Quẻ 21: Hỏa Lôi Phệ Hạp

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 40 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp: Quẻ bình. Phệ Hạp có nghĩa là ngậm lại, là nghiền nát để hợp. Quẻ chỉ thời vận xấu, có nhiều trở ngại, khó thi thố tài năng, phải là người có quyền thế cao, có quyền tạo dụng luật pháp, mà lại sáng suốt có tài mới phá vỡ được bế tắc, người bình thường khó có cơ hội tốt. Nên răn đe, sửa chữa từ những lỗi lầm nhỏ để tránh hậu họa nặng nề về sau.

*Quẻ Hỏa Lôi Phệ Hạp: Quẻ bình. Phệ Hạp có nghĩa là ngậm lại, là nghiền nát để hợp. Quẻ chỉ thời vận xấu, có nhiều trở ngại, khó thi thố tài năng, phải là người có quyền thế cao, có quyền tạo dụng luật pháp, mà lại sáng suốt có tài mới phá vỡ được bế tắc, người bình thường khó có cơ hội tốt. Nên răn đe, sửa chữa từ những lỗi lầm nhỏ để tránh hậu họa nặng nề về sau.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Cơ Nhân Ngộ Thực” —> Vạn Hạn Gặp May

Ý nghĩa quẻ hỏa lôi phệ hạp

Quẻ hỏa lôi phệ hạp

Nội quái Chấn, ngoại quái Ly

*Ý nghĩa: Khiết dã. Cấn hợp. Cẩu hợp, bấu víu, bấu quào, dày xéo, đay nghiến, phỏng vấn, hỏi han (học hỏi). Ủy mị bất chấn chi tượng: tượng yếu đuối không chạy được.

*Kiến giải: Tình, lý có chỗ khả quan rồi sau mới hợp nhau được; nhưng muốn cho hợp nhau thì trước hết phải trừ sự ngăn cách đã, cho nên sau quẻ Quan, tới quẻ Phệ hạp. Phệ là cắn, là trừ (sự ngăn cách), hạp là hợp.

*Thoán từ: Phệ hạp: Hanh, lợi dụng ngục.

*Dịch: Căn để hợp lại, như vậy là hanh thông; dùng vào việc hình ngục thì có lợi.

*Giảng: Quẻ Phệ hạp này nói về việc hình ngục.

Hào sơ và hào trên cùng là hai vạch liền, tượng như hàm trên và hàm dưới; ở giữa có ba vạch đứt, là miệng há ra; xen vào một vạch liền như một cái quẻ cản ngang miệng, làm gián cách hai hàm răng; Phải cắn gãy, trừ nó đi rồi hai hàm mới hợp với nhau được.

Trong xã hội, kẻ gián cách đó là bọn gian tà, sàm nịnh bưng bít kẻ trên người dưới mà trên không thông tới dưới, dưới không đạt tới trên. Cho nên phải dùng hình ngục để trừ chúng.

Hình ngục muốn có kết quả thì phải vừa uy, vừa sáng suốt. Nội quái Chấn là uy; ngoại quái Ly là sáng suốt.

Lại xét riêng hào 5, hào làm chủ trong quẻ; nó ở ngôi cao, âm nhu mà đắc trung, là có ý khuyên dùng hình ngục tuy phải uy, phải cương, nhưng vẫn nên có một chút nhu, hiếu sinh; nếu chỉ cương thôi thì hóa ra tàn khốc, hiếu sát mất.

Đó là đại ý Thoán truyện. Đại tượng truyện bảo tiên vương theo ý nghĩa quẻ Phệ hạp này mà làm sáng tỏ sự trừng phạt và răn bảo bằng pháp luật. (Tiên vương dĩ minh phạt, sắc pháp: 先王以明罰, 敕法 cũng có người hiểu là sắp đặt pháp luật hoặc ban bố pháp luật)

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Lí giảo diệt chỉ, vô cữu.

Tượng: Ví như chân đạp vào cái cùm mà đứt ngón chân cái, không có lỗi lớn.

Lời giảng: Trong quẻ này hào 1 và hào trên cùng là người không có chức vị, bị chịu hình; còn 4 hào kia là người có chức vị áp dụng hình pháp.

Hào 1 ở dưới cùng là hạng dân thường, mới làm bậy mà bị tội nhẹ (cùm chân, chặt ngón chân cái) thì sẽ sợ phép nước mà sau không làm điều ác nữa, cho nên không có lỗi lớn.

Hào 2: Phệ phu, diệt tị, vô cữu.

Tượng: Cắn miếng thịt mềm, sứt cái mũi, không có lỗi.

Lời giảng: Hào 2 cũng như ba hào sau, dùng chữ phệ (cắn) để chỉ người dùng hình pháp.

Hào 2 âm nhu đắc trung, chính lại được hào 5 ứng, tức là người được vua ủy cho quyền hình pháp, vì vậy dễ thu phục được kẻ có tội, công việc dễ như cắn miếng thịt mềm. Nhưng vì hào 2 cưỡi lên hào 1 dương cương, tức như gặp kẻ ương ngạnh, nên phải cưỡi lên hào 1 dương cương, tức như gặp kẻ ương ngạnh, nên phải quá tay một chút, kẻ bị tội chịu hình phạt khá đau, như bị cắn vào mũi, đó là lỗi của hắn chứ hào 2 vẫn là trung chính, không có lỗi.

Hào 3: Phệ tích nhục, ngộ độc, tiểu lận, vô cữu.

Tượng:  Cắn phải miếng thịt có xương lại ngộ độc, đáng ân hận một chút, nhưng không có lỗi.

