Chầu Tám Bát Nàn Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 385 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Chầu tám Bát Nàn là một trong những vị Chầu Bà Tứ Phủ nổi tiếng linh thiêng, phù hộ độ trì, ban phước lành cho dân chúng. Bà được mệnh danh là Đại Tướng Đông Nhung – một vị nữ tướng tài ba, anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ thứ 1 (40-43). Trong tứ phủ chầu bà có hai Nữ tướng đó là chầu tám bát nàn và Chầu mười đồng mỏ – Lạng Sơn
Chầu tám Bát Nàn là một trong những vị Chầu Bà Tứ Phủ nổi tiếng linh thiêng, phù hộ độ trì, ban phước lành cho dân chúng. Bà được mệnh danh là Đại Tướng Đông Nhung – một vị nữ tướng tài ba, anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đầu thế kỉ thứ 1 (40-43). Trong tứ phủ chầu bà có hai Nữ tướng đó là chầu tám bát nàn và Chầu mười đồng mỏ – Lạng Sơn
Chầu Bát là vị Chầu Bà thứ tám trong Tứ Phủ Chầu Bà, trước Chầu Chín và ngay sau Chầu Bảy. Tương truyền bà đã giúp nhân dân vượt qua được 8 nạn nên được tôn danh là Chầu Bát.
Chầu Bát còn có tên gọi khác thường dùng là Chầu Bát Thượng Ngàn, Chầu Tám Bát Nàn và Bát Nàn Đại Tướng Đông Nhung.
Sự tích về Chầu Tám Bát Nàn
Chầu Tám Bát Nàn là có tên tục là Vũ Thị Thục Nương, bà xuất thân trong một gia đình nhà Nho, có cha làm nghề thầy bốc thuốc là ông Vũ Công Chất và mẹ là bà Hoàng Thị Mầu tại Phượng Lâu, Bạch Hạc (Vĩnh Phúc). Hai ông bà là người luôn sống thiện lương, hiền đức. Ông Vũ Công Chất thường rời nhà đi xa hái thuốc để về chữa bệnh cho người dân. Trong một lần ông góp công tu sửa miếu thờ Sơn Tinh Công Chúa thì được ngài cử người đem bè gỗ quý đến để tạ ơn. Cùng lúc đó, một cô gái mặc áo cánh sen vô cùng xinh đẹp cũng bước đến nhà ông bà, cô gái bỗng gọi mẹ và chợt nhào vào lòng bà Thị Mầu rồi biến mất khiến ông bà không khỏi ngạc nhiên. Sau đó ít lâu bà Thị Mầu lập tức có thai. Chín tháng 10 ngày sau, vào giờ Dần, ngày rằm tháng 8 năm Đinh Sửu (17), một em bé gái tên Vũ Thị Thục Nương được ra đời.
Cô bé lớn lên dần trở thành một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, thông minh, sắc sảo, giàu lòng nhân ái. Năm lên 18 tuổi, cô đính hôn với quận trưởng Nam Châu, Phạm Danh Hương. Ngày ấy, nước Nam loạn lạc, bị giặc Hán đô hộ, Thái thú Tô Định là người được vua Quang Vũ cử sang phụ trách quận Giao Chỉ, đã đến Lầu Phượng Lâu và ép đưa cô về hầu hạ bị cô từ chối. Tô Định bèn trả thù bằng cách giết cha và chồng chưa cưới của cô rồi cho quân lùng bắt bằng được cô về. Nuôi nợ nước, trả thù nhà, cô đã phá vòng vây quân thù, vượt sông Hồng về Tiên La ẩn náu và chờ cơ hội.
