Quẻ 61: Phong Trạch Trung Phu

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 29 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Phong Trạch Trung Phu: Quẻ cát. Trung Phu có nghĩa là trung chính, tín nghĩa. Khuyên người lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không không chở gì cả, thật là an toàn.

*Quẻ Phong Trạch Trung Phu: Quẻ cát. Trung Phu có nghĩa là trung chính, tín nghĩa. Khuyên người lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không không chở gì cả, thật là an toàn.

Ý nghĩa tượng quẻ :”Tuấn điểu xuất lung” —> Vô cùng tốt lành

Ý nghĩa quẻ phong trạch trung phu

Quẻ 61: Phong Trạch Trung Phu

Nội quái Đoài, ngoại quái Tốn.

*Ý nghĩa: Tín dã. Trung thật. Tín thật, không ngờ vực, có uy tín cho người tin tưởng, tín ngưỡng, ở trong. Nhu tại nội nhi đắc trung chi tượng: tượng âm ở bên trong mà được giữa.

*Kiến giải: Để tiết chế thì người trên phải giữ đức tín để người dưới tin theo, cho nên sau quẻ Tiết tới quẻ Trung phu. Trung phu là có đức tin (phu) ở trong (trung) lòng.

*Thoán từ: Trung phu: Đồn ngư cát, lợi thiệp đại xuyên, lợi trinh.

*Dịch: Trong lòng có đức tin mới cảm được heo và cá, tốt như vậy thì lội qua sông lớn được, giữ đạo chính thì lợi.

*Giảng: Quẻ này ở giữa có hai hào âm (hai nét đứt), như trong lòng trống rỗng (hư tâm) không có tư dục, tư ý; còn 4 hào dương là nét liền, đặc, thực (trái với hư), mà hào 2 và hào 5 lại đắc trung (ở giữa nội và ngoại quái), vậy là có đức trung thực. Do đó mà đặt tên quẻ là Trung phu.

Theo nghĩa thì trên là Tốn, thuận với người dưới; dưới là Đoài, phục tòng người trên; như vậy là cảm hoá được dân.

Lòng chí thành cảm được những vật ngu, không biết gì như heo và cá. Lấy lòng chí thành, hư tâm mà ứng phó với nguy hiểm thì vượt được hết, như qua sông lớn mà ngồi chiếc thuyền trống không (hư chu), không chở gì cả, thật là an toàn. Phải giữ chính đạo mới tốt.

Đại Tượng truyện giảng: gió ở trên, chằm ở dưới, là gió (làm ) động được nước như lòng thành thực cảm động được người. Nên dùng lòng trung thành mà xử việc thiên hạ; như xử tội thì sét đi xét lại, tìm cách cứu tội nhân, tha cho tội chết.

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Ngu cát, hữu tha, bất yến.

Tượng: Suy tính cho chắc chắn rồi mới tin thì tốt; có lòng nghĩ khác thì không yên.

Lời giảng: Hào 1 mới vào thời Trung phu, tuy ứng với hào 4, âm nhu, đắc chính là người đáng tin, nhưng bước đầu phải suy xét cho kỹ lưỡng xem 4 có đáng tin cậy không, khi đã tin rồi thì đừng đổi chí hướng, lòng phải định rồi mới tĩnh mà yên được.

Hào 2: Minh hạc tại âm, kỳ tử hoạ chi;

Ngã hữu hảo tước, ngô dữ nhĩ mĩ chi.

Tượng: Như con hạc mẹ gáy ở bóng râm, con con nó hoạ lại; lại như tôi có chén rượu ngon, tôi cùng anh chia nhau.

Lời giảng: Hào 2 ứng với hào 5 ở trên, cả hai đều có đức dương cương , lại đắc trung đều có lòng thành thực, đều là những hào quan trọng trong quẻ Trung phu; hai bên cảm ứng, tương đắc với nhau như hạc mẹ gáy mà hạc con hoạ lại, hoặc như một người có chén rượu ngon mà chia với bạn.

Theo Hệ từ thượng truyện, Chương VIII, số 5, Khổng tử giải thích ý nghĩa hào này như sau:

“Người quân tử ở trong nhà mà nói ra, nếu lời nói hay thì người ngoài nghìn dặm cũng hưởng ứng, huống chi là người ở gần; . . hành vi từ gần phát ra thì ảnh hưởng hiện ngay ở xa . . như vậy chẳng nên thận trọng lắm ư?”

