Chầu Lục Cung Nương Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 47 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Chầu Lục được biết đến với các danh xưng như Chúa Lục Cung Nương, Chúa Bà Lục Cung, Lục Cung Tiên Chúa, Mế Lục Cung Nương…. Bà là vị Chầu nổi tiếng anh linh, đứng vị trí thứ sáu trong hàng Thập Nhị Vị Chầu Bà Tứ Phủ.

Chầu Lục được biết đến với các danh xưng như Chúa Lục Cung Nương, Chúa Bà Lục Cung, Lục Cung Tiên Chúa, Mế Lục Cung Nương…. Bà là vị Chầu nổi tiếng anh linh, đứng vị trí thứ sáu trong hàng Thập Nhị Vị Chầu Bà Tứ Phủ.

Chầu Lục Cung Nương Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chầu Lục cung nương

Sự tích về Chầu Lục Cung Nương

Theo các bản văn, vào ngày 10/5 âm lịch, Chầu Lục giáng sinh làm con gái trong một gia đình họ Trần. Gia đình Chầu giáng hạ vốn là tù trưởng dân tộc Nùng trên miền Lạng Sơn, lệnh tộc trên miền Lạng Sơn dưới thời Lê Trung Hưng. Vào ngày giáng sinh xuống trần gian của Chầu, có bài văn viết như sau:

Đêm Đông xuống trần gian báo mộng

Trần Thị Nương tâm động bào thai

Tháng năm giờ tý mồng mười

Sinh ra Chầu Lục khác người trần gian

Theo lưu truyền, Ngài hóa thánh ngày 20/9 âm lịch.

Bất thường một sớm hôm mai

Chầu lên đỉnh núi hoá thân tức thì.

Tuy trở về chầu Thiên Cung nhưng vì còn thương nhớ lưu luyến mẹ cha dưới trần nên Ngọc Hoàng đã cho bà hiển thánh coi giữ nơi sơn trang, núi rừng Chín Tư Hữu Lũng. Chầu còn linh ứng giúp dân, dạy dân trồng trọt chăn nuôi, cấy lúa dệt vải. Đêm đêm khi thanh nhàn, Chầu cùng các bạn tiên nàng giả làm các cô gái người Nùng lập quán bán hàng, trêu đùa khách đi qua đường.

Đền thờ Chầu Lục Cung Nương

Lục Cung Linh Từ – đền thờ chính Chầu Lục Cung Nương tại Lạng Sơn

Lục Cung Linh Từ hay còn được gọi là Đền Chín Tư, địa chỉ tại thôn Chín Tư, xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền nơi đây thờ chính Chầu Lục Cung Nương. Tương truyền rằng, đây là nơi Chầu Lục hạ phàm và hiển thánh. Ngày tiệc chính Chầu Lục là ngày mùng 10 tháng 5 âm lịch tức ngày đản nhật giáng sinh hạ phàm của Ngài.

Hướng dẫn lộ trình di chuyển từ tới đền thờ Chầu Lục Cung Nương

Quảng Nguyên xin cung cấp một số thông tin về lộ trình di chuyển từ Hà Nội tới Lục Cung Linh Từ

Lịch trình di chuyển bằng phương tiện cá nhân – ô tô – thời gian di chuyển dự kiến 2h15: Cầu Nhật Tân – ĐCT Nội Bài Hạ Long/QL18 – ĐCT Hà Nội Bắc Giang/QL1A/QL37 – Cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn – ĐT 242/ ĐT 245 – QL1A – ĐT 245 – Đền Chầu Lục.

Lịch trình di chuyển bằng phương tiện công cộng – xe khách – thời gian di chuyển dự kiến 2h30: Bạn mua vé xe khách tại các bến xe lớn như Mỹ Đình, Giáp Bát sau khi xe trả khách tại bến xe Hữu Lũng, bạn có thể bắt xe vào đền cách đó khoảng 10km. Hoặc bạn có thể sử dụng dịch vụ đặt xe khách đưa đón tận nơi.