Sau đó, để ẩn giấu thân phận, Thục Nương xin cải trang, gọt tóc đi tu trở thành một ni cô nương náu nơi cửa Phật. Cô vẫn luôn nung náu ý định trả thù trong người và muốn xây dựng một đội quân riêng, nhưng điều trước tiên phải làm là ổn định kinh tế nơi Tiên La thì mới có cơ hội để đánh giặc. Từ ấy, cô chỉ cho dân chúng cách làm ăn, buôn bán, sản xuất. Tiên La cũng nhờ vậy mà sầm uất hẳn lên, người dân cũng trở nên khấm khá, dư dả hơn trước. Thời gian trôi qua, bước đầu ổn định được nguồn lực kinh tế đã hoàn thành, cô bắt đầu chiêu dụ các thanh niên trai tráng khắp nơi đầu quân đi đánh giặc. Dần dần, Tiên La trở thành một nơi gióng quân tụ nghĩa, quy tụ các anh hùng thập phương. Ngôi chùa bấy lâu nay cô hương khói bỗng chốc trở thành chỉ huy sở của nghĩa quân Thục Nương. Đến mùa thu năm ấy, nghĩa binh Thục Nương dấy lên đến hơn ngàn quân, tiếng tăm lan truyền muôn nơi. Thục Nương đứng lên phất cờ khởi nghĩa, danh xưng là Bát Nạn đại tướng quân.
Cùng lúc ấy, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra, Hai Bà nghe danh Bát Nạn đại tướng quân anh tài, đã nhiều lần đánh đuổi giặc Hán nên viết hịch đến vời. Bà nhận hịch, sau khi tham khảo ý kiến của các bô lão, bà đầu quân cho Hai bà Trưng. Sau khi gia nhập quân đoàn, nghĩa binh của Thục Nương nhận nhiệm vụ làm tiến quân dẹp giặc Hán. Với tài thao lược, đa mưu hơn người cùng binh lực tốt, quân của bà đi đến đâu là đánh tan giặc đến đó, đem lại binh yên cho nhân dân.
Tuy nhiên, chỉ một năm sau, quân Hán lại cử quân sang đánh chiếm lại. Lần này địch mạnh gấp vạn phần so với trước. Quân nhân cùng các vị tướng sỹ của Hai Bà Trưng lại vác vũ khí lên đường chống giặc. Tuy nhiên, lần này toàn quân gặp thất bại, đánh không lại được với giặc Hán hung hãn và tàn ác. Thục Nương cùng quân sĩ trở về Tiên La cố thủ, hòng giữ làng xóm nhưng cũng thất bại. Biết là đã thất thế, Thục Nương rút gươm tuẫn tiết ngay dưới gốc cây tùng. Nơi bà mất, mối đùn lên đắp thành mộ. Người dân quanh vùng vì biết ơn và cảm nhớ nên đã lập miếu thờ bà ngay dưới gốc cây tùng đó.
Sau này, để tưởng nhớ công ơn, rất nhiều đời vua đã ban sắc phong cho bà. Đó là:
Đời vua Lê Thánh Tông sắc phong bà là Ý Đức Đoan Trang Trinh Thục Công Chúa.
Đời vua Minh Mạng sắc phong bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Chi Thần.
Đời vua Khải Định sắc phong bà là Dực Bảo Trung Hưng Linh Phù Thượng Đẳng Thần.
Đền thờ Chầu Tám Bát Nàn
Đền Tiên La Thái Bình thờ Chầu Tám Bát Nàn
Chầu Bát linh thiêng nên bà được thờ ở rất nhiều nơi, nổi tiếng nhất phải kể đến là đền Tiên La Thái Bình. Đền thuộc địa phận của thôn Tiên La, xã Đoan Hùng, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Xưa kia, tại nơi đây, Chầu Bà cũng đã từng cứu dân làng khỏi bọn giặc độc ác nên nhân dân vô cùng biết ơn và tưởng nhớ tới bà. Ngoài ra, nơi đây cũng là nơi thi thể Chầu Bát trôi về. Do đó, nhân dân nơi đây tôn xưng bà là Mẫu Tiên La hay Chầu Bát Tiên La.
Tại ngôi đền này còn lưu truyền câu chuyện huyền bí rằng khi Chầu Bát đã ở trên ngàn, bà vẫn hóa phép đốn cây rừng và cho thả trôi gỗ về bến sông gần đền Tiên La để nhân dân có vật liệu tu sửa lại đền. Nhờ vậy mà ngôi đền trở nên khang trang và vững trãi hơn.
Kiến trúc đậm chất nghệ thuật truyền thống của đền Tiên La
Đền được xây từ rất lâu và đã trải qua nhiều lần tu sửa nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc truyền thống với “Tiền Nhất – Hậu Đinh”. Các cột kèo đều được điêu khắc tỉ mỉ kiểu dáng Lưỡng Long Chầu Nguyệt.
