Thần Tích Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 19 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ hay còn được gọi ngắn gọn là Chầu Đệ Tam là vị Chầu Bà đứng vị trí thứ ba trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, sau Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, trước Chầu Đệ Tứ Khâm Sai.
“Hội đồng ba phủ nghiêm quân
Đệ Tam Chầu Thoải thanh tân hay là
Tóc mây rẽ mái mượt mà
Lưng ong mắt phượng da ngà điểm trang”
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ hay còn được gọi ngắn gọn là Chầu Đệ Tam là vị Chầu Bà đứng vị trí thứ ba trong hàng Tứ Phủ Chầu Bà, sau Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn, trước Chầu Đệ Tứ Khâm Sai.
Sự tích về Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Tương truyền rằng, Chầu Đệ Tam chính là Thủy Tinh Tiên Nữ, ngài tôn xưng là Lân Nữ Công Chúa, là con gái của vua Thủy Tề dưới chốn Long Cung. Ngài có quyển cai quản, coi giữ các tiên nữ chốn Thủy Phủ. Lại có tích nói rằng, Chầu Đệ Tam là con gái của vua cha Lạc Long Quân, với danh hiệu là Thủy Tinh Động Đình Ngọc Nữ Tam Giang Công Chúa, nhưng truyền thuyết này không được nhân dân lưu truyền rộng rãi. Thực tế thì nhiều người vẫn cho rằng Chầu Đệ Tam là con Vua Long Vương Bát Hải Động Đình hơn.
Ngoài ra, ở nhiều nơi còn có quan niệm rằng Chầu Đệ Tam là hóa thân của Mẫu Đệ Tam, là người hầu cận bên Mẫu Thoải, nên một số vùng miền cũng vẫn xem Chầu là chính hóa thân của Mẫu Đệ Tam. Tuy nhiên, điều này cũng chưa hợp lý hoàn toàn do Mẫu Đệ Tam và Chầu Đệ Tam không phải cùng một vị.
Chầu Đệ Tam là một thiên thần, Chầu không giáng trần, không phải nhân thần vì vậy thần tích về Chầu Đệ Tam không tích truyện rõ ràng và không có một tài liệu ghi chép cụ thể nào cả. Tương truyền rằng Chầu Đệ Tam vốn là vị thánh nghiêm nghị, hách danh, thập phần công chính; chứ không phải lúc nào cũng vui tươi, rộn rã.
Đền thờ Chầu Đệ Tam
Chầu Đệ Tam thường được thờ tại các nơi cửa sông cửa biển, nơi có đền thờ Mẫu Thoải vì Chầu hầu cận bên Mẫu. Trong đó, đền Hàn Sơn (thuộc xã Hàn Sơn, huyện Hà Trung, Thanh Hóa) là ngôi đền thờ Chầu Đệ Tam Thoải Phủ nổi tiếng nhất.
Đền Hàn (hay còn gọi là Đền Mẫu Đệ tam hoặc là Đệ tam thoải phủ) là di tích lịch sử Văn hóa thuộc xã Hà Sơn được xây dựng cách đây đã trên 500 năm, trải qua nhiều biến cố thăng trầm của thời gian và lịch sử, di tích Đền Hàn đã có những giai đoạn bị phá bỏ hoàn toàn, mà theo đó những Lễ rước kiệu, Lễ rước bóng Cô Bơ nơi “Quốc mẫu dân cầu” cũng đã bị mai một lãng quên một cách đáng tiếc. Tuy vậy, mảnh đất “Anh linh” vua ban đã được nhân dân và du khách thập phương nhiều lần đóng góp tiền của và sức lực tôn tạo, trùng tu, sửa đổi. Cùng với thời gian, nhân dân, du khách thập phương, các thanh đồng bản hội vẫn nô nức về viếng thăm, hương khói cầu nguyện xin Chầu và Mẫu ban phước lành cho cuộc đời bình an, mùa màng tươi tốt.
Tại Phủ Dầy Nam Định cũng là nơi có thờ tự Chầu Đệ Tam Thoải Phủ trong ban thờ Tứ phủ Chầu Bà.
