Quan Giám Sát Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 265 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Quan Lớn Đệ Nhị giám sát ( quan giám sát) là một trong những vị Quan Ông linh thiêng, anh linh Tứ Phủ. Ngài là một trong 10 vị tôn quan thuộc Hội Đồng Quan Lớn, có công giúp Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm và được nhân dân vô cùng biết ơn, phụng thờ tại rất nhiều ngôi đền trên cả nước.

Quan Lớn Đệ Nhị giám sát ( quan giám sát) là một trong những vị Quan Ông linh thiêng, anh linh Tứ Phủ. Ngài là một trong 10 vị tôn quan thuộc Hội Đồng Quan Lớn, có công giúp Vua Cha Bát Hải Động Đình đánh giặc ngoại xâm và được nhân dân vô cùng biết ơn, phụng thờ tại rất nhiều ngôi đền trên cả nước.

Sự tích về Quan Đệ Nhị

Quan Giám Sát Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Sự tích quan giám sát

Như đã nói ở trên, Quan Lớn Đệ Nhị là một trong 10 vị Quan Ông đã có công cùng Vua Cha Bát Hải đánh đuổi giặc ngoại xâm thời Vua Hùng Vương thứ 18. Quan Lớn Đệ Nhị còn có nhũng tên gọi khác như Quan Giám Sát, Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn, Quan Đệ Nhị Giám Sát, Quan Thanh Tra Giám Sát. Các sắc phong của Ngài bao gồm: Nhạc Thần Đại Vương – Đô Đài Giám Sát – Đệ Nhị Thượng Ngàn Giám Sát Đại Vương Thượng Đẳng Tối Linh Thần.

Quan Lớn Đệ Nhị là vị Quan Ông đứng bậc thứ hai sau Quan Lớn Đệ Nhất trong hàng Ngũ Vị Quan Ông trong Tứ Phủ. Ngài vốn là Đức Thánh Thượng hạ giáng xuống thoải cung thành Thần Rắn, sau đó Ngài lần lượt giáng trần qua các thời đại như:

Đời Hùng Vương thứ 6, Ngài giáng trần xuống giúp Đức Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân, sau đó thác hóa tại Vân Đình.

Đời Hùng Vương thứ 18, Ngài hạ sinh xuống vùng đất Nam Ninh vào nhà họ Nguyễn tên là Nguyễn Chiêu Minh. Nơi đây, Ngài trở thành vị tướng thứ 12 trong mười hai vị tướng phò Vua Cha Bát Hải Động Đình Vĩnh Công Đại Vương và cùng Vua Cha Nhạc Phủ đánh  đuổi giặc Thục xâm lược.

Sau này, cũng theo lệnh Vua Cha, Ngài đầu thai xuống Hoàng Cung thời nhà Lê, vào một gia đình quý tộc ngày 10/10 năm Bính Dần (cũng có sách nói ông hạ phàm vào ngày mùng 3/11 năm Ất Dậu).

Đến khi trở về thiên đình, Quan Đệ Nhị được giao quyền giám sát, cai quản Sơn Lâm Thượng Ngàn. Ngài hay giáng thế để ban phúc cho nhân dân, khi nhân dân gặp hạn hán, mất mùa, cầu đảo Quan Đệ Nhị thì Ngài lập tức cho mưa gió thuận hòa.

Hàng năm, cứ vào ngày 11 tháng 11 âm lịch, người dân lại tổ chức lễ tiệc Quan Đệ Nhị Giám Sát một lần.

Xem thêm: các ngày tiệc tứ phủ

Đền thờ Quan Đệ Nhị

Trên khắp đất nước, có 4 ngôi đền thờ chính Quan Lớn Đệ Nhị Giám Sát được nhân dân cho là vô cùng linh thiêng và thường xuyên đến dâng lễ cúng bái.

Đền Quan Giám Sát Linh Từ – Lạng Sơn

Địa chỉ: thuộc xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn

Đền Giám Sát Linh Từ được cho là nơi Quan Đệ Nhị trấn giữ miền Sơn Lâm, là ngôi đền đầu tiên được nhắc đến khi nói đến những ngôi đền thờ chính Quan Đệ Nhị.

Khi xưa ngôi đền được xây dựng rất đơn sơ với tường tranh lá nứa, số cung thờ và tượng thờ rất ít ỏi. Lâu dần theo thời gian, nhân dân hưng công cúng tiến, đền được tu bổ sửa sang và ngày một khang trang, rộng rãi, bề thế hơn.

Hầu hết nguyên vật liệu xây dựng đền đều được làm từ vật liệu đá xanh trạm trổ vô cùng đẹp mắt và bề thế. Bên trong khuôn viên đền ngày nay không chỉ có cung chính thờ Quan Lớn Đệ Nhị mà còn mở rộng thêm ra các gian đại bái, gian tiền bái và trung bái, bên ngoài còn có cung thờ Cậu Bé.

