Quẻ 19: Địa Trạch Lâm

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 29 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Địa Trạch Lâm: Quẻ cát. Lâm có nghĩa là lớn, là việc đang tới dần. Quẻ chỉ thời cơ tốt đang đến cần phải tranh thủ, không bỏ lỡ thời cơ. Tuy nhiên thời cơ vận may gắn liền với khả năng giúp đỡ và đồng tâm cùng mọi người.

*Quẻ Địa Trạch Lâm: Quẻ cát. Lâm có nghĩa là lớn, là việc đang tới dần. Quẻ chỉ thời cơ tốt đang đến cần phải tranh thủ, không bỏ lỡ thời cơ. Tuy nhiên thời cơ vận may gắn liền với khả năng giúp đỡ và đồng tâm cùng mọi người.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Phát Chính Thi Nhâm” —> Thời vận Hanh Thông ( tốt)

 Giải nghĩa quẻ Địa Trạch Lâm

Quẻ địa trạch lâm

Nội quái Đoài, ngoại quái Khôn

*Ý nghĩa: Đại dã. Bao quản. Việc lớn, người lớn, cha nuôi, vú nuôi, giáo học, nhà sư, kẻ cả, dạy dân, nhà thầu. Quân tử dĩ giáo tư chi tượng: người quân tử dạy dân, che chở, bảo bọc cho dân vô bờ bến.

*Kiến giải: Tự quái truyện giảng: Cổ là công việc, có công việc rồi mới làm lớn được; cho nên sau quẻ Cổ tới quẻ Lâm. Lâm có nghĩa là lớn.

Nhưng Lâm còn có nghĩa nữa là tới (như lâm chung là tới lúc cuối cùng, tới lúc chết; hoặc lâm hạ: người trên tới người dưới).

*Thoán từ: Lâm: Nguyên hanh, lợi trinh. Chí vu bát nguyệt hữu hung.

*Dịch: (Dương) Lớn lên và tới, rất hanh thông, chính đính thì lợi. Đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ xấu.

*Giảng: Mới đầu là quẻ Khôn, 5 hào âm. Một hào dương tới thay hào 1 âm ở dưới, rồi một hào dương nữa tới thay hào 2 âm, thành ra quẻ Lâm . Thế là dương cung lớn dần, tới ngày thịnh lớn, nên gọi là Lâm.

Một cách giảng nữa: trên chằm (đoài) có đất, tức là đất tới sát nước, nên gọi là Lâm (tới gần).

Theo cách giảng thứ nhất, dương cương lớn lần mà âm nhu tiêu lần, thế là đạo gần tới lúc thông, cho nên bảo là rất hanh thông.

Xét theo hào thì hào 2 cương trung, ứng với hào 5, nhu trung, nhân sự có phần vui vẻ, cũng hanh thông nữa (Thoán truyện).

Trong cảnh hanh thông, đừng nên phóng túng mà nên giữ vững chính đạo, (lợi trinh): nếu không thì đến tháng 8 (hoặc tám tháng nữa) sẽ hung.

Có nhiều thuyết giảng hai chữ “bát nguyệt” ở đây chúng tôi không biết tin thuyết nào chỉ xin hiểu đại ý là “sau này sẽ hung”; mà không chép những thuyết đó.

Đại tượng truyện bàn thêm: Đất tới sát chằm, có cái tượng quân tử tới dân, giáo hóa dân không bao giờ thôi, bao dung, giữ gìn dân không có giới hạn (vô cương).

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Hàm lâm, trinh cát.

Tượng: Cùng tới, giữ chính đạo thì tốt.

Lời giảng: Trong quẻ này chỉ có hai hào dương tới lấn bốn hào âm, cho nên hai hào dương phải hợp lực nhau cùng tới, mới chiến thắng được. Hào 1 đắc chính (vì là dương mà ở vị dương lẻ) cho nên khuyên nên giữ chính đạo của mình.

Chu Hi, theo Trình Di cho chữ “hàm” ở đây có nghĩa là cảm, hào 1 dương ứng hợp với hào 4 âm, như vậy là vì cảm ứng với hào 4 mà tới.

Hào 2: Hàm lâm, cát, vô bất lợi.

Tượng: Cùng tới, tốt, không gì là không lợi.

Lời giảng: Nghĩa cũng như hào 1. Hào 2, dương cương đắc trung, gặp lúc dương đương lên, cho nên hiện tại tốt lành mà tương lai cũng thuận lợi.