Khuôn viên đền quy tụ những công trình chính gồm tam quan ngoại, tam quan nội, tiền tế, trung tế và hậu cung. Các công trình đều được làm bằng chất liệu gỗ tứ thiết và đá. Với nhà tiền tế 5 gian được kiến thiết bằng gỗ được điêu khắc công phu, tỉ mỉ với những họa tiết “Long – Lân – Quy – Phụng” đan xen với “Thông – Trúc – Cúc – Mai”. Khu nhà trung tế với những cột kèo bằng đá với 4 cột cái chạm tứ linh, 12 cột quân chạm long vân, 8 cột xà chạm “Thông – Cúc – Trúc _ mai” đan xen với “Long – Lân – Quy – Phụng” cùng sương cột và 8 kèo đá chạm điểm băng hoa dây và chữ triện.
Hậu cung được xây dựng bằng gỗ tứ thiết với 3 gian thờ: Gian giữa là thờ Bát Nàn tướng quân, xung quanh là những bài vị thờ tướng sĩ của Chầu Bà. Gian bên trái thờ thân phụ và bên phải thờ thân mẫu của Bà. Phía trên sát mái có dựng một bức đại tự đề “Vạn Cổ Anh Linh” bằng chữ Nôm.
Lễ hội đền Tiên La
Đền Tiên La tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công đức của Chầu Tám Bát Nạn vào ngày 10 – 20/3 âm lịch hàng năm, trong đó, ngày 17 là ngày chính hội và cũng là ngày tiệc của Chầu Bát. Lễ hội thu hút rất đông đảo con hương từ thập phương về dự, không chỉ vào ngày chính hội mà cả những tháng trước khi tổ chức hội.
Lễ hội được tổ chức đầy đủ bao gồm phần lễ và phần hội. Phần hội tổ chức các hoạt động văn hóa như múa rồng, múa sư tử và biểu diễn các vở chèo nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính hay Lưu Bình – Dương Lễ, …
Đền Tân La – Hưng Yên thờ Chầu Tám Bát Nàn
Đền Tân La cũng là một trong những đền thờ Chầu Bát nổi tiếng. Đền nằm tại một khu đất rộng với rất nhiều tán cây cổ thụ xum xuê bao bọc thuộc địa phận xã Đoàn Thượng, Bảo Khê, Hưng Yên. Tại đây cũng có cung thờ Cô Bảy Tân La
Kiến trúc đặc trưng của ngôi đền Tân La
Ngôi đền Tân La mặc dù đã trải qua nhiều lần trùng tu và sửa chữa nhưng vẫn giữ được nét kiến trúc nghệ thuật truyền thống. Năm 1991 đền được nhà nước công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia cần được bảo tồn và lưu giữ.
Đền được xây dựng với kiến trúc hình chữ Công bao gồm các công trình: Gian tiền tế, Trung từ, Ống Muống và Hậu Cung.
Gian tiền tế dựng treo bốn bức đại tự sơn son thiếp vàng là Tiên La Từ, Thánh Cung vạn tuế, Trần Triều hiển thánh, Trang chủ tọa sơn. Giữa gian tiền tế treo hai câu đối “Trưng Vương anh tài truyền vạn cổ – Nữ tướng uy hùng vĩnh thiên thu”, là nơi có đặt bàn thờ Ngũ Vị Tôn Ông, bên trái đặt bàn thờ Trần Triều. Gian Trung Từ đặt ban thờ Tam Tòa Thánh Mẫu, bên trái thờ 3 ông Hoàng và bên phải thờ Tứ Phủ Thánh Chầu. Ở hậu cung có đặt bàn thờ thờ Chầu Bát với thiết kế vì kèo đơn giản, tượng Chầu Bà được đặt trong khảm, tạc ở tư thế ngồi, đầu đội mũ, mặc áo vàng.
