Quan Lớn Điều Thất Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 20 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Quan Lớn Điều Thất là vị quan thứ 7 trong hàng Hội Đồng Quan Lớn, Ngài lập đền thờ riêng trong hệ thống Đền Đồng Bằng. Quan Điều Thất Đào Tiên được là một vị thánh rất linh thiêng, Ngài luôn linh ứng để cứu giúp trần thế nên người ta hay cầu Ngài phù hộ sức khỏe và tài lộc.

Quan Lớn Điều Thất  là vị quan thứ 7 trong hàng Hội Đồng Quan Lớn, Ngài lập đền thờ riêng trong hệ thống Đền Đồng Bằng. Quan Điều Thất Đào Tiên được là một vị thánh rất linh thiêng, Ngài luôn linh ứng để cứu giúp trần thế nên người ta hay cầu Ngài phù hộ sức khỏe và tài lộc.

Sự tích về Quan Điều Thất

Quan Lớn Điều Thất Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Quan lớn điều thất

Quan Lớn Điều Thất là một trong các vị tướng tài được Vua Cha Bát Hải tin tưởng, Ngài thuộc hàng Hội Đồng Quan Lớn Lục Phủ Tôn Ông. Người ta quan niệm rằng, vì các vị tướng của Vua Cha Bát Hải đều là con của đức Vua Cha và nên Ngài cũng được coi là con trai thứ Bảy của Vua. Ông được phong tước vị là Đào Tiên đệ nhất – Điều Thất Hoàng Thái Tử Vương Quan thượng đẳng tối linh thần.

Quan Điều Thất không giáng trần mà luôn kề cận bên cạnh Đức Vua Cha, được Vua Cha tin cẩn giao nhiệm vụ trông lo sổ sách và kho tàng kinh thư nơi Thủy Cung. Tuy không giáng phàm nhưng Quan Ông luôn linh ứng về để giúp đỡ nhân gian và ai sống hiếu thuận, hiền hậu sẽ được Ông ghi chép sổ sinh được thọ trường.

Vào thời vua Hùng Vương thứ 18, đất nước đang bị các nước lân cận nhăm nhe xâm lược trong tình hình Vua Hùng sức khỏe đang ngày một suy yếu. Lo lắng trước sự hùng hậu của quân địch, Vua sai sứ giả về Hoa Đào Trang (đất An Lễ ngày nay) để chiêu mộ kỳ nhân giúp vua dẹp giặc. Được nhân dân trong vùng mách bảo có một chàng trai tên Giao Long sống ẩn mình dưới giếng cạn, sứ giả liền tới miệng giếng xướng truyền sắc chỉ. Sau đó, một chàng trai khôi ngô tuấn kiệt hơn người xuất hiện, tâu rằng nhận lệnh Vua và triệu tập binh sĩ trong 10 ngày rồi xuất quân trên cả 8 cửa biển nước Nam, hứa 3 ngày sau giặc sẽ bị đánh tan. Chàng trai đó chính là Vĩnh Công, hiện thân của Vua Cha Bát Hải dưới phàm.

Vào ngày tuyển mộ binh sĩ quân tướng đầu tiên, Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Tam và Quan đệ Tứ nhưng vẫn thiếu một vị, đến ngày thứ 10 theo hẹn, dù trai tráng đến đầu quân rất đông nhưng Vĩnh Công vẫn chưa chọn được ra vị tướng cuối cùng, liền lập đàn cầu. Trời đã điều Tam Thái Tử xuống đầu quân và giáng hạ xuống vùng đất Bảo Hà (Lào Cai). Tại vùng Bảo Hà bỗng thấy 1 tiếng sét dữ dội, rồi sau đó một luồng hào quang với đủ các màu bay về nơi Vĩnh Công đang tuyển tướng, tụ thành một chàng trai khôi ngô, tuấn tú xin ứng tuyển, đó chính là Quan Điều Thất.

Đúng như lời hẹn ước, sau khi xuất quân đánh giặc được 3 ngày thì Vĩnh Công và binh tướng khải hoàn thắng lợi trở về. Ngay sau khi thắng giặc, Quan Điều Thất hóa về trời, và được Vĩnh Công cho lập đền thờ tại dinh Công Đồng, nơi đấy chính là đền Quan Điều Thất tại Thái Bình ngày nay.

