Thần Tích Chầu Chín Sòng Sơn – Chầu Chín Cửu Tỉnh

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 36 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Cùng với Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, Chầu Chín Sòng Sơn được cho là vị chầu bà quyền phép cùng giáng sinh ở vùng đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc cứu dân. Để tìm hiểu rõ hơn về sự tích cũng như đền thờ chầu bà, hãy cùng Quảng Nguyên tham khảo bài viết sau đây.

Cùng với Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên, Chầu Chín Sòng Sơn được cho là vị chầu bà quyền phép cùng giáng sinh ở vùng đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa, làm phúc cứu dân. Để tìm hiểu rõ hơn về sự tích cũng như đền thờ chầu bà, hãy cùng Quảng Nguyên tham khảo bài viết sau đây.

Thần Tích Chầu Chín Sòng Sơn – Chầu Chín Cửu Tỉnh

Sự tích về Chầu Chín

Theo sự tích dân gian, Chầu Bà là tiên nữ trên Thiên Đình đã giáng hạ xuống vùng đất Bỉm Sơn, Thanh Hóa để làm phúc giúp dân. Sau khi thác hóa, ngài trở thành vị Chầu Bà kề cận và biên chép sổ sách bên Cửu Trùng Thiên Cung Vạn Hoa Vương Mẫu. Khi thanh nhàn, Chầu Chín thường cùng bạn cát dạo chơi khắp nơi, giáng hiện tại vùng đất xứ Thanh.

Cũng có một quan điểm khác cho rằng Chầu Chín chính là Thụy Hoa Công Chúa (hay một số sách nói là Chầu Quỳnh) ở trên thiên cung. Chầu xuống Đồi Ngang, Phố Cát và kề cận bên Mẫu Liễu Hạnh.

Chầu Chín có danh hiệu là Chầu Chín Cửu Tỉnh, có tài liệu cho rằng vì ngài là người cai quản chín mạch nước giếng âm dương trên đất Thanh. Mà theo ý nghĩa chữ âm Hán “Cửu” là chín, “Tỉnh” là giếng nên Cửu Tỉnh cũng có nghĩa là chín giếng. Đó chính là ý nghĩa trong danh hiệu của Chầu Chín.

Dù vậy, mọi người vẫn quen gọi chầu là Chầu Cửu Đền Sòng vì đôi khi chầu bà anh linh cũng giá ngự trong đền Sòng.

Xem thêm: Chầu mười đồng mỏ

Đền thờ Chầu Cửu

Không có tài liệu nào ghi chép chính xác ngôi đền chính thờ Chầu Cửu. Vì được coi là kề cận của Mẫu nên Chầu Chín thường được thờ chính tại những ngôi đền chính của Mẫu như đền Rồng, Thanh Hóa và Phủ Bóng, Nam Định. Ngoài ra, một số nơi đền còn thờ Chầu Chín làm Chầu Thủ Đền coi giữ trong bản đền.

Tuy nhiên, đền Sòng Sơn ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa vẫn được nhân dân coi là nơi thờ chính của chầu ngài. Bởi theo văn hầu Chầu Cửu:

“Chín mươi chín suối bao xa

Thỉnh mời Chầu Cửu bước ra ngự đồng

[…]

Đất Sòng Sơn giáng sinh Chầu Cửu

Núi Bách Thần đặt hiệu thần tiên

Cửu Tỉnh, Mẫu đã ban truyền

Quyền chầu cai quản khắp miền xứ Thanh”.

Kinh nghiệm khi đi lễ Chầu Chín

Khi Chầu Chín về ngự đồng, Chầu thường vận áo màu đỏ, có nơi dâng chầu áo màu hồng. Chầu về khai quang rồi múa mồi. Hai ngôi đền Chầu Chín thường hay về ngự là Phủ Dầy, Nam Định hoặc đền Sòng, Thanh Hóa.

Chầu Chín anh linh và quyền phép. Con hương khi đến lễ trước cửa đền nhà ngài luôn thành tâm kính lạy và dâng những lễ vật hoa thơm, quả ngọt. Thông thường, với du khách hành hương, cần chuẩn bị một mâm lễ chầu bà bao gồm một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, một cơi trầu, quả câu, nén hương, xôi thịt, cút rượu, giấy tiền và cánh sớ.