Lễ hội đền Tân La
Xưa kia, lễ hội đền Tân La được tổ chức vô cùng lớn và kéo dài từ đầu tháng cho đến hết tháng 3 âm lịch. Trong lễ hội cũng tổ chức đầy đủ phần lễ và phần hội. Phần hội có sự đóng góp của rất nhiều tiết mục văn nghệ cùng các trò chơi truyền thống như kéo co, chọi gà, …. thu hút đông đảo người dân tới tham gia. Ngày nay, đền vẫn giữ tục lệ cũ tổ chức lễ hội tuy nhiên quy mô đã được thu gọn lại và làm đơn giản hơn. Hội sẽ chỉ kéo dài từ ngày 15, 16, 17 tháng 3 âm lịch với phần lễ và hội đầy đủ như trước.
Một số đền khác
Vì Chầu bà là người có nhiều công lớn, nhân dân khắp nơi tưởng nhớ và ghi ơn nên bà được nhiều nơi thờ vọng. Ngoài hai ngôi đền nổi tiếng vừa kể trên, còn rất nhiều nơi cũng thờ Chầu Bát như Đền Tiên La tại thành phố Hải Phòng hay đền Đồng Mỏ, tỉnh Lạng Sơn. Ngoài ra còn có một số đền ở tỉnh Thái Bình và Vĩnh Phúc quê hương của bà.
Kinh nghiệm khi đi lễ Chầu Bát
Hầu giá Chầu Bát
Chầu Tám Bát Nàn thường hay về ngự đồng, nhất là trong những dịp tiệc lễ vui hoặc về đền chầu. Khi về ngự đồng Chầu Bát thường vận áo màu vàng, đầu đội khăn xếp vàng, vỉ lét thắt quai buộc, sau lưng dắt kiếm và cờ lệnh, Chầu Bà hay sử dụng hai vật dụng này để múa kiếm.
Chú ý: Khi hầu giá chầu tám bát nàn không múa mồi như các chầu khác mà hành lễ như hàng quan lớn, sau khi hành lễ thì mua kiếm cờ.
Dâng lễ Chầu Bát
Hàng năm vào đầu năm mới hoặc những ngày lễ đặc biệt tại đền thờ Chầu Bà là hàng ngàn lượt du khách thập phương lại đổ về dâng lễ cúng bái Chầu Bát. Vừa là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của Chầu Bà, vừa để bà chứng lòng thành các con hương, phù hộ độ trì cho gia đình được bình an, may mắn, sức khỏe, có tài, có lộc trong năm mới. Khi dâng lễ Chầu Bát, con hương thường sắm đầy đủ một mâm lễ vật dâng bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả, một cơi trầu, quả cau, cút rượu, xôi thịt, một tập giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ trình báo.
Sau khi dâng những thức lễ này lên ban thờ thánh, bạn chờ hết một tuần hương rồi xin ngài hạ lễ, riêng cánh sớ và giấy tiền đem đi hóa tại nơi hóa sớ của đền.
Bản văn Chầu tám bát nàn
Bản 1:
Trấn Nam thiên hải hà trung tú
Khách má hồng ý trí trượng phu
Sớm sinh ra cảnh liễu bồ,
Tấm thân tiết liệt thiên thu còn truyền,
Nhà họ Vũ vốn dòng hào phú
Nơi sơn lâm bảo hộ muôn dân
Đi qua đỉnh núi non thần
Nhìn xem phong cảnh mọi phần thanh tân
Chợt thấy miếu sơn tinh công chúa
Vốn từ xưa thượng cổ anh linh
Qua cơn loạn lạc đao binh,
Gió mưa đổ nát cung đình vắng tanh,
Lòng thành kính thành tâm sửa lại
Lập ngôi đền tiên thánh phong quang
Đền thờ điện ngọc trang hoàng.
Rồng bay phượng múa cảnh càng hơn xưa,
Sự báo ứng bây giờ cũng chóng
Về Phượng Lâu thần mộng bảo ngay
Làm con để chả ơn dày
Lại cho bè gỗ trăm cây lập đền.
Chợt thấy bóng hoa hiện trước cửa
Gió hào thu tiên nữ hiện thân
Thánh bà từ ấy hiện thần
Ngày rằm tháng tám giờ dần định sinh.
