Thần Tích Chầu Bảy Kim Giao

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 22 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Chầu Bảy Kim Giao là vị Chầu Bà đứng vị trí thứ bảy trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Chầu Bảy là một trong những vị thánh ít ngự đồng nhất trong hàng Tứ Phủ. Hiện ngài đang được thờ tại ngôi đền linh thiêng bậc nhất tỉnh Thái Nguyên là đền Kim Giao (nay là đền Mỏ Bạch). Chúng ta cùng tìm hiểu về sự tích thân thế, đền thờ và bản văn Chầu Bảy trong bài viết này.

Chầu Bảy Kim Giao là vị Chầu Bà đứng vị trí thứ bảy trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Chầu Bảy là một trong những vị thánh ít ngự đồng nhất trong hàng Tứ Phủ. Hiện ngài đang được thờ tại ngôi đền linh thiêng bậc nhất tỉnh Thái Nguyên là đền Kim Giao (nay là đền Mỏ Bạch). Chúng ta cùng tìm hiểu về sự tích thân thế, đền thờ và bản văn Chầu Bảy trong bài viết này.

Thần Tích Chầu Bảy Kim Giao

Chầu bẩy kim giao

Sự tích về Chầu Bảy

Chầu Bảy sinh thời trong một gia đình người Mọi sống ở vùng Thanh Liên, Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Có rất ít thông tin về Chầu Bảy khi còn sinh thời, chỉ biết rằng trong những điển tích còn sót lại thì Chầu chính là người đã giáng trần giúp nhân dân dẹp giặc xâm lăng trên đất Thái Nguyên. Sau đó, bà cũng chính là người có công dạy người Mọi cách canh tác, trồng trọt chăn nuôi. Đặc biệt còn lưu truyền rằng chính Chầu Bảy là người dạy dân biết cách trồng chè tuyết.

Sau khi về cõi tiên, Chầu được giao quyền quản cai núi rừng Mỏ Bạch, Thái Nguyên. Tương truyền rằng, vào những đêm canh khuya, Chầu Bảy thường hiện về dạo chơi cùng các nàng tiên và hội họp giữa rừng xanh.

Có tên gọi Chầu Bảy Tân La không ?

Có một câu chuyện được lưu truyền rằng, khi sinh thời Chầu Bảy là một vị nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng, bà cùng Chầu Bát đánh giặc và sau được thờ tại Tân La, Hưng Yên nên còn gọi là Chầu Bảy Tân La.

Tuy nhiên thì việc này là một sự nhầm lẫn vì ngôi đền ở Tân La, Hưng Yên chỉ thờ Chầu Tám Bát Nàn Đông Nhung Tướng Quân Vũ Thị Thục. Do đó khái niệm Chầu Bảy Tân La theo quan niệm này là không chính xác.

Cũng thông tin cho rằng, Chầu Bảy hóa tại vùng Tân La nên có tên là Chầu Bảy Tân La. Việc này vẫn chỉ là câu chuyện được truyền miệng và chưa có căn cứ xác định.

Đền thờ Chầu Bảy

Đền thờ Chầu Bảy là ngôi đền Kim Giao hay còn được gọi là đền Mỏ Bạch Linh Từ, tọa lạc tại nơi bà đã từng sinh sống là vùng Thanh Liên, Mỏ Bạch thuộc tỉnh Thái Nguyên. Địa chỉ của ngôi đền là đường Dương Tự Minh, phường Quang Vinh, TP. Thái Nguyên, Thái Nguyên, cách trung tâm Hà Nội 90km.

Đây là ngôi đền được cho là linh thiêng bậc nhất vùng đất Thái Nguyên. Ngoài thờ Chầu Bảy, đền Mỏ Bạch còn thờ Dương Minh Tự – vị thánh bảo hộ và che chở cho nhân dân Thái Nguyên. Ngài được cho là vị thành hoàng của vùng đất Thái Nguyên và đựợc thờ tại tất cả đền, chùa của tỉnh. Nhân dân Thái Nguyên đi xa về gần, gặp chuyện quan trọng đều đến cầu đảo xin đức Thánh che chở, nâng đỡ.

Tại đền Kim Giao, đức thánh Dương Minh Tự được thờ tại chính cung, bên cạnh là ban thờ của Chầu Bảy Kim Giao.

Kinh nghiệm khi đi lễ Chầu Bảy

Hầu giá Chầu Bảy

Chầu Bảy là vị Chầu Bà ít khi ngự về đồng nhất trong hàng Tứ Phủ. Rất hiếm khi thấy có người nào hầu mà bà về ngự, nếu có chỉ là khi về đền chính của Chầu. Khi về ngự đồng, Chầu vận áo màu tím (hoặc màu xanh), khai cuông rồi múa mồi.