Kinh nghiệm khi đi lễ Chầu Lục

Chầu Lục Cung Nương Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Giá hầu chầu lục cung nương

Hầu giá Chầu Lục Cung Nương

Chầu Lục Cung Nương là vị Chầu Bà nổi tiếng hay về bắt đồng và được nhiều người thỉnh về ngự đồng. Khi về ngự đồng, Chầu Lục vận áo màu lam hoặc màu chàm xanh, khăn chít củ ấu, vai đỡ gùi, dao dắt thắt lưng. Sau khi làm lễ khai quang, Chầu Lục múa mồi và ban phát tài lộc cho các con hương bên dưới.

Dâng lễ Chầu Lục Cung Nương

Tiệc Chầu Lục được diễn ra vào ngày 10/5 âm lịch hàng năm. Vào ngày đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc tại đền Lục Cung Linh Từ là nhân dân Lạng Sơn và du khách thập phương lại đổ về nơi đây chiêm bái cửa đền. Vừa là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của bà, vừa mong bà chứng lòng thành các con hương, phù hộ độ trì cho gia đình con cái được bình an, may mắn, sức khỏe, có tài, có lộc trong năm mới.

Các vị thần “chứng tâm chứ không chứng lễ” nên khi tới đây, ai nấy cũng đều cố gắng sắm sửa lễ vật cúng dâng thành tâm nhất có thể. Thông thường, mọi người thường sắm một mâm lễ vật chay mặn tùy tâm bao gồm hoa, quả, cơi trầu, quả cau, xôi thịt, một tập giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ trình báo.

Xem thêm: Chầu bảy kim giao

Bản văn Chầu Lục Cung Nương

Bản 1

Sắc phong Chầu Lục Cung Nương

Vốn dòng Trần Thị quê hương non ngàn

Hữu Lũng giang là nơi cát địa

Chín Tư ngàn tú khí là nơi

Chúa Tiên vâng lệnh y lời

Ở trong bệ ngọc, ra ngoài màn loan

Đêm ấy xuống trần gian báo mộng

Trần thị nương tâm động bào thai

Tháng năm giờ tý mồng mười

Sinh ra Chúa Lục khác người trần gian

Đôi thung huyên vui mừng hớn hở

Khắp bản làng mừng rỡ bảo nhau

Mới hay như ý sở cầu

Sớm nâng niu ngọc, ngày chau chuốt vàng

Chốn phòng loan đêm ngày dưỡng dục

Đặt tên là Chầu Lục Cung Nương

Ơn trời sao khéo phi phương

Mặt huê hớn hở ,tính gương làu làu

Vẹn một bầu nước trong leo lẻo

Trách ông trăng già sao khéo vẩn vơ

Vô tình ép uổng duyên tơ

Hoa chưa kết nhụy trăng chưa tới kì

Hoá tức thì đôi mươi tháng chín

Giữa thu về xa lánh hồn nương

Thung huyên buồn sầu thảm nhớ thương

Sót xa tấc dạ ruột thường quặn đau

Trải bấy lâu thiên đình sai xuống

Nay đến ngày ,mãn hạn về tiên

Nỗi lòng thương nhớ thung huyên

Dấu thiêng hiển tích trong miền Chín Tư

Tục truyền lưu để ngàn thu

Nhân dân thôn ấp còn thù giặc nguyên

Xuân sang mở hội đua thuyền

Nam thanh nữ tú cùng nhau đua tài

Bất thường một sớm hôm mai

Chầu lên đỉnh núi hoá thân tức thì

Sắc ban phong vang lừng tám cõi

Tiếng chầu ngàn chói lọi trời nam

Trong đền tấp nập sửa sang

Lối lên Sông Hoá lại càng thanh tao

Vào năm Kỷ Mão anh hào

Có Tiên Chúa Lục giáng vào thiên thai

Trên núi Thái bốn mùa mát mẻ

Dưới bản làng vượn hót oanh ca

Nhớ xưa họ Quách lương gia

Nhân từ có một hiền hòa không hai

Vừa gặp buổi trang đài hội yến

Chầu Lục vào dâng tiến kim bôi

Trống rung chưa kịp dứt hồi

Bỗng đâu Chầu Lục sảy rơi chén vàng

Trên chín bệ Vua cha phật ý

Nổi lôi đình truyền chỉ chiếu ban

Kíp đầy Chầu xuống trần gian

Mười lăm năm lẻ khải hoàn hồi cung

Nhà họ Quách vốn dòng quốc chỉ

Kết duyên lành Trần Thị Hồng Mai

Vào năm kỷ mão tháng hai

Ngày Mão giờ Mão Trang đài nở hoa

Vẻ cốt cách da ngà tựa tuyết

Bóng trăng tròn mặt nguyệt như in

Mày ngài mắt phượng tóc tiên

Môi son má phấn lại thêm nõn nà

Một dị bản khác của bản văn trên đó là:

Sắc phong Chúa Lục Cung Nương

Vốn dòng lệnh tộc quê hương thượng ngàn

Huyện Hữu Lũng cao sơn vị thủy

Bắc Lệ ngàn tú khí chung linh

Nguyên xưa chầu chực đế đình

Vào tâu bệ ngọc ra trình Mẫu vương

Đêm ấy xuống trần gian báo mộng

Hoàng thị nương tâm động bào thai

Tháng năm giờ tý mồng mười

Sinh ra Chầu Lục tốt tươi lạ thường

Sinh ra Chầu Lục Cung Nương

Hình dong nhan sắc phi phương ai tày

Chốn phòng loan đêm ngày dưỡng dục

Ví so bằng vàng ngọc báu gia

Mỗi năm là một nõn nà

Nửa vầng trăng khuyết trăm hoa cài đầu

Má phấn dồi phau phau tựa tuyết

Diện lầu lầu vẻ nguyệt in hoa

Nhỡn tinh long lánh ngân hà

Da dường tựa tuyết tóc dà sở vân

Vẻ thanh tân dịu dàng cách điệu

Đóa phù dung uốn éo nhởn nhơ

Vẻ nào mà chẳng quá ưa

Hoa xuân mới nhú nguyệt thu đường tròn

Giá so bằng kim côn ngọc lệ

Màu sắc nào ai vẽ cho y

Phong tư ngôn hạnh dung nghi

Giá so Tống Tử ví bì Tề Khương

Da ngà vẻ ngọc phi phương

Đào huê lóng lánh tinh hương làu làu

Chảy qua cầu nước trong leo lẻo

Trách ông trăng già sao khéo vẩn vơ

Vô tình ép uổng lòng tơ

Hay đâu con tạo vẩn vơ thế này

Hẹn đúng ngày đôi mươi tháng chín

Cửa thung huyên xa lánh hồn thương

Chầu Lục ngài sầu thảm nhớ thương

Sót xa tấc dạ ruột thường quặn đau

Trải bấy lâu thiên đình sai xuống

Nay đến ngày ,mãn hạn quy tiên

Nỗi lòng thương nhớ thung huyên

Một lời tấu đối chỉ truyền phán ra

Giữ chữ hiếu ấy là tiết hạnh

Cho vui vầy thú cảnh lâm sơn

Trần gian ghi nhớ công ơn

Lập đền phụng sự khói hương ngạt ngào

Đền thờ trên đỉnh non cao

Trăm hoa đua sắc ngạt ngào toả hương

Sớm chiều khói toả mây tuôn

Chim kêu vượn hót hổ vờn sơn khê

Chim công lạc lối đi về

Dưới sông róc rách thuyền bè êm ru

Tục truyền lưu để ngàn thu

Nhân dân thôn ấp còn thù giặc Nguyên

Xuân sang mở hội đua thuyền

Nam thanh nữ tú cùng lên đua tài

Bất thường một sớm hôm mai

Cuồng phong gió giật mây trời tối đen

Ầm ầm giông tố nổi lên

Lục Cung tiên Chúa tựa tiên giáng trần

Đi lên đỉnh núi hoá thân

Lấy đôi hải sảo trước sân làm bằng

Tức thì lên tới Đồng Đăng

Bốn phương dạo gót gió trăng đi về

Có phen ngự lầu khuê võng thắm

Chốn quảng hàn cung cấm vào ra

Nhọc nhằn thay họ Quách lương gia

Nhân từ có một hiền hoà không hai

Vừa gặp buổi trang đài hội yến

Chầu Lục vào dâng tiến kim bôi

Trống rung chưa kịp dứt hồi

Bỗng đâu Chầu Lục sảy rơi chén vàng

Trên chín bệ Vua cha phật ý

Nổi lôi đình truyền chỉ chiếu ban

Kíp đầy Chầu xuống trần gian

Mười lăm năm ấy khải hoàn hồi cung

Nhà họ Quách vốn dòng quốc chỉ

Kết duyên lành Lã Thị Hồng Mai

Vào năm kỷ mão tháng hai

Ngày Mão giờ Mão Trang đài nở hoa

Vẻ cốt cách da ngà tựa tuyết

Bóng trăng tròn mặt nguyệt như in

Mày ngài mắt phượng tóc tiên