Vốn sinh ra hiền hòa nhan sắc
Thỏa so bằng vàng ngọc ai hơn
Văn thơ phú lục toàn tài
Cung tiên kiếm nguyệt khó ai sánh tày
Then định sắt tháng ngày ghi tạc
Quan Nam Chân xin bắc cầu ô
Ai ngờ bất nghĩa Chàng Tô
Tham hồng hám sắc mưu mô bạo tàn
Nhà họ Vũ mắc quan vi kế
Đức Vũ ông nhạc tế tình thâm
Tấm lòng chí huyết khôn cần
Hai hàng châu lệ đằm đằm tuôn rơi
Dân nghe nói phân minh uẩn khúc
Ai mà không tức ruột nóng gan
Trên thời phụng sự chay đàn
Ngoài thời luyện tướng trong thời khao quân
Ngôi cột rồng rêu xanh tự phủ
Sách ngàn thu tiên nữ còn ghi
Kiếm cung tập luyện quản gì
Đã cam tấc dạ liều thì một phen
Đôi song kiếm diệt quân xâm lược
Đánh kẻ thù hại nước hại dân
Đứng lên tập hợp nghĩa quân
Thù nhà nợ nước dẹp quân bạo tàn
Tiệc tháng ba vào ngày mười bảy
Công đức bà dân chúng chẳng quên
Tiên La xây điện lập đền
Nhớ ơn Chầu Bát thờ trên Thái Bình
Chầu vào chùa tụng kinh niệm Phật
Độ muôn dân trăm họ bình an
Thanh bình nhớ lúc gian nan
Dâng văn tiên chúa Bát Nàn tướng quân.
Bản 2:
Đất nước bốn ngàn năm lịch sử
Biết bao trang liệt nữ anh hùng
Đôi vai nghĩa nước tình chồng
Phất cờ đuổi giặc chiến công lưu truyền
Năm bốn ba kỷ nguyên thứ nhất
Đông Hán tràn sang cướp nước ta
Tội gây trời đất không tha
Sát phu cướp phụ bao nhà nát tan
Dân khắc khoải ngày đêm mong mỏi
Ai người lo đánh đuổi thù chung
Phương Lâu đất ấy vua hùng
Có ông Vũ Chất vốn dòng nho gia
Nghề thang thuốc gần xa độ nạn
Hoàng Thị Mầu kết bạn trăm năm
Quỳnh giao hoa nở một bông
Ông bà thỏa nỗi năm mong tháng chờ
Tấm hình hài trẻ thơ đẹp đẽ
Gái hay trai cha mẹ sinh ra
Ông bà bàn lại tính qua
Đặt tên con gái tự là Thục Nương
Vẻ trang nhã hiện lên khuôn mặt
Tóc mây xanh da ngọc môi hồng
Mày ngài mắt phượng lưng ong
Ánh hoa pha tuyết đẹp lòng mẹ cha
Mười sáu tuổi say sưa nghiên bút
Trí thông minh học một biết hai
Kính thư thơ phú văn bài
Thư văn bầu bạn bao người mến thương
Mười tám làm thơ yêu nước
Vạch mặt phường xâm lược bất nhân
Khổ đau đói rách nợ nần
Hay đâu số phận thiên đình định cho
Vì Đông Hán mưu mô xảo trá
Kéo quân sang cướp của giết người
Gây lên tội ác đầy trời
Thái thú Tô Định chính người chủ mưu
Bắt dân mò ngọc trai đáy bể
Lên rừng tìm vật quý công dâng
Ngà voi tê giác hươu nhung
Bóc dằn mưa nắng thấm quằn đòn roi
Dòng thơ hay bao người đón đọc
Chỉ mong sao xóa sạch bất công
Chỉ mong xóa hết nợ nần
Chỉ mong sớm thoát khỏi vòng xâm lăng
Phạm Hương chức Nam Chân quận trưởng
Lẽ thương dân sống dạ cơ hàn
Tuy rằng mũ áo xênh xang
Nhưng lòng thanh bạch chẳng làm điều nhơ
Được Vũ công ưng cho làm rể
Chọn ngày lành làm lễ kết hôn
Tô Định sẵn có lòng tham
Ao tù khát nước rồng vàng tắm chung
Đức Vũ Công không kìm uất hận
Chửi mắng tên Tô Định bất nhân
Tô Định lệnh chém đầu ông
Sai quân sửa chiếc kiệu rồng đón dâu
ĐƯợc tin báo lòng đau như xé
Thục Nương nhờ gửi mẹ nơi xa
Ung dung đến trước kiệu hoa
Trả lời dõng dạc ta đây sẵn sàng