Lời giảng: Hảo 3, âm: Không trung chính, dùng hình ngục và không được người phục, có phần bị oán nữa, như cắn phải miếng thịt có xương lại ngộ độc; những ở vào quẻ Phệ hạp, dùng hình pháp để giữ trật tự cho xã hội, cho nên việc làm của mình tuy đáng ân hận, mà không có lỗi lớn.

Hào 4: Phệ can trỉ (có người đọc là tỉ)

Đắc kim thỉ, lợi gian trinh, cát.

Tượng: Cắn phải thứ thịt liền xương mà phơi khô, được mũi tên đồng, chịu khó nhọc mà vững lòng giữ đường chính thì tốt.

Lời giảng: Hào này dương cương ở gần ngôi chí tôn (hào 5) là người cương trực, có trách nhiệm; lại ở ngoại quái Ly, nên có tài minh đóan, cho nên dù gặp kẻ ngoan cố cũng trị được dễ dàng, như cắn được miếng thịt liền xương (cứng) phơi khô, mà vẫn giữ được đạo cương trực, tượng bằng mũi tên bằng đồng.

Nhưng vì hào này cương, mà cương quyết thì e gặp khó khăn, nên Hào từ khuyên phải chịu khó nhọc, tuy cương mà vị lại nhu (hào thứ 4, chẳn), nên lại khuyên phải vững chí. Có hai điều kiện đó thì mới tốt.

Hào 5: Phệ can nhục, đắc hoàng kim, trinh, lệ, vô cữu.

Tượng: Cắn miếng thịt khô, được vàng (danh dự quí báu); phải giữ vững đạo, thường lo sợ, thì không có lỗi.

Lời giảng: Hào 5 âm đắc trung nên có đủ uy quyền để xét xử, trừng phạt những vụ hình án lớn. Nói là hình án lớn là vì đây tội nhân phải xuất kim (nộp vàng, nộp kim câu làm án phí).

Có sách giảng về hai chữ “hoàng kim” như sau: kim là vật quí, tượng trưng ngôi chí tôn của hào 5, hoàng là sắc của đất, của trung ương (đen là màu của phương bắc, đỏ của phương nam, xanh của phương đông, trắng của phương tây), tượng trưng đức trung của hào 5.

Hào 6: Hạ giảo diệt nhĩ, hung.

Tượng: Cổ tra vào gông, bị tội cắt tai, xấu.

Lời giảng: Hào này lại nói về kẻ thụ hình như hào 1. Xấu hơn hào 1, vì dương cương lại ở cuối quẻ, trỏ hạng cực ác, nên bị tội nặng: đeo gông, cắt tai.

Theo hệ từ hạ truyện, chương V thì Khổng tử bàn như sau: “.. không tích lũy nhiều điều ác thì không đến nỗi bị diệt thân thể (như hào này). Kẻ tiểu nhân cho rằng (..) một điều ác nhỏ là vô hại, nên cứ làm; vì vậy mà các điều ác cứ tích lũy tới lúc (..) tội hóa lớn mà không thể tha thứ được”.

Quẻ này xét về việc hình ngục, đại ý khuyên:

– Người xử hình phải sáng suốt trước hết, cương quyết mà cũng cần có đức nhu (để bớt cương đi), có chút từ tâm, và luôn luôn phải giữ đạo chính, thận trọng (hào 5).

Hào 4 cũng tốt, vì vừa cương vừa nhu, có tài và có địa vị.

– Nên răn đe dân từ khi dân mới mắc phải tội nhỏ, nếu không dân sẽ quen làm bậy, ác cứ tích lũy mà mắc tội lớn.

Xem thêm: 

  1. Quẻ Địa Trạch Lâm
  2. Quẻ Sơn Phong Cổ
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 34: Lôi Thiên Đại Tráng

Quẻ 34: Lôi Thiên Đại Tráng

*Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng: Quẻ cát. Đại Tráng có nghĩa là thịnh vượng, công việc hưng thịnh, có hình tượng “người thợ mộc được gỗ”. Quẻ thể hiện vận khí sắp lên, nhưng quẻ chỉ tốt với điều kiện là giữ đạo chính của quân tử; cổ nhân khuyên muốn gặp vận hội tốt thì phải coi chừng hoạ nấp ở đâu đó, nên đề phòng.

Quẻ 07: Địa Thủy Sư

Quẻ 07: Địa Thủy Sư

*Quẻ Địa Thủy Sư: Quẻ Bình. Sư có nghĩa là đám đông, quần chúng, quân đội…Tượng người quân tử bao dung dân, nuôi dưỡng quần chúng một cách nghiêm minh, luôn giữ điều trung chính. Trong công việc quản lý, hợp tác phải chọn người kết hợp cẩn thận, loại bỏ những người không xứng đáng để tránh tai vạ

Cách Lập Quẻ Kinh Dịch Theo Thời Gian Nhanh Nhất

Cách Lập Quẻ Kinh Dịch Theo Thời Gian Nhanh Nhất

Trước khi gieo quẻ kinh dịch, nên tìm không gian yên tĩnh. Cần tập trung tinh thần, không được xem việc gieo quẻ là trò chơi, một bài thử, phải thật nhất tâm. Nếu không thì sẽ khó có thể dự đoán chính xác do những nguyên nhân khách quan bên ngoài và bản thân tâm thức người gieo vẫn còn ngờ vực. Thành tâm niệm: “Con thành tâm kính xin các ngài Nho – Y – Lý – Số chỉ đường giúp con về sự việc …” rồi lập quẻ.