Quẻ 1: Quẻ Thuần Càn
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 51 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Quẻ Thuần Càn là quẻ tốt, dương cực thịnh, lợi cho những điều tích cực. Quẻ chủ về tương lại sáng sủa, tài vận tốt về sau, kinh doanh nhiều tài lộc, thi cử dễ thành đạt, công việc hanh thông. Đặc biệt, quẻ áp dụng cho việc mưu cầu công danh, hoạt động kinh tế rất tốt.
Quẻ Thuần Càn là quẻ tốt, dương cực thịnh, lợi cho những điều tích cực. Quẻ chủ về tương lại sáng sủa, tài vận tốt về sau, kinh doanh nhiều tài lộc, thi cử dễ thành đạt, công việc hanh thông. Đặc biệt, quẻ áp dụng cho việc mưu cầu công danh, hoạt động kinh tế rất tốt.
Khốn Long đắc thủy : Nghĩa là thời vận đã đến. Tuy nhiên nếu gieo được quẻ này thì vào mùa đông sẽ không được tốt, các mùa còn lại đều tốt.
Ý nghĩa Quẻ bát thuần càn (Càn Vi Thiên)
Nội quái, ngoại quái đều là Càn
*Ý nghĩa: Kiện dã, chính yếu, cứng mạnh, khô, lớn, khỏe mạnh, đức không nghỉ. Nguyên – Hanh – Lợi – Trinh: Vạn vật có sự khởi đầu, lớn lên, toại trí, hóa thành.
*Dịch: Càn có (có bốn đức – đặc tính): đầu tiên và lớn, hanh thông, thích đáng, chính và bền. Bói được quẻ này thì rất tốt, hanh thông, có lợi và tất giữ vững được cho tới lúc cuối cùng.
Quẻ Thuần Càn có sáu hào đều dương cả, có ý nghĩa cương cường, vững mạnh, tượng cho trời, vua người đàn ông lớn tuổi, người cha…Trời có đức “nguyên” vì là nguồn gốc của vạn vật; có đức “hanh” vì làm ra mây, mưa để cho vạn vật sinh trưởng đến vô cùng, có đức “lợi” và “trinh” vì biến hóa, khiến cho vật gì cũng giữ được bản tính được nguyên khí cho thái hòa (cực hòa).
Bậc thánh nhân đứng đầu muôn vật, theo đạo Càn thì thiên hạ bình an vô sự.
Quẻ Càn tượng trưng cho người quân tử, bao gồm tứ đức:
– Nhân, đức lớn nhất, gốc của lòng người, tức như đức “nguyên” của trời.
– Lễ, là hợp với đạo lý, hợp với đạo lý thì hanh thông, cho nên lễ tức như đức “hanh” của trời.
– Nghĩa, đức này làm cho mọi người được vui vẻ sung sướng, tức như đức “lợi” của trời.
– Trí, là sáng suốt, biết rõ thị phị, có biết thị phi mới làm được mọi việc cho nên nó là đức cốt cán, cũng như đức “trinh” chính và bền – của trời.
Ý nghĩa hào từ trong quẻ bát thuần càn
Hào 1: Tiềm long vật dụng.
Tượng: Rồng còn ẩn mình đợi thời, chưa (đem tài ra) dùng được.
Lời giảng: Người Trung Hoa cho con rồng là thần vật, rất biến hóa, lúc ẩn lúc hiện, mà lại thuộc về lòai dương, cho nên chu Công dùng nó để cho ta dễ thấy ý nghĩa các hào – đều là dương cả – trong quẻ Thuần Càn.
Hào 1, ở dưới thấp nhất, cho nên ví nó với con rồng còn ẩn mình dưới vực sâu, chưa thể làm mây biến hóa được, còn phải đợi thời. Ý nghĩa rất rõ, Tiểu tượng truyện không giảng gì thêm. Còn Văn Ngôn truyện thì bàn rộng ra về cách sử sự của bâc thánh nhân, người quân tử : chưa gặp thời thì nên kiên trì tu đức, luyện tài, không vì thế tục mà lung lay đổi chí, không cầu danh, ở ẩn, không ai biết mình cũng không buồn, không gì lay chuyển được chí của mình.
Hào 2: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân.
Tượng: Rồng đã rời khỏi vực, nên kiến đại nhân để học
Lời giảng: Hào 2 là dương, ở giữa nội quái là đắc trung, như vậy là gặp thời, tài đức giúp ích cho đời được: lại thêm hào ứng với nó là hào 5, cũng là dương, cũng đắc trung (vì ở giữa ngọai quái); cho nên hào 2 có thể ví với con rồng đã rời vực mà hiện lên cánh đồng; mà cũng như người có tài đức gặp thời, nên kiến đại nhân).
Khuyên người có tài đức gặp thời này nên giữ đức tín, đức thận trọng trong ngôn, hành, tránh tà bậy, giữ lòng thành, giúp đời mà không khoe công, như vậy là giữ được đức trung chính của hào 2.
Hào 3: Quân tử chung nhật càn càn, tịch dịch nhược. Lệ, vô cữu.
Tượng: Người quân tử mỗi ngày hăng hái tự cường, đến tối vẫn còn thận trọng như lo sợ. Nguy hiểm, nhưng không tội lỗi.