Bản văn Chầu Chín

Dâng văn chầu Cửu xứ Thanh

Anh linh hiển hách quyền hành gần xa

Đồi Ngang hầu cận Mẫu Bà

Sòng Sơn – Phố Cát thực là trang nghiêm

Dung nghi tính hạnh thảo hiền

Khăn điều áo thắm dịu hiền thanh tân

Danh thơm truyền khắp xa gần

Chầu Cửu linh ứng tài thần linh thông

Thướt tha vẻ nguyệt bóng hồng

Ngày ngày phụng mệnh cửa công ra vào

Sòng Sơn, Chầu ngự ngôi cao

Đền thanh cảnh lịch ai nào dám đương

Đền thờ phong thủy là nhường

In đồ bát cảnh cát tường phong quang

Đền thờ lập ở bên đàng

Cây cao bóng mát trang hoàng uy nghi

Sơn son thếp bạc đan trì

Rồng bay phượng múa tức thì chầu lên

Dạo chơi các phủ các đền

Cây Đa phủ Bóng khi miền Nghệ An

Trên đền đẹp nhất hoa lan

Nhất thanh nhì sắc làm quan trong triều

Thành tâm lễ bái thỉnh kiều

Chân quỳ vai kiệu trước sau trình bày

Xe loan giá ngự đền đây

Hồng vân sáng tỏ tầng mây cửu trùng

Ngự ra vẻ đẹp lạ lùng

Cô hầu cô hạ tùy tùng khâm sai

Chân giận cánh phượng văn hài

Kim xa, mã não hoa tai hột cườm

Trang hoàng sạch sẽ tinh tươm

Hộp trầu phấn sáp lược gương bên mình

Lưng đeo túi gấm xinh xinh

Ba ngàn thế giới vạn hình ngự ra

Thiêng thay là phép Chầu Bà

Danh truyền Nam Việt gần xa tiếng đồn

Chầu nay phụng mệnh thiên tôn

Quản đền quản phủ sớm hôm chuyên cần

Ai mà hữu phúc hữu nhân

Chầu Bà Đệ Cửu có phần dành cho

Kẻ nào bụng dạ quanh co

Chầu Bà Đệ Cửu cho lo suốt ngày

Chầu Bà có phép thiêng thay

Không phải ai cũng thỉnh rày được đâu

Chầu bà phép thuật nhiệm màu
Ngự ra Chầu phán một câu rõ ràng
“Ta đây lịch sự đàng hoàng

Ngự đồng những chốn trang hoàng thanh cao

Những kẻ giả dối tầm phào

Ăn gian nói dối ta sao ngự về

Một khi cách trở giang khê

Thành tâm một dạ ta về chứng minh

Khó khăn trăm nối ngàn hình

Ta về giáng phúc điện đình chính nơi

Kể cho không phải thỉnh mời

Ta đây sẽ giúp mọi nơi mọi đường

Chỉ cần một nén tâm hương

Phụng sự Tiên Thánh từ đường quanh năm

Ngày tư cho chí ngày rằm

Các ghế vọng bái chữ “tâm” làm đầu

Không cần cầu đảo đâu đâu

Thiết tha khấn nguyện hữu cầu ắt linh

Ta nay có lệnh Thiên Đình

Phải về khải tấu tâu trình Mẫu vương”

Phán xong kíp giá lên đường

Trẻ già trai giá tỏ tường biết ra

Hôm nay con thỉnh chầu bà

Xin bà giá ngự điện tòa trang nghiêm

Ban cho vạn phúc muôn niên

Cửu nhà khang khái thiên niên thọ trường.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Tìm Hiểu Âm Binh, Giải Binh, Giải Điện Thờ Trong Tứ Phủ

Tìm Hiểu Âm Binh, Giải Binh, Giải Điện Thờ Trong Tứ Phủ

Kể từ khi mình làm việc tâm linh thì có rất nhiều trường hợp xảy ra, trong đó có nhiều việc liên quan đến âm binh và giải điện thờ âm binh.

Chúa Bói Nguyệt Hồ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Bói Nguyệt Hồ Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Bói Nguyệt Hồ được mệnh danh là Bà Chúa bói dưới thời vua Hùng Vương. Đền thờ Bà hay còn được gọi là đền thờ “chúa Bói” duy nhất tại Việt Nam là điểm du lịch văn hóa tâm linh, tín ngưỡng thiêng liêng. Nằm tại thượng lưu dòng sông Thương, thuộc Bắc Giang, ngôi đền là một trong những di tích cổ mang trong mình những tín ngưỡng dân gian gắn liền với các truyền thuyết và lịch sử của dân tộc.

Thánh Tích Cô Bé Chí Mìu – Bắc Giang

Thánh Tích Cô Bé Chí Mìu – Bắc Giang

Đền Cô Bé Chí Mìu thuộc địa phận bản Chí Mìu, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, nơi đây phụng thờ Cô Bé Thượng Ngàn nhưng do nằm ở bản Chí Mìu nên mọi người đều gọi Cô theo tên địa danh của đền là Cô Bé Chí Mìu. Đền Cô Bé Chí Mìu linh thiêng đến mức cho dù có những ngày cô giáng về đồng vào nửa đêm thì du khách thập phương vẫn có mặt tại cửa đền Cô cầu tài lộc.