Khổng tử đã hiểu rộng “tiếng gáy của con hạc” là lời nói hay; và “chén rượu ngon’ là hành vi đẹp, mà khuyên chúng ta phải thận trọng về ngôn, hành.

Hào 3: Đắc dịch, hoặc cổ, hoặc bãi, hoặc khấp, hoặc ca.

Tượng: Gặp được bạn (địch) lúc thì đánh trống vui múa, lúc thì chán nản mà ngừng, lúc thì khóc, lúc thì hát.

Lời giảng: Hào 3 âm nhu bất chính, bất trung, ứng với hào ở trên cùng, dương cương mà bất trung, bất chính, như hai người ăn ở với nhau mà không thật lòng, tính tình hay thay đổi, vui đó rồi khóc đó “Hoặc cổ hoặc bãi”, (có người hiểu là: lúc thì cổ võ, lúc thì bỏ đi).

Hào 4: Nguyệt cơ vọng, mã thất vong, vô cữu.

Tượng: Trăng mười bốn (gần tới rằm), con người bỏ bạn mà tiến lên, không lỗi.

Lời giảng: Hào 4 đắc chính, thân cận với hào 5, được vua tín nhiệm nên sự thịnh vượng đã gần tới tuyệt đỉnh, như trăng mười bốn gần đến ngày rằm. Nó ứng với hào 1, hai bên cặp kè nhau như cặp ngựa, nhưng nó biết phục tòng đạo lý, nên sau bỏ 1, để chuyên nhất với 5, như vậy không có tội lỗi gì.

Hào 5: Hữu phu luyến như, vô cữu.

Tượng: Có lòng chí thành ràng buộc, không lỗi.

Lời giảng: Như trên đã nói, hào 5 ở ngôi chí tôn, có đủ đức trung chính, thành tín buộc được lòng thiên hạ. Không có lỗi gì cả.

Hào 6: Hàn âm đăng vu thiên, trinh hung.

Tượng: Tiếng gà lên tận trời, dù có chính đáng cũng xấu.

Lời giảng: Hào 6 dương cương, không đắc trung lại ở vào thời thành tín đã cùng cực, đức tin đã suy, vậy là có danh mà không có thực. Lại thêm không biết biến thông, muốn cố giữ đức tín (vì có tính dương cương, cho nên ví với con gà không là loài bay cao được mà muốn lên tới trời.

Vậy lòng thành tín vẫn là tốt, nhưng phải đừng thái quá mà biết biến thông, Phan Bội Châu nhắc truyện ngụ ngôn anh chàng họ Vĩ (có sách nói là họ Vi) thời Xuân Thu hẹn với một người con gái ở dưới cầu; người đó không tới, nước lên cao, anh ta cứ ôm cột cầu chịu chêt. Tín như vậy là dại, không biết biến thông.

Xem thêm:

  1. Quẻ phong thủy hoán
  2. Quẻ thuần đoài
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 31: Trạch Sơn Hàm

Quẻ 31: Trạch Sơn Hàm

*Quẻ Trạch Sơn Hàm: Quẻ cát. Hàm có nghĩa là cảm, cảm thông, giao cảm. Quẻ chỉ thời vận có lợi cho giới trẻ. Con người dễ thông cảm với nhau, mọi việc tiến hành thuận lợi. Là thời cơ ốt cho việc hoàn thành sự nghiệp, có nhiều cơ may trong cuộc sống. Khuyên người đối xử với người xuất phát từ cái tâm, không nên khởi nguồn từ cái lợi của mình.

Quẻ 24: Địa Lôi Phục

Quẻ 24: Địa Lôi Phục

Quẻ Địa Lôi Phục: Quẻ bình. Phục có nghĩa là quay trở lại con đường lương thiện. Quẻ chỉ thời vận bắt đầu bớt khó khăn, nhưng trước mắt còn nhiều trở ngại. Thời cuộc sẽ dần dần đổi mới, cái tiêu cực sẽ bớt dần, cái tích cực sẽ chiếm ưu thế, nhưng không thể nóng vội. Khuyên người nên thận trọng trọng việc làm, tiến lui đúng lúc.

Quẻ 46: Địa Phong Thăng

Quẻ 46: Địa Phong Thăng

*Quẻ Địa Phong Thăng: Quẻ cát. Quẻ Thăng bàn về sự tiến bước của một hiền nhân, leo dần các cấp bậc công danh, để mà tiến mãi lên ngôi sao. Quẻ có hình tượng “đợi ngày lên chức”. Khuyên người nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại), có như vậy thì không gì tốt bằng.