Sự Tích Cậu Bé Bản Đền

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 113 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cậu có ngôi vị thấp nhất. Về thân thế và thần tích của các Thánh Cậu trong Tứ Phủ Thánh Cậu gần như không có tài liệu vào ghi chép lại.

Trong Đạo Mẫu, Tứ Phủ Thánh Cậu có ngôi vị thấp nhất. Về thân thế và thần tích của các Thánh Cậu trong Tứ Phủ Thánh Cậu gần như không có tài liệu vào ghi chép lại.

Tứ Phủ Thánh Cậu bao gồm 12 Thánh Cậu, là các hình tượng nam thiếu niên nhanh nhẹn, xông xáo, mạnh mẽ, hiếu động và thường làm hầu cận bên một vị Thánh Quan trong Tứ Phủ Quan Hoàng.

cậu bé bản đền

Cậu bé bản đền

Sự về Cậu Bé Bản Đền

Các Cậu trong Tứ Phủ Thánh Cậu thường được coi là các hoàng tử nơi chốn thiên cung được Vua cha Ngọc Hoàng cử xuống hạ giới để cứu giúp dân chúng và được đón về trời khi còn là thiếu niên hoặc được đưa xuống làm hầu cận bên cạnh các vị Thánh Quan. Nhưng đôi khi các Cậu cũng được coi là hầu cận của một vị Quan nào đó, hay được nổi danh vì đã giúp dân, giúp nước chứ không cứ phải là hoàng tử chốn thiên cung được phái xuống.

Cậu Bé Bản Đền bao gồm những ai?

Trong Tứ Phủ Thánh Cậu về quy định thì có tất cả 12 Cậu, nhưng việc xác định các Cậu được thờ chính ở những ngôi đền nào thì không cụ thể và rõ ràng, thường thì các Cậu sẽ ngự tại Lầu Cậu của các đền phủ. Trong Lầu Cậu thường có thể thờ tượng một Cậu hay nhiều Cậu một lúc. Cậu hầu ai trong bản đền thì hầu như không có sự tích nào nói đến như các Cô Bé. Chính vì thế, khi Cậu ngự ở bản đền phủ nào thì sẽ được gọi là Cậu Bé Bản Bền của đền phủ đó.

Các Cậu thường làm hầu cận bên các Quan Hoàng trong Tứ Phủ Quan Hoàng và khi đó tên của các Cậu sẽ được đi theo tên ngôi thứ của các Quan Hoàng và chính là Cậu Bản Đền. Ví dụ: Đền Quan Hoàng Bơ Phủ thì có Cậu Hoàng Bơ Phủ. Tuy nhiên, tại các ngôi đền thờ Mẫu, thờ Cô, thờ Chầu hay thờ các Quan Lớn trong Ngũ Vị Tôn Ông thì Lầu Cậu vẫn thường thờ là Cậu Bé Bản Đền.

Hầu giá Cậu Bé Bản Đền

Các Cậu thường hay giáng đồng về ngự là các Cậu: Cậu Hoàng Cả, cậu Hoàng Đôi, Cậu Hoàng Bơ, Cậu Hoàng Tư, Cậu Bé. Còn các Cậu Bản Đền khác hầu như không giáng đồng bao giờ.

Trang phục của các Cậu khi giáng đồng thường giống nhau, bao gồm: Áo cánh, đầu vấn khăn đầu rìu, chân quấn xà cạp, đi hài thêu hoa…và chỉ khác nhau ở màu sắc áo theo ngôi vị mà thôi. Trong diễn xướng, khi các Cậu ngự về thường múa hèo, múa gậy, bắn cung, nhảy ngựa…và hò reo vang lừng. Riêng Cậu Bơ Thoải khi ngự về thì có chèo đò, hay giăng lưới bắt cá.

Có lẽ vì ảnh hưởng của nền văn hóa Mẫu hệ từ thời thượng cổ cho nên trong Đạo Mẫu, hình tượng của các Cậu mờ nhạt hơn nhiều so với các Cô. Đền thờ riêng của các Cậu trong Tứ Phủ Thánh Cậu thường ít hơn nhiều so với đền thờ các Cô trong Tứ Phủ Thánh Cô. Khi hầu đồng, các Cô cũng được hầu nhiều hơn và các Cậu luôn hầu sau các Cô. Do vậy, rất ít người để ý và biết đến các Cậu, nổi tiếng nhất trong Tứ Phủ Thánh Cậu có lẽ chỉ có Cậu Bé Đồi Ngang ở Phủ Đồi Ngang. Cậu Bé Đồi Ngang được coi là con của Thánh Mẫu Liễu Hạnh khi Mẫu giáng sinh lần thứ ba xuống hạ giới. Ngoài ra, có thể kể đến đó là Cậu Bé Lệch ở Cung Mẫu tại đền Trần Triều thuộc khu du lịch tâm linh đền Suối Mỡ.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Thánh Tích Cô Bé Minh Lương

Thánh Tích Cô Bé Minh Lương

Đền Cô Bé Minh Lương nằm tại địa phận xã Lăng Quán (Yên Sơn), cách thị xã Tuyên Quang khoảng 11 km theo đường Tuyên Quang -Hà Giang. Xung quanh khu vực Tuyên Quang này còn có đền Cô Bé Mỏ Than, và đền Cô Bé Cây xanh. Cô Bé Minh Lương có thể được coi chính là Cô Bé Thượng Ngàn.

Thần Tích Chầu Cả Thượng Thiên

Thần Tích Chầu Cả Thượng Thiên

Đứng đầu trong Thập Nhị Vị Chầu Bà – các vị thánh cai quản khắp bốn phương tám hướng trên rừng dưới nước của đất Việt ta, phải kể đến Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên. Ngài là vị thánh được nhân dân ta huyền hóa qua đời thứ nhất mẫu Liễu giáng hạ ở Vị Nhuế, Nam Định.

Hiểu đúng thế nào là yên căn, yên số trong Đạo Mẫu

Hiểu đúng thế nào là yên căn, yên số trong Đạo Mẫu

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu, Tam Tứ Phủ có nghi lễ Hầu Đồng, Việc hầu đồng là một nghi lễ tâm linh mang đậm bản sắc dân tộc, đó là một nét văn hóa chỉ duy nhất Việt Nam mới có.