Cô Tư Ỷ La Là Ai? Thánh Tích Và Đền Thờ Cô

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 21 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Đến với Tuyên Quang, tại Km4 rẽ trái vào đường làng Tiên Lũng khoảng 100m bạn sẽ thấy ngôi đền nhỏ mà rất uy nghiêm, đó chính là đền Mẫu Ỷ La thờ Cô Tư Ỷ La. Người ta truyền rằng Cô ban lộc, sự bình an, sức khỏe và yên bình đến với muôn phương.

Đến với Tuyên Quang, tại Km4 rẽ trái vào đường làng Tiên Lũng khoảng 100m bạn sẽ thấy ngôi đền nhỏ mà rất uy nghiêm, đó chính là đền Mẫu Ỷ La thờ Cô Tư Ỷ La. Người ta truyền rằng Cô ban lộc, sự bình an, sức khỏe và yên bình đến với muôn phương.

Cô Tư Ỷ La Là Ai? Thánh Tích Và Đền Thờ Cô

Cô tư ỷ la

Sự tích về Cô Tư Ỷ La

Khác 12 vị thánh cô trong hệ thống Tứ Phủ, Cô Tư Ỷ La là một trong 12 Cô Sơn Trang theo hầu cận Mẫu Thượng. Khi Mẫu ngự tại đất Tuyên Quang, nhân dân lập đền thờ Mẫu Ỷ La nên Cô Tư hầu cận Mẫu cũng được gọi là Cô Tư Ỷ La.

Tương truyền rằng, Cô Tư xinh đẹp, dịu dàng, giỏi giang nên được Mẫu hết mực yêu quý và thường cho cô theo hầu cận bên cạnh mình. Do đó, tại đền Mẫu Ỷ La, Cô Tư Ỷ La được thờ tại chính cung, nơi cận kề với Mẫu Thượng Ngàn.

Cô Tư Ỷ La rất ít khi về ngự đồng nên những hình ảnh ngự đồng của cô rất hiếm. Khi về ngự Cô Tư thường vận y phục xiêm áo màu vàng nhạt hoặc màu xanh, tóc cài hoa trâm, tai đeo khuyên vàng. Cô sẽ cầm quạt khai cuông và múa mồi hầu Mẫu Thượng. Xem thêm: Sự tích cô bé thượng ngàn

Đền thờ Cô Tư Ỷ La

Cô Tư Ỷ La được nhân dân thờ phụng cạnh bên Mẫu Thượng Ngàn tại chính cung của Thánh Mẫu trong đền Ỷ La. Đây là ngôi đền thiêng liêng lâu năm nằm tại tổ 4, phường Ỷ La, trung tâm thành phố Tuyên Quang.

Đền được xây dựng ở thời nhà Nguyễn tức là vào khoảng thế kỷ 19. Trong đền ngoài thờ Mẫu Thượng Ngàn và Cô Tư Ỷ La còn thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Hiện tại, đền còn giữ lại rất nhiều sắc phong từ đời nhà Nguyễn, chủ yếu các sắc phong dành cho các vị Thần tại đền đã nhiều lần hiển linh giúp nước chống giặc và giúp nhân dân có cuộc sống bình an, yên ấm.

Lễ Hội Đền Mẫu Ỷ La tổ chức vào tháng 2 và tháng 7 hàng năm. Ngày đó, nhân dân sẽ rước tượng Mẫu về đền Thượng và đền Hạ như biểu hiện của sự gặp gỡ và đoàn tụ gia đình.

Đền Mẫu Ỷ La là nơi lưu giữ nhiều di tích kiến trúc cổ tồn tại lâu đời từ thời nhà Nguyễn cùng không gian sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng dân gian vô cùng quý giá. Năm 2015, đền đã được bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch công nhận và xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Cô Tư Ỷ La Là Ai? Thánh Tích Và Đền Thờ Cô

Đền mẫu ỷ la – Tuyên Quang

Cách di chuyển đến đền Cô Tư Ỷ La

Đền thờ Cô Tư Ỷ La nằm tại trung tâm thành phố Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội khoảng chừng 150km. Giao thông hiện nay phát triển nên tuyến đường đi rất thuận lợi. Tại bến xe Mỹ Đình hàng ngày luôn có các chuyến đi Tuyên Quang và chạy liên tục. Nếu không bạn cũng có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy hoặc ô tô.

Nếu đi bằng phương tiện riêng, bạn có thể đi dọc theo đường Phạm Văn Đồng tới ngã 3 Nội Bài – Phúc Yên, rẽ theo quốc lộ 2 đi Phúc Yên, Vĩnh Yên rồi đi thẳng theo trục đường quốc lộ 2 qua Phú Thọ và thành phố Tuyên Quang. Tại song xuyến ngã tư tỉnh đội rẽ phải vào đường QL37 là tới đền Ỷ La.

Đi lễ Cô Tư Ỷ La xin cầu điều gì ?

