Giảng: Tượng quẻ là âm dương giao hoà với nhau, sấm (Chấn) động và mưa (Khảm) đổ, bao nhiêu khí u uất tan hết, cho nên gọi là Giải. Cũng có thể giảng: Hiểm (Khảm) sinh ra nạn, nhờ động (Chấn) mà thoát nạn nên gọi là Giải.

Khi mọi hoạn nạn đã tan rồi, thì dân chỉ mong an cư lạc nghiệp, người trị dân nên có chính sách khoan đại, giản dị (Tây Nam thuộc Khôn là đường lối khoan đại, bình dị); đừng đa sự, cứ khôi phục trật tự cũ cũng đủ tốt rồi. Tuy nhiên cũng phải trừ những tệ đã gây ra những hoạn nạn trước kia, cũng phải sửa đổi cho sự bình trị được lâu dài, công việc đó nên làm cho mau xong (vẫn là ý đừng đa sự) thì tốt.

Đại tượng truyện khuyên sau khi giải nạn rồi, nên tha tội cho những kẻ lầm lỗi trước, nếu không tha được thì cũng nên giảm án cho nhẹ đi (quân tử dĩ xá quá, hựu tội).

Ý nghĩa hào từ

Hào 1:  Vô cữu.

Tượng: Không lỗi.

Lời giảng: Mới bắt đầu vào thời cởi mở, hào này âm nhu, mà có dương cương (hào 4) ở trên ứng, cứ lặng lẽ ở yên không sinh sự thì không có lỗi gì cả.

Hào 2: Điền hoạch tam hồ, đắc hoàng thỉ, trinh, cát.

Tượng: Đi săn được ba con cáo, được mũi tên màu vàng, giữ đạo chính thì tốt.

Lời giảng: Không ai biết “ba con cáo” ám chỉ những hào nào, Chu Hi ngỡ là hào âm 1, 3 và trên cùng (trừ hào âm 5). Chỉ có thể đoán ý rằng: hào này dương cương, ứng với hào 5 âm, vị nguyên thủ, cho nên thế khá mạnh, có trách nhiệm với quốc gia trừ bọn tiểu nhân (ba con cáo), mà không mất mũi tên màu vàng (tức đạo trung trực – vàng là màu của trung ương, mũi tên tượng trưng cho việc ngay thẳng: trực). Hào từ khuyên phải giữ vững (trinh) đạo trung đó thì mới tốt.

Hào 3: Phụ thả thừa, trí khấu chí; trinh lận.

Tượng: Kẻ mang đội đồ vật mà lại ngồi xe là xui bọn cướp tới, nếu cứ giữ cái thói đó (trinh ở đây nghĩa khác trinh ở hào trên ) thì phải hối hận.

Lời giảng: Hào này âm nhu, bất chính, bất trung mà ở trên cùng nội quái, tức như kẻ tiểu nhân ở ngôi cao, không khác kẻ vừa mang đội (người nghèo) mà lại ngất ngưởng ngồi xe (như một người sang trọng), chỉ tổ xui cướp tới cướp đồ của mình thôi.

Theo Hệ từ thượng truyện, Chương VIII, Khổng tử bàn rộng ra như sau: ‘người thường mà ngồi xe của người sang là xui kẻ cướp tới cướp đoạt của mình. Người trên khinh nhờn kẻ dưới tàn bạo thì kẻ cướp (giặc) tìm cách đánh đuổi ngay. Giấu cất không kín đáo là dạy cho bọn gian vào lấy của nhà mình; trau giồi nhan sắc là dạy cho bọn gian dâm tới hiếp mình”.

Hào 4: Giải nhi mẫu, bằng chí tư phu.

Tượng: Bỏ ngón chân cái của anh đi (chữ nhi ở đây là đại danh từ) thì bạn (tốt) mới tới và tin cậy anh.

Lời giảng: Hào này là dương, tuy không chính (vì ở ngôi âm) nhưng ở gần hào 5, vị nguyên thủ, là có địa vị cao. Nó ứng với hào 1 âm, tiểu nhân ở dưới, nên bị nhiều người chê, nếu nó biết tuyệt giao với hào 1 (tượng trưng bằng ngón chân cái, ở chỗ thấp nhất trong cơ thể) thì người tốt mới vui tới mà tin cậy ở nó.