Nhận lễ vật nhà quan mang đến
Các ngươi mau mau đứng lùi ra
Chỉnh tề khăn áo bước ra
Kiếm vung miệng thét chẳng tha kẻ thù
Quân Tô Định vây thành đứng phục
Thục nương ra tới khúc sông Hồng
Thấy thuyền câu nhỏ bỏ không
Kiếm thay chèo lướt theo dòng về cuôi
Bảy ngày đêm đội trời đạp nước
Rẽ sạch lau tìm trốn nương thân
Tiên La cảnh vật tĩnh tâm
Nấp sau Tam Bảo dân dần thiếp đi
Lòng lo nghĩ thù nhà nợ nước
Bao dân lành chẳng được yên thân
Tiên La chiêu dụ nghĩa quân
Tích lương luyện kiếm cùng dân diệt thù
Trưng nữ vương nữ trung anh tú
Biết thục nương nữ chủ phất cờ
Sai quân mời hịch bấy giờ
Ba cây chụm lại nên gò núi cao
Hợp nghĩa binh ba đào bảy động
Thục Nương thời đại tướng tiên phong
Ra quân sấm động uy hùng
Dẹp tan quân giặc sắc phong Bát Nàn
Ba năm giữ giang san đất nước
Quân Hán thời ngang ngược bạo tàn
Sai Quân Mã Viện kéo sang
Lệnh truyền binh tướng sẵn sàng xông pha
quân kéo về ngã ba Đồng Mỏ
Giặc ngông cuồng cờ đỏ vây quanh
Lệnh truyền hiệu triệu khắp thành
Thù nhà nợ nước quên mình xông pha
Đêm thành vắng canh ba lạnh lẽo
Hạt mưa rơi nặng trĩu ngàn cân
Gươm thề tuốt kiếm cầm tay
Lâm râm khấn nguyện đất dày trời cao
Có thấu phận tơ đào yếu liễu
Nợ thù nhà há chịu khoanh tay
Phạm Hương chàng hỡi có hay
Chứng cho lòng trẻ dãi bày hôm nay
Khấn xong đốt xác quân thù
Thung dung nhẹ bước trời vừa rạng đông
Quân Đông Hán ầm ầm kéo tới
Bủa quân vây phơi phới cờ bay
Hùm thiêng gặp bước không may
Lẽ đâu lại để vào tay bạo tàn
Lấy kiếm bạc thân đào tự sát
Gốc thông kia ghi tạc sử xanh
Bát Nạn đại tướng nổi danh
Tháng ba mười bảy năm dần về tiên
Anh linh rực rỡ vạn niên
Dấu thiêng ghi để lưu truyền đời sau
Đệ tử con khấu đầu vọng bái
Tiến văn chầu nhớ lại tích xưa
Bao năm dầu dãi nắng mưa
Công ơn thuở ngàn đời không phai.
Bản 3:
Dâng văn tiên chúa Bát Nàn
Đền thờ Đại Tướng Bát Nàn – Tiên La
Đền thờ Chầu Bát Tiên La
Hưng Hà là huyện, Đoan Hùng là thôn
Thờ bà Đại Tướng Đông Nhung
Nữ trung oanh liệt, tiếng vang khắp vùng
Vào những năm nửa đầu thế kỷ
Năm bốn ba nửa trước Công Nguyên
Có người con gái thảo hiền
Quê người Bạch Hạc ở vùng Phượng Lâu
Tuổi thanh xuân như hoa đang nở
Đóa phù dung tên gọi Thục Nương
Mặt hoa vẻ tốt phi phương
Tiền duyên đã định hậu duyên nhỡ nhàng
Ghét quân Tô Định bạo tàn
Ghét phường cướp nước ngang tàng hại dân
Muốn cùng chầu kết duyên nhân
Lòng son đã quyết lìa thân cũng đành
Thân nữ nhi thù nhà nợ nước
Cùng Trưng Vương cất bước ra đi
Kiếm cung tập luyện ngại gì
Đã cam tấc dạ liều thì một phen
Đôi song kiếm diệt quân xâm lược
Đánh kẻ thù hại nước hại dân
Đứng lên tập hợp nghĩa quân
Giúp dân cứu nước dẹp quân bạo tàn
Tiệc tháng ba vào ngày mười bảy
Công đức bà dân chúng chẳng quên
Tiên La xây điện lập đền
Nhớ ơn Chầu bát thờ trên Thái Bình
Ngôi đền thờ anh linh cổ tự
Nét son vàng rực rỡ tố linh
Hôm nay tấu bản văn trình
Bát Nạn công chúa độ trì chứng minh.