Lời giảng: Hào 3 là dương lại ở vị ngôi dương, như vậy là rất cương cường mà không đắc trung. Hơn nữa, nó ở trên cùng nội quái mà chưa tiến lên ngọai quái, nghĩa là ở một chỗ chông chênh, rất khó xử, cho nên bảo là nguy hiểm (lệ). Nhưng nó vẫn là quân tử, có đức tự cường không ngừng, rất thận trọng, lúc nào cũng như lo sợ, cho nên tuy gặp thời nguy mà cũng không đến nỗi tội lỗi.
Người quân tử giữ trung tín để tiến đức; sửa lời nói (lập ngôn) vững lòng thành để lập sự nghiệp . . .nhờ vậy mà thấu được đạo lý, giữ được điều nghĩa làm được sự nghiệp tới cùng, ở địa vị cao mà không kiêu, địa vị thấp mà không lo. Lời khuyên đó cũng tựa như lời khuyên ở hào 2
Hào 4: Hoặc dược, tại uyên, vô cữu.
Tượng: Con rồng có khi bay nhảy, có khi nằm trong vực (biết tùy thời như thế thì) không lầm lỗi.
Lời giảng: Hào 4 là dương ở vị (ngôi) âm, như vậy là bất chính và bất trung; nó lại cũng như hào 3 ở địa vị chông chênh, mới rời nội quái tiến lên ngọai quái, tiến chưa chắc đã tốt mà thóai thì dở dang. Cho nên phải thận trọng xem xét thời cơ, nên tiến thì tiến (như con rồng bay nhảy) nếu không thì chờ thời (con rồng nằm trong vực), cho nên Chu Công dùng chữ “hoặc”: không nhất định.
Tuy bất chính, bất trung như nó có chất cương kiện (hào dương trong quẻ Càn) nên cũng như hào 3 là bậc quân tử , biết giữ tư cách, biết tùy thời, và rốt cuộc không có lỗi.
Hào này chỉ khác hào 3 ở chỗ nó có thể tiến được, còn hào 3 chưa thể tiến được.
Văn ngôn không giảng gì khác, chỉ khuyên người quân tử tiến đức tu nghiệp, chuẩn bị cho kịp thời để có lúc ra giúp đời.
Hào 5: Phi long tại thiên, lợi kiến đại nhân.
Tượng: Rồng bay trên trời, ra mắt kẻ đại nhân thì lợi.
Lời giảng: Hào 5 là dương ở vị (ngôi) dương cao nhất trong quẻ lại đắc trung (ở giữa ngọai quái), như vậy là có đủ những điều tốt,vừa cao quí vừa chính trung. Nó lại được hào 2 ở dưới ứng với nó, mà hào 2 cũng cương kiện, đắc trung như nó. Nó là hào tốt nhất trong quẻ , cho nên ví nó với con rồng bay trên trời, và ngôi của nó là ngôi chí tôn (ngôi vua).
Chữ đại nhân (người có tài đức) trỏ cả hào 5 lẫn hào 2: hai đại nhân ở hai hào đó nên gặp nhau, hợp lực với nhau thì có lợi.
Văn ngôn giảng thêm rất rõ và hay về bốn chữ lợi kiến đại nhân: “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; nước chảy xuống thấp, lửa bén tới chỗ khô; mây bay theo rồng, gió bay theo cọp, thánh nhân xuất hiện mà vạn vật đều trông vào (…) Mọi vật đều theo loài của nó” (Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; thủy lưu thấp, hỏa tựu táo, vân tòng long, phong tòng hổ, thánh nhân tác nhi vạn vật đổ (…) các tùy kỳ loại dã).
Hào 6: Kháng long hữu hối.
Tượng: Rồng lên cao quá, có hối hận.
Lời giảng: Hào 6 dương này ở trên cao của quẻ , cương kiện đến cùng rồi, như con rồng bay lên cao quá, không xuống được nữa, nếu vẫn còn hành động thì sẽ có điều đáng tiếc, vì lẻ thịnh quá thì tất suy, cương quá thì gãy, đầy thì không được lâu, (doanh bất khả cửu).
Hào 6 địa vị rất quí (vì ở trên cao hơn hết) nhưng không có ngôi, cao mà không có dân (vì hào 5 là vua mới có dân), các người hiền ở dưới mình mà không giúp đỡ mình (vì hào 3 tuy ứng với hào 6 nhưng lại ở nội quái, mà giữa hào 3 và hào 6 có hào 5 là vua làm chủ hào 3 rồi) cho nên hào 6 mà cố họat động thì tất có điều phải ăn năn.
Tóm lại thời của hào này là thời không nên họat động gì cả, sớm rút lui đi thì còn giữ được tư cách người quân tử, không có điều hối tiếc.
Dụng cửu: Kiến quần long vô thủ. Cát.
Tượng: Thấy bầy rồng không có đầu, tốt.
Ý nghĩa: Là bầy rồng đã bay lên trời, đầu bị mây che, nên chỉ thấy mình và đuôi. Đó là cái tượng rồng cưỡi mây lên trời vừa tầm, đủ cao, tượng trưng cho ý tượng trọn vẹn, đúng thời như lời từ hào 5, không thái quá để rồi hối hận như hào 6 và hoàn cảnh không đúng thời như hào 4.
Xem thêm: