Quả báo nghề mổ heo (lợn) và cảnh tượng lúc cuối đời
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 27 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Một bữa ăn thịt cá ê hề, có lẽ là thú vui của đa số mọi người, nhưng một chút vui thú đó phải đánh đổi bằng nỗi đau đớn khủng khiếp, bằng mạng sống của những con vật kia.
Một bữa ăn thịt cá ê hề, có lẽ là thú vui của đa số mọi người, nhưng một chút vui thú đó phải đánh đổi bằng nỗi đau đớn khủng khiếp, bằng mạng sống của những con vật kia.
(Trích hồi kí của thầy Atoanmt )
Sau 1975, với mục đích cướp nhà, và ăn tiền hối lộ, nên quan chức địa phương đã đến nhà tôi, nói là gia đình tôi phải tăng gia sản suất nghĩa là phải làm ruộng, hoặc có giấy chứng nhận đang sở hữu và canh tác ruộng vườn! Nếu không thì phải giao nhà cho nhà nước để được đuổi vào vùng kinh tế mới!
Nhiều gia đình lối xóm khu nhà tôi ở đã phải hối lộ cho quan chức địa phương biết bao cây vàng thì mới được yên thân ở lại! Có một vài căn nghèo nhất xóm, không có vàng thì bị tống vào vùng kinh tế mới, nơi khỉ ho cò gáy. Vì là dân thành phố, không quen sống trong khu rừng thiêng nước độc, nên nhiều người bị chết trong đó!
Gia đình tôi nhất định không hối lộ, nên đã bỏ ra mười lượng vàng để tôi mua một đám ruộng và cất một căn nhà trong ruộng ở một mình cho êm chuyện.
Khu tôi ở làm ruộng, là một quận nhỏ. Nơi đó, tình cờ tôi có đưọc một số các “đàn em” địa phương tự nhiên kết thân và tôn tôi làm ”đại ca” mặc dù thân thể tôi không hề có một vết xâm trổ nào cả.
Trong đám đàn em của tôi, có tên Tý, là em út của gia đình có ba anh em trai, nhà hắn coi như giàu có tiếng ở địa phương và làm nghề mổ heo, bán heo sống và heo quay.
Họ tự làm heo, quay heo giao chợ bán, và đồng thời cũng làm heo hoặc quay heo mướn mỗi ngày.
Dĩ nhiên, cả ba anh em của Tý đều là cao thủ làm heo.
Tý chỉ cho tôi coi một cây dao dài khoảng ba gang tay, Tý nói:
– Đại ca, đây là cây dao đâm họng heo, đại ca coi mũi nó bén hông?
Tôi hỏi:
– Dao đâm họng heo là làm sao?
Tý đáp:
– Em thì ít đâm họng heo, chỉ có hai anh của em là chuyên môn thôi, tức là khi con heo cột trói nằm trên sân xi măng, thì anh của em tới, dùng cây dao này, đâm một nhát một, sâu vào cổ họng con heo thấu tim, là heo kêu ọc ọc ọc lên mấy cái rồi chết queo ngay. Mấy ảnh giỏi lắm, chỉ đâm một cái thôi, mà khi mổ heo làm thịt, thì thấy vết cắt ngay tim heo! Mười con như một, do đó đâm một nhát heo chết liền, khỏi la hét khỏi giãy!
Cây dao đâm họng heo, chỉ dùng đâm họng thôi, không dùng cắt thịt gì cả, vậy mà cây này lúc trước dài tới bảy tấc, mà riết rồi bây giờ ngắn đi mất 1/3. Đại ca biết nó đã mần thịt biết bao nhiêu con heo không? Phải tính tới hàng ngàn con đó!
Sau đó, nhiều tối tôi ở nhà Tý, và đã nhìn thấy hàng đêm anh em Tý đâm họng heo và làm thịt heo y như Tý kể, cũng như chính mắt tôi nhìn thấy một vết cắt ngay giữa tim heo sau khi mổ heo ra!
Có điều đặc biệt mà tôi muốn nhấn mạnh ở đây:
Là hầu như 99,9% những người làm công việc đồ tể làm thịt heo, bò, hoặc chó chuyên nghiệp, thì cái máu sát sinh của họ tự nhiên thấm nhuần vào bản tánh, cho nên, họ dễ dàng ra tay đâm chém người … mà không chút ngại ngùng!
Chính do đó, ba anh em của Tý, được cả quận nể sợ, vì hơi một chút, là anh em Tý vác dao đuổi chém người lung tung tại chợ! Nên ai ai gặp phải cũng đều phải ngọt ngào và nịnh anh em Tý!
Người ta nói: ”Đi với Phật mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy”!
Mà để hàng phục những tay anh chị như gia đình Tý, thì chỉ có cách hay nhất là đánh lộn hoặc phô diễn võ thuật. Cho nên tôi bắt buộc phải xuất chiêu!
May mà có một hôm, khi tôi và các anh em Tý cùng nhậu chung với đám thanh niên địa phương ở hàng hiên trước cửa nhà, bỗng có một con chó chạy băng qua đường và bị một chiếc xe đò nhỏ cán trúng.