Theo truyền thuyết, Cô Tư Ỷ La là người rất hiền lành, nhân hậu và có tình yêu thương bao la với con dân, cũng vì thế mà cô vâng lệnh Đế Thích giáng xuống hạ giới giúp dân cứu đời. Vì vậy, có thể thấy rằng, với bất kỳ lời cầu khẩn nào, chỉ cần thành tâm sẽ được cô chứng giám và phù hộ độ trì cho thành hiện thực. Đa phần, mọi người đi lễ Cô là để cầu sức khỏe, cầu bình an và cầu tài lộc, một số ít người đến đền Cô còn cầu tình duyên

Dâng lễ Cô Tư cần chuẩn bị gì ?

Cứ đầu năm hoặc lễ hội đền Mẫu Ỷ La, con hương từ khắp nơi lại đổ về đền, đem hương hoa, quả ngọt, lễ mặn dâng lên Cô Tư mong cô ban cho phước lành. Theo lệ, nếu như bạn sắm lễ dâng Cô Tư thì cũng phải sắm cả lễ dâng Mẫu Thượng Ngàn bởi vì Cô Tư hầu cận Mẫu Thượng Ngàn. Một mâm lễ dâng Cô Tư Ỷ La bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại, cơi trầu, quả cu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền, cánh sớ và một quanh oản đầy thành tâm.

Bản văn chầu Cô Tư Ỷ La

Hương thơm thấu chín tầng trời

Cô Tư thượng ngự chính nơi bản đền

Hội đàn thập nhị cung tiên

Cô Tư ngự áo hoa hiên dịu dàng

Khăn thêu long phượng sắc vàng

Hoa trâm cài tóc khuyên vàng đeo tai

Nhiễu thêu, cườm đính, phượng hài

Quạt trầm e thẹn đan đài bước ra

Tả trỗi nhạc hữu dâng hoa

Quần tiên hội nghị đàn ca vang lừng

Xe rồng từ chốn thiềm cung

Cô tư hạ giá ngự đồng thoắt ngay

Phút đâu khói toả mây bay

Cô tư loan giá ngự rầy thung dung

Cô thương đệ tử thanh đồng

Đắng cay mấy nỗi nặng lòng thế gian

Đường trường cách trở gian nan

Khuyến người tu đức vẻ vang muôn đời

An khang trường thọ rạng ngời

Phúc trời lộc bể độ người hữu tâm

Xoè hoa đôi cánh quạt trầm

Quạt cho tan biến tham sân khổ nàn

Xoè hoa đôi cánh quạt vàng

Quạt cho bốn chữ an khang thọ trường

Xoè hoa đôi cánh quạt hương

Quạt cho bát hướng tứ phương thái hoà

Phúc lành đưa đến gần xa

Quân thần đồng thuận âu ca thái bình

Thoắt thôi giở gót thu hình

Địa tiên hoa phủ hoàng đình ngự chơi

Tấu lên Địa Mẫu chính ngôi

Giở về trần giới rong chơi Tây Hồ

Sớm sương lác đác lờ mờ

Chiều chơi lên tới Tam Cờ Ỷ La

Phủ Giày trảy hội tháng ba

Sòng Sơn tháng chín kiệu hoa sẵn sàng

Thỉnh Cô trắc giáng bản đàn

Khuông phù đệ tử an khang thọ trường.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Tam Vị Tổ Bói Của Người Việt Là Ai

Tam Vị Tổ Bói Của Người Việt Là Ai

Với những người có khả năng tiên tri, bói toán (được ăn lộc bói) thì họ đều cần được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người. Vậy Tam vị Chúa Bói là ai? Hiện các ngài được phụng thờ ở đâu ? Quảng Nguyên xin gửi đến các bạn trong bài viết sau.

Lục Bộ Đức Ông Nhà Trần, Các Vị Trướng Tài Ba

Lục Bộ Đức Ông Nhà Trần, Các Vị Trướng Tài Ba

Trong hệ thống Trần Triều, Lục Bộ Đức Ông Nhà Trần là 6 vị tướng tài tuy không mang họ Trần nhưng để lại công lao lớn gắn liền với lịch sử phát triển của nhà Trần nên luôn được phối thờ ở các Đền Trần Triều. Vậy 6 vị tướng tài này là ai? Công của các Ngài là gì ? Quyền phép và văn thỉnh của các Ngài là gì ? Quảng Nguyên mời bạn đọc cùng tìm hiểu dưới đây.

Cậu Bé Đồi Ngang Là Ai? Sự Tích Và Bản Văn Cậu

Cậu Bé Đồi Ngang Là Ai? Sự Tích Và Bản Văn Cậu

Trong hệ thống tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam (đạo mẫu) được người dân tôn thờ đều là các vị thánh có công lao với đất nước, các bậc vĩ nhân có ảnh hưởng lớn đến vận mệnh của đất nước, và sau này được xếp vào hệ thống tứ phủ (Đạo Mẫu) để nhân dân tưởng nhớ và tôn thờ. Thánh cậu bé đồi ngang tại Thanh Hóa ngày nay cũng là một vị thánh nằm trong hệ thống Tứ Phủ.