Xem thêm: Hoàng bảy bảo hà

Đền thờ Quan Lớn Điều Thất

Đền thờ Ông được xây dựng với tên gọi là Đền Quan Điều Thất, năm tại vùng đất lúa Thái Bình. Tuy là một vị Quan Ông thân cận bên cạnh Vua Cha Bát Hải Động Đình nhưng Ông được lập đền thờ riêng chứ không phối thờ trong đền Đồng Bằng thờ Vua Cha.

Đền Quan Lớn Điều Thất nằm tại xóm 5, thôn Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, đền cách đền Đồng Bằng khoảng 500 m. Đây cũng là nơi Ông đã hóa về trời ngay sau khi cùng Vĩnh Công (Vua Cha Bát Hải) đánh đuổi xong giặc ngoại xâm.

Tương truyền rằng, khi xưa đền chính là nơi được dùng để họp bàn chiến sự giữa Vĩnh Công với các vị quan văn, võ. Theo thời gian và các dấu mốc lịch sử, ngôi đền bị xuống cấp nặng nề. Đến năm 1994, nhân dân cùng các khách thập phương gần xa đã thành tâm quyên góp để tôn tạo, sửa chữa lại các hạng mục kiến trúc đền. Đến nay, ngôi đền đã trở nên khang trang và bề thế hơn trước rất nhiều với  5 tòa thiết kế theo kiểu chữ Công, trong đó có 3 gian cấm điện, 3 gian trung tử, 5 gian tiền đường và 5 tòa giải vũ.

Lộ trình di chuyển tới đền

Bằng phương tiện xe khách: Xe khách đi tới đền thờ Quan Điều Thất có tại các bến xe lớn tại Hà Nội. Nếu bạn gần bến xe Mỹ Đình, bạn có thể bắt xe khách (vd: nhà xe Hà Thi) vào các buổi sáng sớm gồm: chuyến 6h30, 7h, 7h20. Còn nếu bạn xuất phát từ bến xe Gia Lâm, bạn có thể bắt xe chặng Thái Bình – Hà Nội (vd: nhà xe Hải Âu). Xe sẽ trả khách tại chân cầu Vật gần đền Đồng Bằng, bạn xuống xe và có thể đi xe ôm hoặc đi bộ xuống đền chỉ cách 700m.

Bằng phương tiện cá nhân (chặng đường dự kiến khoảng 100km và thời gian di chuyển khoảng 2h – 2h30). Tại trung tâm Hà Nội, bạn có thể đi theo hướng cầu Thanh Trì đường QL1A ra cao tốc Hà Nội, Hải Phòng và đi theo lối ra về hướng QL5B/Thái Bình, tiếp tục đi qua trạm thu phí Gia Lộc theo lối về TP.Hải Dương vào QL38B rồi rẽ vào đường Trục Bắc Nam, tới Nguyễn Quang Cáp/DT216/DT455 qua Cafe Hải Đăng rẽ phải, tiếp tục đi thẳng thêm khoảng tầm 6km nữa là tới đền.

Đường thứ 2, du khách có thể đi theo ĐCT Hà Nội – Pháp Vân – Cầu Giẽ/ ĐCT 01 rồi hướng về QL 38B rồi đến 39A. Tới QL10 quý khách đi thêm 3km nữa là tới đền.

Đền Quan Điều Thất và đền Đồng Bằng có vị trí địa lý thuận tiện cho việc di chuyển qua lại và là hai điểm dừng chân trong hành trình tâm linh của nhiều du khách thập phương. Ngoài Đền Quan Điều Thất đất Thái Bình, tại vùng đất Bảo Hà (Lào Cai) cũng có một ngôi đền nhỏ thờ Quan Lớn Điều Thất. Tại đền Bồng Lai tại vùng đất Hòa Bình cũng có một cung phối thờ Quan Lớn Điều Thất rất lớn.

Kinh nghiệm khi đi lễ Quan Điều Thất

Hầu giá Quan Điều Thất

Quan Lớn Đệ Thất rất ít khi về ngự đồng nhưng Ngài thường được thỉnh về tráng bóng sau hàng Ngũ Vị Tôn Ông. Khi hầu đồng Quan Điều Thất, Quan Ông vận áo đỏ có thêu rồng, hổ phù rồi làm lễ tấu hương và khai quang.