Xe chạy mất, còn con chó thì lết trên đường rên sủa um sùm.
Dĩ nhiên cả bọn tôi đều chạy ra đường và có người xách con chó vào, và có tiếng cười sung sướng nói:
– Hên quá, có thêm mồi nhậu nữa rồi, con chó này mà mần thịt thì cũng được một nồi đầy đó nghen!
Vì anh em nhà Tý, lúc trước đã từng nghe tôi nói chống đối về việc ăn thịt chó, nên nghe vậy, anh của Tý quắc mắt lên nói ngay:
– Tao đã nói là không ăn thịt chó nữa, bữa nay mà thằng nào mà dám ăn con chó này thì tao chém chết mẹ!
Lúc đó ai ai cũng đã kha khá say, tôi sợ sẽ xảy ra chuyện oánh lộn nên vội đỡ lấy con Chó và nói:
– Ê, mày để con chó xuống đất, để tao coi thử coi!
Con chó tội nghiệp được đặt xuống lề đường và nó vừa lết lết vừa khóc gâu gâu, vì tôi thấy nó chảy nước mắt ra, không biết vì đau, hay vì hiểu được có người muốn cho nó vào nồi.
Tý nói:
– Đại-Ca, nó bị gãy chân sau rồi!
Tôi lúc đó, không biết vì tội nghiệp con chó hay vì nguyên nhân gì, bỗng móc túi lấy điếu thuốc lá ra châm hút và nói:
– Tụi mày im nghen, để tao khoán cho nó! Tý, em giữ con chó cho anh!
Từ trước đến giờ, đám thanh niên địa phương và kể cả anh em nhà Tý, chưa bao giờ thấy tôi làm gì như kiểu này cả, nên cả bọn vội im lặng để xem. “Tôi vốn học bùa phép đã nhiều năm, nhưng anh em Tý không biết”.
Tôi rít một hơi thuốc dài, nín thở dùng điếu thuốc thay nhang vẽ chữ phép trị bệnh sưng, trặc trên đùi trái của con chó, cách không khoảng một tấc! Xong thổi một hơi dài, nồng mùi rượu vào cái đùi chó.
Sau khi tôi đã vẽ và thổi đến lần thứ ba, thì phép lạ đã xảy ra, con chó vụt xoay người lại, tự đứng lên, xong cong đuôi chạy một cách bình thường như chưa hề bị gãy đùi. Nó cũng không thèm sủa cám ơn tôi một tiếng nào, chỉ lo chạy vì có lẽ sợ cái thằng “cà chớn” hồi nãy đòi ăn thịt nó!
Nhờ chuyện đó, nên cả bọn thanh niên địa phương và anh em Tý mới thấy phục tôi hơn!
Khi cả ba anh em đều nể sợ mình. Lúc đó, tôi mới đem chuyện nhân quả của Phật giáo ra giảng giải cho họ nghe. Vì những lúc họ sắp sửa “đâm họng heo” là lúc đó tôi đứng âm thầm niệm chú Vãng Sanh!
Ngặt cái là gia đình họ chỉ có một nghề làm thịt heo để sống, nhưng sau khi nghe tôi nói, họ đã dẹp, không dùng đến cây ”dao đâm họng heo” nữa! Mà dùng điện. Tức là cột bó chân heo lại nối một sợi điện dương vào chân heo, xong tạt nước vào để dẵn với điện âm, là heo giãy chết ngay, không đâm họng nữa.
Còn tên Tý, ngay lúc chưa dùng điện, nghe tôi, hắn đã không dám dùng dao đâm họng heo nữa.
Một năm sau khi quen gia đình họ, tôi đóng ghe đi vượt biên không thành, nên hai năm sau tôi quay lại, gặp nhau thì Tý kể:
– Đại Ca hồi đó nói chuyện nhân quả đúng ghê! Ông anh hai của em, sau này chơi ma túy, bị sốc thuốc rồi chết, mà trước khi chết, con heo bị đâm họng, kêu ọc ọc ra sao thì anh hai kêu y chang như vậy! Hơn nữa, ảnh cứ kêu y như bị thọc tiết suốt ba ngày, ba đêm trong bệnh viện rồi ảnh mới chết!
Em đứng nghe mà thấy sợ phải chạy ra ngoài luôn! Ghê quá, đúng là quả báo nhãn tiền! Bây giờ, ba em mới tin rồi, và cả nhà em dẹp luôn, không còn làm nghề giết heo nữa. Tuy không khá bằng hồi trước, nhưng cũng không đến nỗi nào!
Lạm bàn:
Một bữa ăn thịt cá ê hề, có lẽ là thú vui của đa số mọi người, nhưng một chút vui thú đó phải đánh đổi bằng nỗi đau đớn khủng khiếp, bằng mạng sống của những con vật kia. Linh hồn chúng lẽ nào không căm giận, lẽ nào không đeo bám theo người đã giết nó, ăn thịt nó để tìm cách báo thù? Xin bạn hẫy ngẫm nghĩ điều này trước mỗi bữa ăn!