Phật Dạy Về Chữ Tham, Lòng Tham Và Sự Đau Khổ Vì Tham

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 21 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Đau khổ có lẽ là điều mà không ai mong muốn bản thân gặp phải. Vậy vì sao con người lại trở nên đau khổ như vậy? Theo lời Phật dạy thì mọi nỗi khổ đều xuất phát từ ba nguyên nhân: tham - sân - si. Trong đó “tham” là nguồn cơn của mọi vấn đề.

Đau khổ có lẽ là điều mà không ai mong muốn bản thân gặp phải. Vậy vì sao con người lại trở nên đau khổ như vậy? Theo lời Phật dạy thì mọi nỗi khổ đều xuất phát từ ba nguyên nhân: tham - sân - si. Trong đó “tham” là nguồn cơn của mọi vấn đề. Vì tham mới sinh hận, cũng vì tham mà si mê, u tối. Lòng tham càng lớn, dục vọng càng lớn càng dễ tạo nghiệp ác.

Phật Dạy Về Chữ Tham, Lòng Tham Và Sự Đau Khổ Vì Tham

Tham lam có phải là bản chất của con người?

Theo Mạnh Tử - nhà triết học Trung Quốc từng viết trong thuyết của mình như sau: “Nhân chi sơ tính bản thiện”, tức là con người sinh ra vốn có bản tính thiện lành. Ông cho rằng, bản tính ban đầu của một con người là quà tặng của thiên thượng (Trời). Tất cả mọi người đều có bản chất và đạo đức tốt. Nếu cố gắng tu thân, thủ đức thì có thể trời thành những người tài đức như vua Nghiêu, vua Thuấn.

Phật giáo cũng cho rằng tham lam vốn không phải bản chất của con người. Bất kể ai sinh ra cũng như một tờ giấy trắng, đều có trái tim nhân hậu và lương thiện. Phải chăng lòng tham được hình thành trong quá trình lớn lên, theo năm tháng lòng tham càng trở nên mạnh mẽ. Bởi lúc này họ có tính sở hữu, chiếm hữu lớn.

Cần làm gì để tiết chế lòng tham?

Lòng tham là thứ cần buông bỏ chứ không phải là thứ cần nuôi dưỡng. Nhiều người lầm tưởng giữa nỗ lực và lòng tham. Nỗ lực là điều cần có ở mỗi con người, cố gắng thực hiện được mục tiêu đề ra của mình, biết cố gắng hơn trong cuộc sống. Còn lòng tham lại là tà niệm, muốn chiếm hữu, đạt được dù trả giá như thế nào. Người xưa có câu:

Người sống thiện họa sẽ rời xa, cho dù phúc chưa tới

Người sống ác phúc sẽ rời xa, cho dù họa chưa tới

Nhiều người nghĩ rằng sự tham lam của mình chỉ có mình biết nhưng không ngờ rằng tất cả đều được trời đất chứng giám. Lòng tham sẽ bị báo ứng, luật nhân quả chỉ là đến sớm hay muộn. Sống giữa nhân sinh thì ai cũng đi theo luân hồi nghiệp báo, không ai tránh được.

Dù bản thân có làm trăm ngàn việc tốt, có cố gắng tích đức nhưng không buông bỏ lòng tham của mình thì tai họa vẫn đến, phúc khí rời xa. Tham lam thường đi kèm với độc ác, để thỏa mãn mong muốn của mình mà không từ thủ đoạn nào.

Phật luôn dạy con người biết buông bỏ lòng tham, tu tâm, tích đức, biết hành thiện giúp người. Việc cần làm nhất chính là buông bỏ lòng tham, biết đủ. Có như vậy mới mong rằng nhận được phước lành và hạnh phúc.

Cách tu dưỡng để không bị lòng tham chi phối

Nhiều người cho rằng tham lam là chiếm đoạt, những người trộm cắp, bóc lột mới là kẻ tham. Còn mình không như vậy nên đinh ninh mình là người tốt. Tuy nhiên, tham lam chia thành nhiều cấp độ khác nhau. Nghiệp có thể từ thân, từ miệng mà ra. Để hạn chế sự chi phối của lòng tham chúng ta cần tu dưỡng đạo đức mỗi ngày:

  • Tu dưỡng đạo đức, hiểu rõ quy luật nhân quả - báo ứng
  • Sống là phải biết sẻ chia, giúp đỡ và yêu thương lẫn nhau
  • Không lừa, đảo, không đố kỵ, không dối trá chiếm đoạt
  • Luôn biết đủ để dùng, hạnh phúc với những gì mình có

Nếu một người hiểu được rằng, mọi thứ chiếm hữu được rồi cũng sẽ hóa hư vô. Biết buông bỏ tà niệm cuộc sống, từ bỏ lòng tham thì sẽ thấy mọi thứ bình yên hơn.

Đau khổ không tự nhiên mà có, có phải chăng do chúng ta cứ cố tham lam, giành lấy những thứ không thuộc về mình. Đó là sự ngu ngốc mà bản thân không hề nhận ra, càng lúc càng lún sâu. Vậy nên hãy từ bỏ tham lam để có cuộc đời bình an.

Xem thêm: Quả báo nghề mổ heo (lợn)

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Sự linh ứng nhiệm màu của thần chú Đại Bi

Sự linh ứng nhiệm màu của thần chú Đại Bi

Sự linh nghiệm của thần chú Đại Bi đã được nhiều người chứng thực và cũng được chia sẻ. Mời quý bạn cùng đọc những câu chuyện được tổng hợp dưới đây. 1. Trì chú khỏi bệnh kinh phong Sự linh nghiệm của thần chú Đại bi đã được nhiều người chứng thực và cũng […] Bài viết Sự linh ứng nhiệm màu của thần chú Đại Bi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tử Vi Ngày Nay.

Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu - Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu Là Ai?

Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu - Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu Là Ai?

Phật bản mệnh tuổi Sửu là gì? Vị Phật nào luôn độ mệnh cho người tuổi Sửu? Hư Không Tạng Bồ Tát chính là vị phật luôn ở bên phù hộ cho con giáp này.

Lời Phật chỉ giáo về việc tìm kiếm tình yêu đích thực

Lời Phật chỉ giáo về việc tìm kiếm tình yêu đích thực

Trong cuộc sống, tình yêu là thứ không thể thiếu, nó giúp gắn kết con người lại với nhau. Tuy nhiên, yêu thương nhau như thế nào là đúng cách, yêu như thế nào để được hạnh phúc thì không phải ai cũng có thể hiểu và làm được.