Quẻ 22: Sơn Hỏa Bí

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 26 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Sơn Hỏa Bí: Quẻ bình. Bí nghĩa là trang sức, chỉ vẻ đẹp bên ngoài.Quẻ Bí chỉ thời vận xấu, bề ngoài tưởng mọi sự dễ dàng nhưng thực chất khó khăn, suy thoái. Quẻ khuyên người nên tìm về, cải thiện, xây dựng chất lượng từ bên trong, không nên nhìn nhận theo vẻ bề ngoài của sự vật, sự việc mà vội vàng đánh giá, nếu không sẽ phải hối tiếc.

*Quẻ Sơn Hỏa Bí: Quẻ bình. Bí nghĩa là trang sức, chỉ vẻ đẹp bên ngoài.Quẻ Bí chỉ thời vận xấu, bề ngoài tưởng mọi sự dễ dàng nhưng thực chất khó khăn, suy thoái. Quẻ khuyên người nên tìm về, cải thiện, xây dựng chất lượng từ bên trong, không nên nhìn nhận theo vẻ bề ngoài của sự vật, sự việc mà vội vàng đánh giá, nếu không sẽ phải hối tiếc.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Hỷ Khí Danh Môn” –> Tốt

Giải nghĩa quẻ sơn hỏa bí

Quẻ Sơn Hỏa Bí

Nội quái Ly, ngoại quái Cấn

*Ý nghĩa: Sức dã. Quang minh. Trang sức, sửa sang, trang điểm, thấu suốt, rõ ràng. Quang minh thông đạt chi tượng: quang minh, sáng sủa, thấu suốt.

*Kiến giải: Đám đông, hợp lại với nhau thì phải có trật tự, uy nghi, có văn vẻ, cho nên tiếp theo quẻ Phệ Hạp là quẻ Búi là văn vẻ, rực rỡ, sáng sủa trang sức.

*Thoán từ: Bí: hanh, tiểu lợi, hữu du vãng.

*Dịch: Trang sức văn vẻ thì hanh thông; làm việc gì mà chỉ nhờ ở trang sức thì lợi bé nhỏ mà thôi.

*Giảng: Trên là núi, dưới là lửa; lửa chiếu sáng mọi vật ở trên núi, như vậy làm cho núi đẹp lên, trang sức cho núi.

Còn một cách giảng nữa: trong nội quái (vốn là quẻ đơn Càn) hào 2, âm, vốn ở quẻ đơn Khôn, thay vào hào 2 dương của quẻ đơn Càn, thành quẻ đơn Ly, như vậy là tô điểm cho quẻ đơn Càn. Trong ngoại quái (vốn là quẻ đơn Khôn) hào trên cùng vốn ở quẻ đơn Càn, lại thay hào trên cùng của quẻ đơn khôn, thành quẻ đơn Cấn.

Nói cách khác, vắn tắt mà không sai mấy thì nội quái có một hào âm trang sức cho hai hào dương , còn ngoại quái có một hào dương trang sức cho hai hào âm, vì vậy mà gọi là quẻ Bí: trang sức.

Vật gì cũng vậy: có chất, tinh thần; mà lại thêm văn, hình thức, thì tốt (hanh thông), nhưng nếu chỉ nhờ ở trang sức mà thành công thì lợi ít thôi.

Thoán truyện bàn rộng thêm: âm nhu và dương cương giao với nhau, thay đổi lẫn nhau (tức hào 2 và hào trên cùng như trên mới giảng). Ðó là cái văn vẻ tự nhiên (thiên văn) của trời; còn cái văn vẻ nhân tạo (nhân văn) thì nên hạn chế (quẻ Cấn ở trên có nghĩa là ngăn, hạn chế), vì tuy nó có công giáo hóa thiên hạ, nhưng nhiều quá thì văn thắng chất, xấu.

Đại tượng truyện còn khuyên: Việc chính trị nhỏ thì dùng trang sức được; còn việc quan trọng như phán đoán hình ngục thì đừng nên quả quyết, tô điểm thêm.

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Bí kì chỉ, xả xa nhi đồ.

Tượng: Trang sức, trau giồi ngón chân (địa vị thấp) của mình; bỏ cách sung sướng là ngồi xe mà nên đi bộ (chịu khó nhọc).

Lời giảng: Hào này dương cương, ở cuối cùng nội quái Ly, tức như người có đức sáng suốt mà ở địa vị thấp nhất. Chỉ nên trau giồi phẩm hạnh của mình trong địa vị đó (ví như ngón chân, bộ phận thấp nhất trong thân thể), mà an bần, chịu đi bộ chứ đừng ngồi xe.

Hào 2: Bí kì tu.

Tượng: Trang sức bộ râu.

Lời giảng: Chữ tu ở đây nghĩa là râu, cũng như chữ tu : 鬚

Hào này làm chủ nội quái ly, có công dụng trang sức cho quẻ Ly, đặc biệt là cho hào 3 dương ở trên nó, cho nên ví nó như bộ râu trang sức cho cái cằm (hào 3). Nó phải phụ vào hào 3 mà hành động. Hào 3 có tốt thì tác động của hào 2 mới tốt, cũng như phải có cài cằm đẹp thì để râu mới thêm đẹp, nếu cằm xấu thì để râu càng thêm khó coi. Nói rộng ra thì bản chất phải tốt, xứng với sự trang sức; chất và văn phải xứng nhau.