Dâng lễ Chầu Bảy

Tiệc Chầu Bảy được diễn ra vào ngày 21/7 âm lịch hàng năm. Vào ngày đầu xuân năm mới hoặc ngày tiệc tại đền Mỏ Bạch là nhân dân Thái Nguyên và du khách thập phương lại đổ về nơi đây chiêm bái cửa đền. Vừa là để tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với công lao của bà, vừa mong bà chứng lòng thành các con hương, phù hộ độ trì cho gia đình con cái được bình an, may mắn, sức khỏe, có tài, có lộc trong năm mới.

Các vị thần “chứng tâm chứ không chứng lễ” nên khi tới đây, ai nấy cũng đều cố gắng sắm sửa lễ vật cúng dâng thành tâm nhất có thể. Thông thường, mọi người thường sắm một mâm lễ vật chay mặn tùy tâm bao gồm hoa, quả, cơi trầu, quả cau, xôi thịt, một tập giấy tiền, thẻ hương cùng một cánh sớ trình báo.

Bản văn Chầu Bảy

Thỉnh mời chầu Bảy Kim Giao

Đêm đêm chầu mắc võng đào họa ca

Đền thờ rừng núi bao la

Đầu non thác đổ xa xa hổ gầm

Đền thờ lập ở sơn lâm

Rừng thiêng nước độc bốn bề bao quanh

Đền thờ cao ngất non xanh

Lô xô đá mọc chung quanh đường đèo

Đền thờ vượn hót thông reo

Hang sâu vực thẳm cảnh đèo vắng tanh

Gà rừng thường lệ điểm canh

Bát muôn tiên nữ vin cành hái hoa

Dạo chơi phong cảnh sơn hà

Kim giao Mỏ bạch,Tân La linh từ

Tiếng đồn khắp hết thượng du

Anh linh thần nữ đền thờ tối linh

Thái Nguyên sơn thủy hữu tình

Quyền chầu cai quản sơn tinh mọi loài

Khi lên tấu đối thiên đài

Cưỡi mây nương gió khoan thai đi về

Dạo chơi non nước giang khê

Lúc lên tỉnh Lạng lúc về Kim giao

Bạn tiên mừng rỡ đón chào

Núi non trùng điệp thấp cao tầng tầng

Non tiên lạc thú hồng trần

Đền thờ phong cảnh mọi phần mọi xinh

Có phen Định Hoá hiện hình

Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình , Phổ Yên

Thái Nguyên phong cảnh thiên nhiên

Ngàn thu tạo dựng lập đền Kim Giao

Nước trong như suối động đào

Non xanh như vẽ cù lao thị thành

Đêm khuya gió mát trăng thanh

Thông reo chim hót đầu ghềnh hoạ ca

Nhạc thiều văng vẳng xa xa

Quảng Hàn khéo gọi Hằng Nga khéo mời

Phép tiên vốn thực người trời

Giáng lâm dương thế cứu người trần gian

Lòng thành thắp nén tâm nhang

Hương hoa trái quả,thượng đàn kính dâng

Thỉnh Chầu chắc giáng lai lâm

Khuông phù đệ tử thiên xuân thọ trường.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Ông Hoàng Đôi Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Ông Hoàng Đôi Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Ông Hoàng Đôi là một trong tứ vị Khâm Sai thay quyền Tứ Phủ đi chấm lính bắt đồng. Ông từng tham gia nhiều trận đánh trên thượng ngàn và sau này khi hiển thánh, ông trở thành vị Quan Hoàng thứ hai trong Thập Vị Quan Hoàng, được nhân dân nhiều nơi lập đền nghiêm cẩn phụng thờ.

Làm Sao Để Vượt Qua Khó Khăn Trước Khi Mở Phủ

Làm Sao Để Vượt Qua Khó Khăn Trước Khi Mở Phủ

Bài viết này Tử Vi Cải Mệnh xin tặng cho các bạn chuẩn bị được khoác lên người bộ áo Thánh, thân chúc các bạn có một vấn khai hồ mở phủ quả đạo viên thành, đồng khôn bóng ngoan đồng sang bóng thánh.

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Là Ai? Thần Tích Và Đền Thờ

Chầu Đệ Tứ Khâm Sai Là Ai? Thần Tích Và Đền Thờ

Chầu Đệ Tứ là một trong những vị Thánh của Đạo Mẫu Tứ phủ Việt Nam, Chầu thuộc Địa Phủ và đứng vị trí thứ tư trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà. Danh hiệu của Chầu Đệ Tứ là Chiêu Dung Công chúa, ngài là người hầu cận, hóa thân của Mẫu Địa Tiên (Công Chúa Liễu Hạnh).