Đền Quan Đệ Nhị – Đồng Bằng

Địa chỉ: thuộc Đông Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình

Đền nằm trong khu di tích đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải rất rộng lớn. Ngôi đền có lịch sử tồn tại từ đời Hùng Duệ Vương thứ 18 cùng thời điểm xây dựng đền Vua Cha Bát Hải Động Đình và cách đền Vua Cha khoảng 500m. Người dân quanh vùng tương truyền rằng đền Quan Đệ Nhị rất linh thiêng, gắn với nhiều câu chuyện tâm linh rất ly kỳ.

Đầu tiên phải kể là câu chuyện vào thời gian nhân dân ta chống giặc Nguyên Mông xâm lược. Khi ấy, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng các tướng lĩnh trong triều dùng chính vùng đất của Trang Đào Động lập căn cứ quân sự. Đã nhiều lần Đức Trần Triều năm mơ, chiêm bao được Đức Vua Cha và Quan Giám Sát về hiến kế cho. Sau đó, Hưng Đạo Vương đã cho quân lính dàn trận theo đúng giấc mơ và quả nhiên các trận đánh đều linh ứng, quân ta chiến thắng giòn giã mà thương vong rất ít. Sau này, nhờ vào những sự linh ứng phù giúp của các thánh nhân đó mà Hưng Đạo Vương đã 3 lần đánh thắng giặc Nguyên Mông. Ngài sau này được triều đình sắc phong là “Hộ Quốc Tỷ Dân Hiển Liệt Phúc Thần”.

Câu chuyện thứ 2 xảy ra vào thế kỉ I, thời vua Khải Định. Lúc này, nhà vua đã qua tuổi tứ tuần, nhiều thê thiếp nhưng không có đến một người nối ngôi. Nghe danh về ngôi đền thờ Quan Lớn Đệ Nhị ở đất Đào Động linh thiêng nên nhà vua đã về tận nơi dâng hương và xin Ngài độ cho sớm hoàng nam. Cuối cùng việc cầu tự của nhà vua cũng linh ứng, để cảm tạ ơn thánh thần, nhà vua đã bỏ ra rất nhiều vàng bạc để trùng tu toàn bộ đền chùa đình miếu tại vùng đất Đào Động khang trang và hoàn mỹ hơn.

Ngày nay, đền Quan Lớn Đệ Nhị là một ngôi đền có bề dày về kiến trúc cổ lâu đời chỉ xếp sau đền Đức Vua Cha Bát Hải và được nhân dân thường xuyên tới dâng lễ chiêm bái. Đông vui nhất là vào dịp tháng 8 âm lịch hàng năm, nhân dân từ mọi miền tổ quốc lại đổ về tham quan vãng cảnh và chiêm bái tại đền Quan Lớn Đệ Nhị rất tấp nập.

Đền Quan Giám Sát – Phố Cát

Địa chỉ: thuộc Thành Vân, Thạch Thành, Thanh Hóa

Tại Phố Cát Thanh Hóa cũng có đền thờ Quan Đệ Nhị Giám Sát. Tương truyền rằng, đây là nơi Quan Ông hay giáng hạ dạo chơi. Nhân dân nơi đây vì tôn thờ, sùng kính Ngài nên đã xây dựng đền thờ và hương khói hàng năm hàng tháng, bái lạy Ngài tại đây.

Đền Quan Giám – Phong Mục

Địa chỉ: thuộc thôn Phong Mục, xã Châu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Với vè ngoài không hào nhoáng, không phô trương, ngôi đền Quan Đệ Nhị Giám Sát được nhân dân thôn Phong Mục xây dựng và thành tâm hương khói hàng năm. Ngôi đền được xây dựng theo lối kiến trúc đơn giản, không cầu kỳ mà cốt là nơi để nhân dân có tâm đến để chiêm bái nhà Ngài thể hiện lòng thành kính, đồng thời cầu mong sức khỏe cho gia đình.

Kinh nghiệm khi đi lễ Quan Lớn Đệ Nhị

Hầu giá Quan Lớn Đệ Nhị

Quan Lớn Đệ Nhị là một vị Quan Ông rất hay về ngự đồng. Khi văn thỉnh đến câu “Thỉnh mời đệ nhị Tôn quan..” thì ngài sẽ ra dấu bằng hai ngón tay trái.

Khi về ngự, Quan Đệ Nhị vận y phục màu xanh lá, thắt đai xanh, thêu rồng và hổ phù; đeo mạng xanh, nét xanh. Ngài về làm lễ tấu hương, khai quang, chứng sớ và múa kiếm, an tọa và ngự tửu. Các giá hầu Quan mỗi nơi mỗi khác, có nơi Quan về ngự múa đôi kiếm, cũng có nơi múa một kiếm, cũng có nơi thì Quan múa một kiếm một cờ.