Kinh nghiệm khi đi lễ Chầu Đệ Tam
Hầu giá Chầu Đệ Tam
Chầu Đệ Tam là vị Chầu Bà thường ít khi giáng ngự về đồng nhất, Chầu chỉ ngự về ở các ngôi đền thờ các vị thánh Thoải Phủ hoặc tại chính đền thờ Mẫu Thoải. Các thanh đồng có căn Chầu Đệ Tam khi loan giá thường vận trang phục áo có màu trắng, đầu đội khăn trắng, cầm quạt trắng múa khai quang. Khi hát văn các cung văn vẫn thường hay sử dụng bản văn của Mẫu Thoải để dâng văn chầu, cũng có ý kiến cho rằng không nên như vậy, thay vào đó nên sử dụng bản văn riêng của Chầu.
Dâng lễ Chầu Đệ Tam
Ngày 12 tháng 6 âm lịch hàng năm là ngày tiệc chính của Chầu Đệ Tam tại đền Hàn Sơn. Lúc này, du khách thập phương ở muôn nơi thường đến bái yết cửa đền Chầu Bà để bày tỏ công ơn với Ngài, cũng là xin Chầu Bà phù hộ độ trì cho bình an, may mắn, mọi việc thuận lợi. Ai nấy cũng đều nô nức, thành tâm sắm sửa đầy đủ lễ lạc, thành tâm khấn bái Chầu Bà.
Bản văn Châu Đệ Tam
Bản 1
Chúa từ buổi giãi dầu sương tuyết
Đày non xanh bóng nguyệt hắt hiu
Thẩn thơ nắng sớm mưa chiều
Tiếng chim khắc khoải như khêu mạch sầu
Tưởng nông nỗi dòng châu lã chã
Trách ai làm hai ngả chia li
Từ nay mỗi độ xuân về
Cầu ô lỡ nhịp sông khuya vắng thuyền
Bứt dứt nhẽ thung huyên nghĩa cả
Tấm thân này có sá chi đâu
Lẽ nào nát ngọc trẩm châu
Vùi hoa dập liễu bởi câu tam tòng
Xót vì nỗi má hồng bội bạc
Âu cũng đành bèo dạt mây trôi
Sức này há kể chi ai
Lòng trinh chuyển động đất trời chứng minh
Bản 2
Xuân qua ba tiết tháng hè
Thu rồi đông đến mây che thanh nhàn
Mừng giầu mừng thịnh mừng sang
Phú lại mừng quý quan sang mừng giầu
Làm tôi Chầu độ sống lâu
Phơ phơ tóc bạc trên đầu bằng bông
Trứng rồng lại nở ra rồng
Hạt thông lại nẩy chồi thông rườm rà
Bốn phương phẳng lặng can qua
Dân an quốc thái xướng ca chơi bời
Quân thần phải đạo chúa tôi
Trên thuận lòng trời dưới thuận long dân
Hội đồng ba phủ nghiêm quân
Đệ tam chầu thoải thanh tân hay là
Tóc mây rẽ mái mượt mà
Lưng ong mắt phượng da ngà điểm trang
Tay đàn tang tính tình tang
Miệng cười hoa nở ai đang hầu Chầu
Muôn dân thiên hạ cúi đầu
Quyền Chầu cai quản bộ hầu nàng tiên
Rong chơi cửa phủ cửa đền
Vâng lệnh Mẫu truyền giáng phúc trừ tai
Ơn trên tiếp lộc ban tài
Độ cho già trẻ gái trai yên lành
Khi vui trống phách rập rình
Đỉnh đang thơ phú tính tình giao ca
Thơ thơ phú phú ngâm nga
Cung năm dịp bẩy cung ba dịp mười
Thơ dâng đã bốn câu rồi
Lạy bà bảo hộ tiểu tôi an lành
Chậu nước trong xin bà tẩy điện
Vuông nhiều điều còn vẹn liêm phong
Xin bà đại xá cho đồng
Kẻo còn nhầm lỗi kẻo còn dại ngây
Chúa tiên khéo miệng khéo tay
Miệng thời tấu đối tay may vóc rồng
Xách đầy theo Mẫu vô cung
Dệt tấm vóc rồng tiến đức vua cha
Lộc tài Chầu mới ban ra
Bổng lộc cho lắm lại nhiều hơn xưa
Đồng con hương khói phụng thờ
Ba mươi mồng một mười tư hôm rằm
Chữ rằng Thánh giáng lưu ân
Chầu bà ban lộc thiên xuân thọ trường.