Quẻ 29: Thuần Khảm

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 17 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Thuần Khảm: Quẻ hung. Khảm có nghĩa là hố, lõm, trũng, hình tượng đáy sông mò trăng. Quẻ có ý tượng nhất thời gặp khó khăn, hung hiểm, khuyên người phải giữ lòng chí thành, kiên định đợi thời.

*Quẻ Thuần Khảm: Quẻ hung. Khảm có nghĩa là hố, lõm, trũng, hình tượng đáy sông mò trăng. Quẻ có ý tượng nhất thời gặp khó khăn, hung hiểm, khuyên người phải giữ lòng chí thành, kiên định đợi thời.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Thúy Để Lao Huyệt” —> Uổng công phí sức

Ý nghĩa quẻ Thuần khảm

Quẻ 29: Thuần Khảm

 Nội ngoại quái Khảm

*Ý nghĩa:  Hãm dã. Hãm hiểm. Hãm vào ở trong, xuyên sâu vào trong, đóng cửa lại, gập ghềnh, trắc trở, bắt buộc, kìm hãm, thắng. Khổ tận cam lai chi tượng: tượng hết khổ mới đến sướng.

*Kiến giải: Lẽ trời không thể quá (cực đoan) được mãi, hễ quá thì sẽ phải sụp vào chỗ hiểm. Vậy sau quẻ Đại quá, tới quẻ Thuần khảm. Khảm có nghĩa là sụp, là hiểm.

*Thoán từ: Hữu phu, duy tâm hanh, hành hữu thượng.

*Dịch: Hai lớp khảm (hai lớp hiểm), có đức tin, chỉ trong lòng là hanh thông, tiến đi (hành động) thì được trọng mà có công.

*Giảng: Tập Khảm có nghĩa là trùng khảm, hai lần Khảm. Nhìn hình quẻ Khảm ta thấy một hào dương bị hãm vào giữa hai hào âm, cho nên Khảm có nghĩa là hãm, là hiểm.

Ta lại thấy ở giữa đặc (nét liền), ngoài rỗng (nét đứt), trái với quẻ Ly ☲ giữa rỗng trên dưới đặc, như cái miệng lò; chỗ rỗng đó là chỗ không khí vô để đốt cháy than, củi, cho nên Ly là lửa. Khảm trái với Ly, chỗ nào trống thì nước chảy vào; Ly là lửa thì Khảm là nước. Nguy hiểm không gì bằng nước sâu, không cẩn thận thì sụp xuống, chết đuối, nên bảo nước là hiểm.

Xét theo ý nghĩa thì hào dương ở giữa, dương là thực, thành tín, vì vậy bảo là Khảm có đức tin, chí thành (hữu phu) ở trong lòng, nhờ vậy mà hanh thông. Gặp thời hiểm , có lòng chí thành thì không bị tai nạn, hành động thì được trọng mà còn có công nữa.

*Thoán truyện: Nước chảy hoài mà không bao giờ ứ lại (lưu nhi bất doanh) chỗ hiểm trở nào cũng tới, cho nên bảo là có đức tin.

Lòng được hanh thông vì hai hào giữa (hào 2 và 5), đã cương mà đắc trung.

Trời có tượng hiểm (vì không lên trời được) ; đất có tượng hiểm, tức núi sông. Các bậc vương công theo tượng trời và đất mà đặt ra những cái hiểm (tức đào hào, xây thành, đạt ra hình pháp) để giữ đất đai và sự trật tự trong xã hội. Cái công dụng của hiểm nếu hợp thời thì cực lớn.

Đại tượng truyện khuyên nên theo cái đức chảy hoài không ngừng của nước mà giữ bền đức hạnh mà tu tĩnh không ngày nào quên.

Ý nghĩa hào từ quẻ thuần khảm

Hào 1: Tập khảm, nhập vu khảm năm ( có người đọc là đạm, hạm, lăm), hung.

Tượng: Hai lần hiểm, sụp vào hố sâu, xấu.

Lời giảng: Hào 1 đã âm nhu, lại ở dưới cùng quẻ Thuần Khảm hai lần hiểm, nên rất xấu.

Hào 2: Khảm hữu hiểm, cầu tiểu đắc.

Tượng: Ở chỗ nước (hiểm) lại có hiểm, mong làm được việc nhỏ thôi.

Lời giảng: Hào này dương cương, đắc trung, có tài trí, nhưng ở giữa thời trùng hiểm, trên dưới bị hai hào âm nhu bao vây, chưa thóat được; cho nên chỉ mong làm đựơc việc nhỏ thôi.

Hào 4 quẻ Dự (số 6) cũng là dương ở vị âm; cũng bị hai hào âm bao vây, còn kém hào 2 quẻ Khảm vì không đắc trung,vậy mà Hào từ cho là “đại hữu đắc” (thành côn lớn); còn hào 2 quẻ Khảm này chỉ cầu được “tiểu đắc” thôi; chỉ vì thời khác; thời quẻ Dự là thời vui vẻ, hanh thông, thời quẻ Khảm là thời gian nan, nguy hiểm.

Hào 3: Lai chi khảm khảm, hiểm thả chẩm, nhập vu khảm năm, vật dụng.

Tượng: Tới lui (chử chi ở đây nghĩa là đi) đều bị hãm, trước mặt là hiểm mà sau lưng lại kê (dựa) vào hiểm, chỉ càng sụp vào chỗ sâu hơn thôi, chớ dùng (người ở hoàn cảnh hào 3 này, không được việc gì đâu).