Khi lập đàn mở phủ, Quan Lớn Đệ Nhị sẽ về chứng tòa Nhạc Phủ với đàn mã đều có màu sắc xanh. Không những thế, trước ngày làm lễ, người ta cũng thường thỉnh Quan Ông về để thanh tra giám sát đàn mã đền phủ trước.

Dâng lễ Quan Lớn Đệ Nhị

Quan Lớn Đệ Nhị vô cùng linh thiêng, người ta tin rằng đến đền lễ Quan cầu tài được tài, cầu lộc được lộc, cầu công danh được công danh. Nếu dâng lễ quan, nên dâng ngân trần (tiền thật), bởi vì Ngài là vị Quan Ông giám sát trên thượng ngàn, chuyên cấp tài lộc sơn lâm nên khi dâng kim ngân trần gian thì Ngài mới chứng cho lời khấn nguyện. Tuy nhiên, đến lễ nhà Ngài thì không chỉ đặt tiền thật lên ban thờ Ngài mà bạn còn cần chuẩn bị thêm các thức lễ như: một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, giấy tiền, thẻ hương, cánh sớ.

Xem thêm: Sự tích quan lớn đệ tam thoải phủ

Bản văn Quan Lớn Đệ Nhị

Bản 1 – Bản Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát

Sơn tiêu sơn động sơn trang

Đền thờ quan giám sát thượng ngàn tối linh

Muôn hoa đua nhị trên cành

Bộ nàng tha thướt yến quỳnh bẻ bai

Thượng ngàn giám sát quyền cai

Thông tri tam giới khâm sai đại thần

Có phen giá vũ đằng vân

Bát muôn công tử xa gần làm tôi

Trời làm đại hạn nắng nôi

Kiều quan đảo vũ một thôi giờ dần

Lệnh sai hà bá thuỷ thần

Tự nhiên dâng nước xoáy vần mưa sa

Điều thời thiên hạ xướng ca

Phong điều vũ thuận thái hoà thảnh thơi

Có phen thong thả ngự chơi

Tuyển người số mực chép người số son

Vua cha nghe hết nguồn cơn

Ai làm nấy chịu chẳng còn có oan

Lệnh truyền giáng hạ làm quan

Sinh vào quý tộc hiền lương đức lành

Vừa năm ất dậu thai sinh

Mồng ba tháng một đã sinh ra người

Tuổi vừa ba bốn đi chơi

Văn thi phú lục mọi tài khôn ngoan

Song đường mừng rỡ yêu thương

Rằng nhà có phúc kẻ thương người vì

Chẳng ngờ Thượng Đế đến kì

Mồng ba tháng một,một khi giờ dần

Sắc sai hà bá thuỷ thần

Quần tiên đón rước chẳng nhầm một ai

Ngũ lôi hiệu lệnh tướng trời

Nhị thập bát tú mọi nơi trương toà

Đều thời vâng lệnh vua cha

Rước quan đệ nhị lên toà thượng thiên

Song đường thương nhớ chẳng yên

Sao ông nỡ để mối phiền dương gian

Sinh thành dưỡng dục núi non

Lấy ai khuya sớm thần hôn cho đành

Vốn xưa ông ở thiên đình

Con vua Thượng Đế giáng thần dương gian

Dù ai có lệnh kêu van

Khấn ông đệ nhị thọ khang yên lành

Thiên tư chính trực thông minh

Giáng Đền giáng phủ anh linh muôn phần

Chữ rằng Thánh giáng lưu ân

Đa tài đa lộc thiên xuân thọ trường.