Hào 5:  Quân tử duy hữu giải, cát; hữu phu vu tiểu nhân

Tượng: Người quân tử phải giải tán bọn tiểu nhân đi thì mới tốt; cứ xem bọn tiểu nhân có lui đi không thì mới biết chắc được mình có quân tử hay không.

Lời giảng: Hào 5 âm nhu, chưa chắc đã là quân tử, nhưng ở địa vị chí tôn, làm chủ quẻ, cho nên Hào từ khuyên phải tuyệt giao với bọn tiểu nhân (tức ba hào âm kia) thì mới tỏ rằng mình là quân tử được.

Hào 6: Công dụng xạ chuẩn vu cao dung chi thượng. Hoạch chi, vô bất lợi.

Tượng: Một vị công nhắm bắn con chim chuẩn ở trên bức tường cao. Bắn được, không gì là không lợi.

Lời giảng: Đã tới lúc cuối cùng thời giải, nội loạn đã an rồi, nếu còn kẻ ở ngoài dám gây loạn (tượng trưng là con chim chuẩn ở trên bức tường cao). Thì cứ diệt đi, sẽ thành công. Vị “công” ở đây là hào trên cùng.

Theo Hệ từ hạ truyện, Khổng tử giải thích hào này như sau: “chuẩn là một loài chim, cung tên là đồ dùng, kẻ bắn là người. Người quân tử chứa sẳn đồ dùng (tài, đức) ở trong mình, đợi thời mà hoạt động thì có gì chẳng lợi.

Ý nghĩa quẻ này ở trong Thoán từ: Dẹp loạn xong thì nên khoan hồng với kẻ lỡ lỗi lầm, đừng đa sự, chỉ cần khôi phục trật tự cũ, và củng cố nó bằng một số công việc, nhưng phải làm cho mau để khỏi phiền nhiễu dân.

Xem thêm:

  1. Quẻ hỏa trạch khuê
  2. Quẻ phong hỏa gia nhân
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Cách Lập Quẻ Kinh Dịch Theo Thời Gian Nhanh Nhất

Cách Lập Quẻ Kinh Dịch Theo Thời Gian Nhanh Nhất

Trước khi gieo quẻ kinh dịch, nên tìm không gian yên tĩnh. Cần tập trung tinh thần, không được xem việc gieo quẻ là trò chơi, một bài thử, phải thật nhất tâm. Nếu không thì sẽ khó có thể dự đoán chính xác do những nguyên nhân khách quan bên ngoài và bản thân tâm thức người gieo vẫn còn ngờ vực. Thành tâm niệm: “Con thành tâm kính xin các ngài Nho – Y – Lý – Số chỉ đường giúp con về sự việc …” rồi lập quẻ.

Quẻ 58: Thuần Đoài

Quẻ 58: Thuần Đoài

*Quẻ Thuần Đoài: Quẻ cát. Đoài có nghĩa là vui vẻ, lâm sự mà vui. Vì vậy nó có hình tượng “nhân trời mưa đánh vữa”. Quẻ có điềm “vô cùng thuận tiện”, là quẻ cát trong kinh dịch. Khuyên người họp bàn cùng nhau giảng nghĩa lý, đạo đức, rồi cùng nhau thực hành (dĩ bằng hữu giảng tập), để giúp ích cho nhau mà hai bên cùng vui vẻ.

Quẻ 16: Lôi Địa Dự

Quẻ 16: Lôi Địa Dự

*Quẻ Lôi Địa Dự: Quẻ cát. Dự có nghĩa là vui vẻ, lịch duyệt. Quẻ chỉ thời vận đang lúc thịnh trị, nhiều điều vui mừng, là thời cơ tốt cho mọi việc nhưng dễ sa đà vào những cuộc vui chơi hoạn lạc mất phương hướng, chủ quan đưa đến thất bại. Khuyên người nên biết giữ mình, trong cảnh vui vẫn giữ cao cảnh giác, không sa đọa.