Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 115 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Ai cũng có nghiệp chướng, người càng khổ thì nghiệp chướng càng nặng. Thế nhưng không ít người còn chưa biết nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng do đâu mà có? Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng? Mời quý vị cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
Ai cũng có nghiệp chướng, người càng khổ thì nghiệp chướng càng nặng. Thế nhưng không ít người còn chưa biết nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng do đâu mà có? Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng? Mời quý vị cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1. Nghiệp chướng là gì?
Nghiệp chướng là từ xuất hiện trong đạo Phật được xuất hiện trong bài giảng kinh của Phật giáo. Trong đó nghiệp chướng là từ được ghép từ nghiệp và từ chướng. Ở đây nghiệp có nghĩa là khởi đầu, sự tạo nghiệp còn tùy vào hành động và từng trường hợp để phân định.
Nghiệp chướng chính là ý niệm: ý niệm thiện chính là nghiệp thiện; ý niệm ác chính là nghiệp ác. Ý niệm vì chúng sinh là niệm thiện, niệm này là nghiệp thiện; Ý niệm chỉ vì bản thân mình là niệm ác, niệm này là nghiệp ác.
Tâm niệm chúng ta khởi tạo ra những tư tưởng, suy nghĩ gọi là ý nghiệp, miệng chúng ta phát ra âm thanh ngôn từ gọi là khẩu nghiệp, thân thể chúng ta hành động tạo ra các sự việc, hành động gọi là thân nghiệp.
Vì thế nhìn chung, nghiệp được tạo ra từ chính suy nghĩ, tư tưởng, lời nói, hành động của chính chúng ta. Đó là tạo nghiệp. Sau khi tạo nghiệp gây ra kết quả, hậu quả đó cũng được gọi là nghiệp.
Nghiệp đã phát sinh có kết quả sẽ sinh ra chướng ngại về sau. Chướng là từ chướng trong chướng ngại. Chướng ngại ở đây là những vật cản, ngoại cảnh tác động khiến chúng ta tạo tác tạo nghiệp. Từ chướng đứng sau nhưng theo nghĩa thì chướng phải có trước, có chướng tứ có sự tác động từ bên ngoài thì con người ta mới tạo nghiệp.
Theo Phật giáo, cuộc sống luôn có luật nhân quả, khi tạo nghiệp thiện, cuộc sống sau này sẽ tự sinh ra những điều may mắn, tốt lành. Nhưng một khi đã là nghiệp xấu, để không gây ra những hệ lụy về sau thì cần phải giải nghiệp.
Muốn hóa giải nghiệp xấu thì con người phải luôn có trí tuệ sáng suốt và tinh thần kiên định. Như vậy bạn mới có thể đưa ra quyết định một cách sáng suốt, quyết đoán. Con người chúng ta cần cẩn trọng trong cả suy nghĩ, lời nói, hành động hàng ngày để tránh gây ra nghiệp xấu và hậu quả sau này.
2. Nghiệp chướng do đâu mà có?
Nghiệp thiện ác chúng ta đã gây ra trong vô thỉ kiếp đến nay là vô lượng vô biên. Sự vô lượng vô biên này được Kinh Hoa Nghiêm mô tả là: “Nếu chúng có hình tướng thì nghiệp lực của mỗi chúng sanh ngay cả hư không cũng không chứa đựng nổi.” Nay ta nhờ phước duyên được làm người, nhưng bị chướng nghiệp ngăn che nên suốt đời khổ hải mà chẳng tự biết. Nghiệp cũ chưa trả được chút nào, đã tạo ra vô biên nghiệp mới.
Nghiệp mới này tạo ra ở đâu? Xin thưa, từ nơi Thân khẩu, ý của chúng ta mà ra. Bởi vậy Kinh Địa Tạng bảo: “Tất cả những cử chỉ động niệm của chúng sinh trong cõi Nam Diêm Phù Ðề không có điều gì chẳng phải là tội lỗi, huống nữa là những kẻ buông lung giết hại, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ trăm điều tội lỗi.” Ngài lại dạy: “Nghiệp lực rất lớn, có thể sánh với núi Tu di, có thể sâu dường biển cả, có thể ngăn đạo thánh.