Bản 4:
Miễu:
Việt Nam thuở dưới quyền Đông Hán
Giang sơn ta ảm đạm thê lương
Giận thay Tô Định bạo cường
Đem quân dày séo quê hương cõi bờ
Thủa bấy giờ có nhà họ Vũ
Nẩy chồi lan một nụ xinh tươi
Nhụy phong, trang khuyết tuổi mười
Thơ văn xem cũng ít người khôn so
Lực cử đinh dành cho nữ kiệt
Đường kiếm hoa khoanh nguyệt rạch mây
Thống:
Tuổi xuân vừa độ trăng đầy
Môi son mắt phượng, má hây tuyết hồng
Nét ngọc trong sánh cùng trăng nước
Tô Định kia muốn ước duyên hài
Từ thân quyết một liều hai
Lẽ đau lại gả cho loài súc sinh
Tô Định nổi bất bình sấm sét
Tin cha già lửa đốt dầu sôi
Phạm Hương chàng đã qua đời
Thét đòi nợ máu vùng đôi kiếm thần
Bình:
Máu thù ngập đôi chân nữ kiệt
Tấm áo xanh máu huyết phủ đầy
Tay thần phá mấy vòng vây
Gót tiên mải miết trời mây tối dần
Băng tới bến thấy thuyền nan nhỏ
Đôi kiếm thần thuận gió chèo bơi
Lệ sầu reo giải sông xuôi
Chênh:
Nước non chất nặng vai người nữ chinh
Lâm dâm khấn cao minh soi tỏ
Cờn:
Nàn sòng dưới cửa từ bi
Mười bị sư bước chân nhẹ nhàng
CHúa Bát Nàn hiên ngang đứng giữa
Đôi mắt người như lửa hào quan
Thương dân lệ nhỏ đôi hàng
Trên vai nặng gánh giang sơn chưa đền
Bỗng cửa thiền trời liền tối lại
Thắp nhang thơm trước vái phật trời
Sau là từ tạ dân nuôi
Nói xong kiếm bạc chém đôi quân thù
Xá:
Trận huyết chiến bụi mà trời đất
Chúa Bát Nàn nhờ phật độ cho
Một mình chém giết bao thù
Xông pha giữa đám quân thù tên bay
Vung kiếm bạc đôi tay đã mỏi
Phá vòng vây thẳng lối ra sông
Hiếu trung trọn vẹn dãi cùng trời cao
Lấy kiếm bạc thân đào tự sát
Gốc thông kia ghi tạc sử xanh
Nhịp một:
Bát Nàn đại tướng nổi danh
Tháng ba mười bảy năm Dần về tiên
Dân nhớ ơn lập đền phụng sự
Phật ban cho nhị tự “tối linh”
Bảng vàng cứu nước thơm danh
Gươm thiêng để lại sử xanh muôn đời
Tiên La tự cảnh chùa vời vợi
Ai có lòng ngõ lối thênh thang
Thiện nam tín nữ bốn phương
Dồn:
Nhớ ngày hội Đức Bát Nàn vãng lai
Đệ tử nay dâng bản văn tiến
Công đức kia trời biển còn mang
Anh lĩnh rực rỡ nét vàng
Dấu thiêng ghi để muôn vàn đời sau.
-
TháiNhững năm 40,43 có cả chầu đệ tứ nữa cũng góp mặt trong cuộc khởi nghĩa mà