Bản 2 – Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát

Nhác trông lên biển đề choi chói

Dưới sân rồng nhang khói long lanh

Muôn hoa đua nhị trên cành

Sơn trang quan giám yến quyền bẻ bai

Quản tam giới quyền cai giám sát

Khâm thừa đế lệnh xưa nay

Quyền quan giám sát chức dày thiên cung

Sổ hội đồng một tay nắm giữ

Số trần gian sinh tử sót ai

Có phen ngự cảnh bồng lai

Rút dây tội phước cân người tội công

Có phen tới dân rồng chầu chực

Tấu đối xong nhật khắc tăng du

Có phen đằng giá Vân Cù

Mưa tuôn khói tỏa sấm ù dậy vang

Họp bàn loan đình Thần ca tụng

Chén rượu quỳnh Quan chú Quan anh

Cửa đền gió mát trăng thanh

Đàn ca sáo thổi dạo quanh trước lầu

Có phen ra tiếp hầu Lưu Quí

Ván cờ Tiên đấu trí một hai

Có phen thắng cảnh đua tài

Cờ Tiên một đấu thờ vài trăm thiên

Thơ Lý Bạch cờ tiên dám ví

Rượu lưu ly tửu chí coi chi

Ngắm xem hoa cúc hoa quỳ

Hoa lan hoa huệ tứ kỳ bách hoa

Vườn thượng uyển trăm hoa đua nở

Thú chơi hoa phải biết mùi hoa

Hoa lan hoa huệ hoa trà

So sánh có mai hoa là đệ nhất

Đã đẹp lại thơm hương cũng ngát

Màu trong so ngọc trảm nào thua

Mặn mà mọi vẻ mọi ưa

Bách hoa đua nở bốn mùa ngát hương

Vang tiếng trống bốn phương sấm động

Cửa thiên môn lồng lộng uy quang

Đức ông chính ngự ngai vàng

Kiên tri tam giới, Ngọc Hoàng sắc phong

Ban hiệu vị Quận Công Giám Sát

Quyền quản cai Phố Cát Đồi Ngang

Võ thời vó với Đức Quan

Văn thời sáng ví Mạnh Nhan thay là

Giáng sinh ngày mồng ba tháng một

Trung thiên thời chính ngọ xuất thân

Thung huyên mừng rỡ muôn phần

Sinh ra là đấng trung thần trượng phu

Tài văn võ cơ đồ bất nhị

Thượng đẳng thần Đệ nhị tôn quan

Dù ai hữu sự kêu van

Khấn Quan Đệ Nhị thọ khang yên lành

Nén nhang thơm tâm thành khấu thủ

Ứng pháp mầu đảo vũ thu vân

Chữ rằng thánh giáng lưu ân

Tôn Quan lưu phúc thiên xuân thọ trường.

Bản 3 – Văn Quan Đệ Nhị Giám Sát

Nhác trông lên tòa vàng san sát,

Không đâu bằng Phố Cát Đồi Ngang.

Đá lô xô nước chảy làn làn,

Điều một thú cỏ hoa như vẽ.

Nhạn chiều hôm bay về lẻ tẻ,

Trên sườn non chim sẻ ríu ran.

Nước dưới khe tung tính tiếng đàn,

Trên đỉnh núi tung reo điểm trống

Có thơ rằng:

Ngần ngật Sòng Sơn kiêu dị lộc

Thanh thanh tri thủy chiếu trần tâm

Sơn tri cao hệ thủy chí thâm

Đây thực chốn non nhân nước trí.

Thượng phong tri thủy địa cốc lâm san

Nam thiên tri đệ nhất đền quan

Cảnh lạc thú thượng ngàn sơn cước

Thông minh chính trực, giúp nước phù đời

Quyền sơn lâm cai quản khắp nơi

Vâng ngọc chỉ giáng trần Nam Việt

Anh hùng hào kiệt, độ khắp vạn dân

Sắp gia ban: Thượng đẳng tối linh thần

Quyền giám sát, kiêm tri phủ viện

Nghe văn thỉnh luyện, giá ngự từ trung

Chữ “Sở cầu hữu cảm tất thông”

Hộ đệ tử đồng gia thời phú quý.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Cô Bé Thượng Ngàn Là Ai? Thánh Tích, Đền Thờ & Bản Chầu Văn

Cô Bé Thượng Ngàn Là Ai? Thánh Tích, Đền Thờ & Bản Chầu Văn

Trong hệ thống Tứ Phủ thần linh, Cô bé là những vị tiên cô tọa trên Tòa Sơn Trang và hầu cận Mẫu, bao gồm Cô Bé thuộc hàng Tứ Phủ Thánh Cô và Cô Bé Bản Đền Bản Cảnh. Và Cô Bé Thượng Ngàn chính là một trong những vị Cô Bé thuộc hàng Tứ Phủ Phủ Thánh Cô. Vì Cô rất linh thiêng nên con nhang, đệ tử thường dâng lễ để xin cầu Cô lộc tài và công danh.

Tam Vị Chúa Mường Và Mở Tam Tòa Chúa Bói

Tam Vị Chúa Mường Và Mở Tam Tòa Chúa Bói

Với những người có khả năng tiên tri, bói toán (được ăn lộc bói) thì họ cần phải mở Phủ bói để được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người. Vậy tam vị Chúa Bói là những ai? Mở phủ tam toà Chúa Bói như thế nào? Quảng Nguyên xin gửi đến các bạn trong bài viết sau (tất cả chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi thầy mỗi phép).

Chầu Bé Bắc Lệ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu Bé Bắc Lệ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu Bé Bắc Lệ chính là vị Chầu Bà đứng thứ 11 trong Thập Nhị Vị Chầu Bà của Đạo Mẫu Tứ Phủ. Ngày 12/9 âm lịch hàng năm, có nơi thì là 19/9 âm lịch, du khách thập phương lại sắm sửa đồ lễ hành hương về miền xứ Lạng để chầu bà.