Bởi nghiệp chướng của chúng sanh nặng nề nên gần như cả cuộc đời chìm trong biển khổ, cực hiếm người hưởng được chút an vui. Người chẳng biết đến Phật pháp để chuyển hóa nghiệp lực thì chẳng nói làm chi: Suốt cuộc đời bị nó âm thầm chi phối mà nổi chìm trong biển khổ!
Phật tử sơ cơ nhiều người cũng chẳng tường tận sự hung hiểm của nghiệp chướng. Cho nên khi tu trì phát sinh nhiều chướng ngại, kế đó dần dần thối mất đạo tâm, để muôn kiếp trôi lăn trong sanh tử luân hồi. Thật vô cùng đau xót!
3. Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?
Từ trong vô lượng kiếp qua, chúng ta đã luân hồi quá nhiều lần rồi, nghĩa là biết bao lần sinh ra và cũng biết bao lần chết đi. Khi hiện hữu trong các cảnh giới chúng ta thường tạo ác nghiệp nhiều hơn là tạo thiện nghiệp.
Và vì đã tạo ác nghiệp nên chúng ta sẽ phải bị quả báo đau khổ, tức là sẽ gặp những chướng ngại, sóng gió trong cuộc sống. Vậy, nếu đã có quá nhiều những tội lỗi rồi, giờ phải làm sao để cho tiêu trừ đây?
Có ba cách căn bản để giúp làm tiêu trừ nghiệp chướng, như sau:
Thứ nhất: Phải biết sám hối với những tội lỗi đã từng tạo
Sám hối ở đây là chúng ta phải nhận lỗi về mình, phải ăn năn, hối hận, sau đó quyết không để phạm lại, không gây thêm tội lỗi mới. Mỗi ngày chúng ta có thể dành thời gian để xưng tán danh hiệu Chư Phật Bồ Tát kết hợp với lễ Phật để sám hối.
Thứ hai: Phát nguyện làm vô số công đức và phước báu để pha loãng tội lỗi đã tạo
Nếu xem tội từng tạo là một cái thùng muối hột mặn, thì giờ cần tạo ra một dòng sông công đức phước báu là nước ngọt để pha loãng chúng. Thùng muối nếu đổ vào cái ao nước nhỏ, hoặc giữ nguyên thì mới còn vị mặn. Chứ nếu chúng được đổ vào dòng sông nước ngọt rộng muôn trùng thì sẽ chẳng còn thấy đâu nữa cả.
Do đó, việc phát nguyện làm vô số công đức và phước báu là điều cực kỳ quan trọng để hóa giải nghiệp chướng của mỗi người.
Đó là phải làm các việc như: Đi quy y Tam Bảo phát nguyện thọ trì năm giới, phóng sinh, ăn chay, từ thiện giúp người, cúng dường bố thí, làm đường xây cầu, chia sẻ Phật Pháp đúng để giúp con người sống hướng thiện….
Thứ ba: Thường gần gũi bậc thiện tri thức, siêng nghe thuyết pháp đúng mỗi ngày, và phải giữ thời khóa công phu tu hành đều đặn
Bởi vì nếu quý vị mà không có trí tuệ thì sẽ khó có khả năng phát hiện được lỗi lầm của mình đã và đang gây tạo. Do đó, cần phải có bậc thiện tri thức mắt sáng để hướng dẫn, chỉ lỗi, giúp chúng ta tự hoàn thiện bản thân.
Còn nghe thuyết pháp đúng, học kinh Phật… cũng là đang góp phần giúp chúng ta có được trí tuệ phân định, để biết phương hướng mà tu hành.
Song song với việc học Giáo Pháp, chúng ta cần phải siêng năng trong việc công phu tu tập như ngồi thiền, đi thiền hành, lễ Phật, niệm Phật, trì chú, lễ Phật nhiều….
Mục đích chính của việc công phu là để phát triển sức định tâm, duy trì chánh niệm và sự tĩnh giác, hướng đến mục tiêu chứng đạo, đạt đạo, tức là thành tựu trí tuệ vô lậu, giải thoát. Bởi vì chỉ có đắc đạo, tức chứng được tứ thánh quả A La Hán, thì chúng ta mới có thể chấm dứt sự luân hồi sinh tử.
Không còn bị luân hồi sinh tử nữa thì làm gì có khổ đau, vì thế đây là mục tiêu rốt ráo mà quý vị cần phải nên chú trọng.
Xem thêm: Số phận có thay đổi được không?