Môi son má phấn lại thêm nõn nà

Nhắc đến Chầu thêm mà thương nhớ

Lại căm thù giặc giữ Nguyên Mông

Bản 2

Hương thơm một triện kính dâng

Thỉnh mời công chúa Lục Cung ngự về

Bắc Giang về ngả chín tư

Lục cung hiển thánh đền thờ trang nghiêm

Ai lên tới Suối Ngang Bắc Lệ

Hỏi Thăm đền Chầu Lục nơi nao

Hỏi ra Đền Lũng mà vào

Trên đền Chầu ngự thấp cao mấy tầng

Đền thờ lập ở giữa rừng

Chim kêu vượn hót vang lừng sớm hôm

Đền Thờ Suối Lục vắt ngang

Lối xuống Đèo kẻng lối sang Công Đồng

Đề thờ hoa quả xanh um

Lẵng la chầu quảy núi Dùm vô qua

Tức thời về tới Ỷ La

Nửa đem giờ tý hiện ra Đồng Tiền

Có phen lên tới tỉnh Tuyên

Chín Tư Bắc Lệ là miền ngự vui

Hữu Lũng Châu là nơi cát địa

Lục Cung Từ dấu khí danh lam

Anh linh lừng lẫy thượng ngàn

Đàn tuần tháng Chín Nam Bang khấu đầu

Khắp hoà Hữu Lũng các Châu

Sơn Lâm mán thổ quy đầu làm tôi

Lên chơi Bích Động Thành Giời

Non cao nghi ngút đền thờ đá rêu

Trần gian đừng có mà trêu

Hái măng kiếm củi Chầu đều quở ngay

Giữ về mới biết linh thay

Nón xanh hải sảo kêu ngay chầu về

Cửa đền ngoạn cảnh Giang Khê

Trên rừng dưới suối sóng ghê bạc đầu

Dưới sân đền đường tàu xe lửa

Chạy qua đền về ngả Thất Khê

Đền Thờ cảnh đẹp xinh ghê

Sơn Lâm chốn ấy tứ bề phong quang

Thỉnh Chầu lai giáng bản đền

Khuông phù đệ tử thiên niên thọ trường

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Lục Bộ Đức Ông Nhà Trần, Các Vị Trướng Tài Ba

Lục Bộ Đức Ông Nhà Trần, Các Vị Trướng Tài Ba

Trong hệ thống Trần Triều, Lục Bộ Đức Ông Nhà Trần là 6 vị tướng tài tuy không mang họ Trần nhưng để lại công lao lớn gắn liền với lịch sử phát triển của nhà Trần nên luôn được phối thờ ở các Đền Trần Triều. Vậy 6 vị tướng tài này là ai? Công của các Ngài là gì ? Quyền phép và văn thỉnh của các Ngài là gì ? Quảng Nguyên mời bạn đọc cùng tìm hiểu dưới đây.

Tam Vị Chúa Mường Và Mở Tam Tòa Chúa Bói

Tam Vị Chúa Mường Và Mở Tam Tòa Chúa Bói

Với những người có khả năng tiên tri, bói toán (được ăn lộc bói) thì họ cần phải mở Phủ bói để được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người. Vậy tam vị Chúa Bói là những ai? Mở phủ tam toà Chúa Bói như thế nào? Quảng Nguyên xin gửi đến các bạn trong bài viết sau (tất cả chỉ mang tính chất tham khảo vì mỗi thầy mỗi phép).

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Là Ai? Thần Tích Và Đền Thờ

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Là Ai? Thần Tích Và Đền Thờ

Chầu Đệ Tứ là một trong những vị Thánh của Đạo Mẫu Tứ phủ Việt Nam, Chầu thuộc Địa Phủ và đứng vị trí thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Danh hiệu của Chầu Đệ Tứ là Chiêu Dung Công chúa, ngài là người hầu cận, hóa thân của Mẫu Địa Tiên (Công Chúa Liễu Hạnh).