Tiểu tượng truyện thêm 4 chữ: vị thuận mệnh dã (chưa thuận mệnh vậy). Trình Di giảng là hào 2, dương trung, cảm ứng với hào 5 âm trung , hai hào đó cảm ứng với nhau không phải vì theo mệnh của người trên, cho nên tốt, không gì là không lợi. Chu Hi không chấp nhận lời giảng đó, bảo: “chưa rõ ý nghĩa ra sao”

Phan Bội Châu giảng: hào 1 và 2 phải cùng tới thì mới tốt, phải lấy sức người giúp mệnh trời, chứ không ngồi yên mà chờ mệnh trời.

Hào 3: Cam lâm, vô du lợi; Kí ưu chi, cô cửu.

Tượng:  Ngọt ngào (a dua) mà tới (để dụ dỗ hào 2) thì không có lợi đâu; nhưng đã biết lo sửa tính thì không có lỗi nữa.

Lời giảng: Hào này âm nhu, bất trung, bất chính nên ví với bọn tiểu nhân, dùng lời ngọt ngào mà dụ dỗ hào 2.

Hào 4: Chi lâm, vô cữu.

Tượng: Hết lòng thành thực tới với hào 1, không có lỗi.

Lời giảng: Hào này cũng là âm nhu, nhưng đắc chính (âm ở vị âm), có lòng thành thực, lại ứng với hào 1 là người có tài, chính đáng (hào 1 cũng đắc chính), nên không có lỗi gì cả.

Hào 5: Trí lâm, đại quân chi nghi, cát.

Tượng: Dùng đức sáng suốt mà tới, đúng là tư cách một vị nguyên thủ, tốt.

Lời giảng: Hào âm này ở vị chí tôn, có đức trung, ứng hợp với hào 2, dương , có thể ví với một vị nguyên thủ tuy ít tài (âm) nhưng sáng suốt, biết người nào có tài (hào 2), tín nhiệm, ủy thác việc nước cho người đó, như vậy kết quả chắc tốt.

Hào 6: Đôn lâm, cát, vô cữu.

Tượng: Lấy lòng đôn hậu mà tới (với đời), tốt, không có lỗi.

Lời giảng: Hào này là âm, ở cuối cùng ngoại quái Khôn, là có đức rất nhu thuận, ở thời Lâm, tức thời của dương, của quân tử đương tiến, nó hướng về hai hào dương ở dưới cùng (mặc dầu không hào nào trong 2 hào đó ứng với nó) mà dắt mấy hào âm kia theo hai hào dương đó, cho nên khen nó là đôn hậu, tốt, không có lỗi.

Xem thêm:

  1. Quẻ Trạch Lôi Tùy
  2. Quẻ lôi địa dựa
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 33: Thiên Sơn Độn

Quẻ 33: Thiên Sơn Độn

*Quẻ Thiên Sơn Độn: Quẻ hung. Độn có nghĩa là ẩn đi, thoái lui. Quẻ Độn chỉ thời cuộc biến đổi, cái tốt giảm dần, cái xấu thắng thế, không phải là thời thuận lợi cho việc triển khai công việc mới mẻ, nên duy trì việc cũ thì hơn. Quẻ khuyên người nên biết duy trì đức hạnh, nếu lỡ vận xấu thì nên biết nhường, biết lui thì tốt.

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

*Quẻ Phong Lôi Ích: Quẻ cát. Ích có nghĩa là tăng lợi ích, có ích không tổn hao, vì vậy có hình tượng “cây khô nở hoa”. Khuyên người làm cho thân mình được yên ổn rồi sau mới hành động; lòng mình được bình dị rồi sau mới thuyết phục người khác; làm cho giao tình được bền rồi sau mới yêu cầu mà khỏi bị từ chối.

Quẻ 41: Sơn Trạch Tổn

Quẻ 41: Sơn Trạch Tổn

*Quẻ Sơn Trạch Tổn: Quẻ hung. Tổn có nghĩa là giảm, hao tổn, tổn nội ích ngoại nên nó có hình tượng là “xe đẩy rơi chốt”. Quẻ có điềm uống công phí sức khuyên người phải biết tùy thời; nếu cương quá thì bớt cương đi nếu nhu quá thì bớt nhu đi, nếu vơi quá thì nên làm cho bớt vơi đi, nếu văn sức quá thì bớt đi mà thêm phần chất phác vào. Tóm lại phải tùy thời; hễ quá thì giảm đi cho được vừa phải.