Dâng lễ Quan Điều Thất

Hàng năm, ngày 22 tháng 8 âm lịch được chọn là ngày tiệc Quan Điều Thất. Vào ngày này hay những dịp đầu xuân năm mới, du khách thập phương và người dân địa phương thường đổ về Đền Quan Điều Thất để thắp hương dâng lễ cầu thọ lộc. Khi hành hương đến cửa đền, người ta hay sắm sửa một mâm lễ chay mặn tùy tâm, những thức lễ tiêu biểu đó thường là hoa quả, cơi trầu, quả cau, xôi thịt, nén hương, giấy tiền, cánh sớ hay quanh oản.

Bản văn Quan Điều Thất

Trấn Nam thiên hải hà trung tú

Nổi dấu thiêng trong phủ Thái Ninh

Con vua Thuỷ Quốc Động Đình

Đào tiên Điều Thất anh linh khác thường

Bóng ông lớn anh linh tế độ

Tài lược thao văn vũ ai qua

Đêm ngày chầu chực vua cha

Sắc phong làm chúa quốc gia cầm quyền

Trước sân rồng ngôi cao lồ lộ

Vâng lệnh truyền tế độ muôn dân

Uy ra lẫm liệt như thần

Giang hà ngoại hải đội ân phục tòng

Bóng ông lớn thung dung khí tượng

Vẻ râu rồng mắt phượng ai đương

Thông minh chính trực uy cương

Trừ tà sát quỷ phép càng thần thông

Giá ngự đồng những người thanh quý

Tuyên văn chầu giáng khí anh linh

Có phen biến tướng hiện hình

Hô phong hoán vũ phép kinh ai tày

Có phen ngự Phủ Giày Thiên Bản

Vào quỳ tâu chính quán mẫu vương

Có phen chơi cảnh Đồi Ngang

Chầu đền thánh Mẫu Thượng Ngàn anh linh

Lên Thiên Đình chầu vua Thượng Đế

Lại về chầu Thuỷ Tế Long Cung

Thuyền rồng chèo quế buồm lan

Khi chơi nước nhược khi sang ngũ hồ

Có phen dạo kinh đô thành thị

Ngự lầu hồng phủ tía thảnh thơi

Có phen dạo khắp mọi nơi

Tiêu dao Tây Trúc thảnh thơi Phật tiền

Có phen ngự Tản Viên Tam Đảo

Hội quần tiên đàm đạo xướng ca

Cung đàn thánh thót thánh tha

Rượu tiên thơ thánh thần cơ đua tài

Quan về giáng phúc trừ tai

Khuông phù đệ tử xuân lai thọ trường.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Tích Thánh Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao

Tích Thánh Cô Bảy Tân La, Cô Bảy Kim Giao

Cô Bảy Tân La (Cô bảy kim giao) là Thánh Cô thứ bảy trong hàng Tứ Phủ Thánh Cô, sau Cô Sáu Sơn Trang, trước Cô Tám Đồi Chè. Cô Bảy Tân La là thánh cô kề cận bên Chầu Bảy Kim Giao. Cũng giống như Chầu Bảy, Cô Bảy có nhiều danh hiệu khác nhau: Cô Bảy Kim Giao (khi thờ tại đền Kim Giao), Cô Bảy Mỏ Bạch (vì đền Kim Giao nằm tại Mỏ Bạch, Thái Nguyên), Cô Bảy Tân La (khi thờ tại đền Tân La, Thái Bình).

Chúa Đệ Tam Lâm Thao Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Đệ Tam Lâm Thao Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Đê Tam Lâm Thao là vị chúa bói vô cùng linh thiêng, khi muốn giúp ân bảo hộ, xin lộc bói toán, các con hương thường đến cầu khấn xin Bà. Ngày nay, Bà Chúa Lâm Thao được thờ chính tại Đền chúa Lâm Thao thuộc Phú Thọ. Hàng năm cứ vào mùa lễ hội, đền lại đón hàng ngàn lượt du khách từ khắp các tỉnh thành về đền chiêm bái tỏ lòng thành tâm.

Thánh Tích Ông Hoàng Chín Cờn Môn

Thánh Tích Ông Hoàng Chín Cờn Môn

Ông Hoàng Chín là một trong Thập Vị Ông Hoàng Tứ Phủ, trong đó Ông thuộc hàng vị thứ chín. Sự tích giáng thế của ông được lưu truyền tại nhiều nơi với nhiều tích truyện khác nhau. Nhiều người cho rằng, hiện thân của Ông Hoàng Chín là cả hai người bao gồm Ông Hoàng Chín Cờn Môn và Ông Chín Thượng Ngàn.