Lời giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính, ở trên cùng quẻ nội khảm, mà tiến lên thì gặp ngoại khảm, trước mặt là khảm, sau lưng là khảm, toàn là hiểm cả, cho nên chỉ sụp vào chỗ sâu hơn thôi.

Hào 4: Tôn tửu quĩ, nhị dụng phẫu, nạp ước tự dũ, chung vô cữu.

Tượng: Như thể chỉ dâng một chén rượu, một quĩ thức ăn, thêm một cái vò dựng vài thức khác nữa (không cần nhiều, hễ chí thành là được); (có thể tùy cơ ứng biến) dứt khế ước qua cửa sổ (chứ không đưa qua cửa chính), như vậy không có lỗi.

Lời giảng: Lời hào này gọn quá, khó hiểu. Phan Bội Châu giảng như sau: tôn là chén rượu, quĩ là đồ đựng thức ăn; nhị là thứ nhì, phó (trái với chánh) là thêm sao, phẫu là cái vò. Tôn tữu quí, nhị dụng phẫu nghĩa là rượu chỉ một chén, thức ăn chỉ một quĩ, các thức khác thêm vào chỉ dùng một cái vò cũng đủ. Ý nói không cần nhiều, miễn lòng chí thành là được. “Nạp ước tự dũ” Nghĩa là khế ước (để làm tin) đáng lẽ phải nộp qua cửa lớn, nhưng lại dứt qua cửa sổ (dũ), như vậy là không chính đại quang minh, nhưng gặp thời hiểm, khó khăn, có thể “bất đắc dĩ nhi dụng quyền” (quyền này không phải là quyền hành, mà là quyền biến: tùy cơ ứng biến), miễn là giữ được lòng chí thành.

Hào này như một vị đại thần, nhưng âm nhu, vô tài, không cứu đời ra khỏi cảnh hiểm được; cũng may mà đắc chính, chí thành, cứ giữ đức chí thành đó mà đối với vua, với việc nước, nếu lại có chút cơ trí, biết tòng quyền , thì rốt cuộc không có lỗi.

Hào 5:  Khảm bất doanh, chỉ kì bình, vô cữu.

Tượng: Nước (hiểm) chưa đầy, nhưng đến lúc nước đầy rồi, lặng rồi, thì sẽ khỏi hiểm, không có lỗi.

Lời giảng: Hào này dương cương, có tài, đắc trung, đắc chính, ở ngôi chí tôn, mới trải qua già nữa thời Khảm, hiểm chưa hết, nước còn dâng lên nữa, đến khi nào nước đầy rồi mới bình lại, mà dắt dân ra khỏi hiểm được. Chữ Kì ở đây nghĩa là bệnh, tức hiểm nạn, chỉ chữ khảm.

Hào 6: Hệ dụng huy mặc, trí vu từng cức, tam tuế bất đắc, hung.

Tượng: Đã trói bằng dây thừng to, lại đặt vào bụi gai, ba năm không được ra , xấu.

Lời giảng: Hào này âm nhu, ở trên cùng quẻ Khảm, chỗ cực kì hiểm, đã không có tài ra khỏi cảnh hiểm, lại không biết hối mà sửa mình, nên bị họa rất nặng.

Quẻ này là cái tượng quân tử bị tiểu nhân bao vây, chỉ có hai hào là tạm tốt (hào 2 và 5), còn các hào khác đều xấu. Lời khuyên quan trọng nhất gặp thời hiểm, phải giữ lòng chí thành, và biết tòng quyền.

Xem thêm:

  1. Quẻ Sơn Lôi Di
  2. Quẻ Sơn Thiên Đại Súc
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!
  • Thẩm Bách
    Thẩm Bách
    Xin hỏi thời gian mỗi quẻ kéo dài bao lâu? Ví như quẻ thuần Khảm?
    1 năm trước Reply  Like (0)
    • tuvicaimenh
      tuvicaimenh
      Mỗi quẻ khi lập đều có thời gian nhất định, và khi thời gian phụ thuộc vào câu hỏi của bạn.
      1 năm trước  Like (0)

Bài viết liên quan

Quẻ 44: Thiên Phong Cấu

Quẻ 44: Thiên Phong Cấu

*Quẻ Thiên Phong Cấu: Quẻ cát. Cấu có nghĩa là không hẹn mà gặp, có hình tượng “gặp bạn quê người”. Khuyên người phải chế ngự tiểu nhân và tật của ta từ khi nó mới xuất hiện. Muốn chế ngự tiểu nhân thì nên có độ lượng bao dụng có đức trung chính, nếu quá cương thì tiểu nhân sẽ không phục mình.

Quẻ 07: Địa Thủy Sư

Quẻ 07: Địa Thủy Sư

*Quẻ Địa Thủy Sư: Quẻ Bình. Sư có nghĩa là đám đông, quần chúng, quân đội…Tượng người quân tử bao dung dân, nuôi dưỡng quần chúng một cách nghiêm minh, luôn giữ điều trung chính. Trong công việc quản lý, hợp tác phải chọn người kết hợp cẩn thận, loại bỏ những người không xứng đáng để tránh tai vạ

Quẻ 40: Lôi Thủy Giải

Quẻ 40: Lôi Thủy Giải

*Quẻ Lôi Thủy Giải: Quẻ cát. Giải có nghĩa là khó khăn tiêu tan, khó khăn không còn, vì thế nó có hình tượng “thoát nạn ở ngũ quan”. Quẻ có điềm may mắn, khuyên người sau khi thoát nạn xong thì nên khoan hồng với kẻ lỡ lỗi lầm, đừng đa sự, chỉ cần khôi phục trật tự cũ, và củng cố nó bằng một số công việc, nhưng phải làm cho mau để khỏi phiền nhiễu.