Hào 3: Bí như, nhu như,vĩnh trinh cát.

Tượng:  Trang sức mà đằm thắm, hễ giữ vững chính đạo thì tốt.

Lời giảng: Hào 3 dương cương, đắc chính, lại ở trên cùng nội quái ly, có cái nghĩa rất văn minh; tượng trưng người có tài trang sức cho hai hào âm ở trên và dưới nó, tính rất đằm thắm với hai hào âm (có người dịch “nhu như” là trang sức một cách nhuần nhã, thấm nhuần). Vì vậy mà nên coi chừng, đừng say mê vì tư tình, mà phải bền giữ chính đạo thì mới tốt, không bị người xâm lấn (mạc chi lăng dã: Tiểu tượng truyện).

Hào 4: Bí như, bà (có người đọc là ba) như, bạch mã hàn như, phỉ khấu, hôn cấu.

Tượng: Muốn trang sức cho nhau (nhưng không được) nên chỉ thấy trắng toát. Hào 4 như cưỡi ngựa trắng mà chạy như bay (đuổi kịp hào 1), rốt cuộc cưới nhau được vì kẻ gián cách hai bên (hào 3) không phải kẻ cướp (người xấu).

Lời giảng: Hào 4 âm nhu, ứng với hào 1 dương cương, cả hai đều đắc chính ,tình ý hợp nhau, muốn trang sức cho nhau, nhưng bị hào 3 ở giữa ngăn cách, nên không trang sức cho nhau được, chỉ thấy trắng toát (trắng nghĩa là không có màu, không trang sức). Mặc dầu bị 3 cản trở, 4 vẫn cố đuổi theo 1, rốt cuộc 3 vốn cương chính, không phải là xấu, không muốn làm hại 4 và 1, cặp này kết hôn với nhau được.

Hào 5: Bí vu khâu viên, thúc bạch tiên tiên, lận, chung cát.

Tượng: Trang sức ở gò vườn, mà dùng tấm lụa nhỏ, mỏng, tuy là bủn xỉn, đáng chê cười đấy, nhưng rốt cuộc được tốt lành.

Lời giảng: Hào 5, âm nhu, đắc trung, làm chủ quẻ Bí; vì là âm nhu nên có tính quá tằn tiện, lo trang sức cái gì hữu dụng như vườn tược thôi, mà lại chỉ dùng tấm lụa nhỏ, mỏng cho đỡ tốn, cho nên bị cười chê, nhưng như vậy còn hơn là xa hoa, mà biết trọng cái gốc là sự chất phác, cho nên cuối cùng vẫn được tốt lành, có hạnh phúc cho dân (hữu hỉ dã: lời Tiểu tượng truyện.)

Hào 6: Bạch bí, vô cữu.

Tượng: Lấy sự tố phác, như màu trắng (không màu mè gì cả) làm trang sức, không có lỗi.

Lời giảng: Hào này là thời cuối cùng của quẻ Bí, trang sức, màu mè đã cùng cực rồi; mà vật cực tắc phản, người ta lại trở lại sự chất phác, nên không có lỗi gì cả. Trong văn học sử, chúng ta thấy sau những thời duy mĩ quá mức, người ta lại “phục cổ”, trở lại lối văn bình dị, tự nhiên thời xưa.

Đại ý quẻ Bí này là có văn vẻ, có trang sức mới là văn minh, nhưng vẫn nên trọng chất hơn văn, lấy chất làm thể, lấy văn làm dụng, và không nên xa hoa, màu mè quá.

Xem thêm: 

  1. Quẻ Phong Địa Quan
  2. Quẻ địa trạch lâm
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 30: Thuần Ly

Quẻ 30: Thuần Ly

*Quẻ Thuần Ly: Quẻ cát. Ly có nghĩa là dựa nương. Khuyên người dựa vào sự công chính mới hay mới lợi. Giữ trọn tấm lòng nhu thuận, tuân phục lẽ công chính, cũng ví như nuôi được con trâu cái hiền lành, dễ bảo như vậy là tốt.

Quẻ 49: Trạch Hỏa Cách

Quẻ 49: Trạch Hỏa Cách

*Quẻ Trạch Hỏa Cách: Quẻ cát. Cách có nghĩa là đổi mới, cải cách, cách mạng, là thay đổi những gì cũ kỹ, hủ bại, biến hung thành cát, vì vậy nó có hình tượng mầm cây được tưới nước. Quẻ có điềm vận tốt đã đến.

Quẻ 04: Sơn Thủy Mông

Quẻ 04: Sơn Thủy Mông

*Quẻ Sơn Thủy Mông: Quẻ hung. Mông là mông muội, tối tăm, non nớt, ấu trĩ, mờ tối…Khuyên ta nên kiên cường, tu đức, tìm thầy để học, để biết hướng về đâu khi đang mông lạc. Ta là những viên ngọc quý đang chời mài dũa để trở nên giá trị. Vì thế tuy hung mà vẫn tốt nếu biết tu dưỡng đúng đắn và kiên trì.