Các Dòng Bùa Chú và Thầy Tổ Ở Việt Nam

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 238 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Bùa Năm Ông là danh gọi theo tiếng Nôm của người Việt mình, thật ra Bùa Năm Ông có nhiều đẳng cấp, môn phái lắm! Trên thì có Pháp Ngũ Phương Phật của Mật Tông Nam Tông (Thái, Lào, Miên, Miến Điện v.v...). Kế đến  là Ngũ Tổ Lỗ Ban tức Ngũ Lão:

Bùa Năm Ông là danh gọi theo tiếng Nôm của người Việt mình, thật ra Bùa Năm Ông có nhiều đẳng cấp, môn phái lắm! Trên thì có Pháp Ngũ Phương Phật của Mật Tông Nam Tông (Thái, Lào, Miên, Miến Điện v.v...). Kế đến  là Ngũ Tổ Lỗ Ban tức Ngũ Lão: Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế, dân gian nước mình còn gọi là phái Năm Ông Lửa (chẳng biết tại sao có tên như vậy).

Các Dòng Bùa Chú và Thầy Tổ Ở Việt Nam

Dưới còn có Năm Ông Ngũ Thánh xuất phát từ Trung Quốc là: Quan Thánh Đế Quân, Vương Quan Thiên Quân, Trương Tiên Đại Đế, Châu Thương Tướng Quân và Quan Bình Thánh Tử do Ngọc Hoàng tứ ngã danh Ngũ Thánh Quân (Ngọc Hoàng phong cho danh vị Ngũ Thánh)

Kế tiếp còn có Ngũ Tổ Thần Hổ (Ngũ Hổ Thần Tướng) gồm Bạch Hổ, Hắc Hổ, Huỳnh Hổ, Xích Hổ, Thanh Hổ do Bạch Hổ Thần lớn nhất trấn giữa Đàn, chân phải đạp Ấn Lịnh, 2 bên và phía sau là Kiếm Lịnh và Kỳ Lịnh, 4 vị kia toạ trấn 4 phương Đông Tây Nam Bắc.

Ngoài ra, còn rất nhiều Đàn Pháp khác liên quan tới con số 5, ví dụ như Ngũ Công Vương Phật, Ngũ Sơn Bồ Tát, Ngũ Lôi Thần Tướng, Ngũ Hành Thánh Mẫu, Ngũ Lộ Tài Thần, Ngũ Quỉ Hỗn Thiên v.v.... nếu Pháp Sư, Thuật Sỉ đã tu luyện qua tuần tự các Pháp nói trên, khi cần thiết triệu thỉnh thi Pháp chỉ cần niệm:

"NAM MÔ NGŨ NGŨ MINH LINH THIÊN ĐỊA LAI TRỢ NGÃ!"

Tất cả các Pháp Ngũ đều Hội về Ứng Trợ.

Trong Lỗ Ban Kinh có nói: "Nhất hô nhất tri, hữu nguyện hữu linh, Tùy tâm sở cầu, nhất thiết tất ứng ....". Khi Bạn cầu chuyện gì thì ghim vào câu Chú hay Linh Phù đó thôi, nếu mình không phải Pháp Sư, đâu cần tham bác làm gì?

Nếu các bạn chưa phải cấp độ Xuất Sư, cũng không nên làm nhiều cho người khác, ở đây mình chỉ đưa ra các Câu Chú, phương pháp Dụng, để khi rơi vào trường hợp cá nhân, gia đình có hữu sự, khi không biết nhờ ai, thì các bạn tự làm cho mình, hoặc cho người thân mình thôi. Dỉ nhiên, những Bộ Chú lớn thì Oai Lực sẻ có ít nhiều chấn động trong Linh Giới (tùy Công Lực Gia Trì của mình nữa).

Tuy có thể các bạn chưa được Bái Sư, Bái Thầy Tổ để Cấp Lịnh, nhưng xin đừng lo, mình hướng dẫn 1 cách nhỏ thế này: Trước khi tác Pháp, các bạn nên làm một Lễ cúng cho cô bác khuất mặt nơi đó. Lễ cúng chỉ cần đơn giản, 12 chén cháo, bánh kẹo, nhang đèn, gạo muối, giấy tiền vàng bạc, cúng chay càng tốt, thỉnh vong Tụng Chú Biến Thực, Chú Biến Thủy..v.v...(Mông Sơn Thí Thực Pháp trong Nghi Thức Tụng Niệm của Phật Giáo cũng được, khoảng sau 3 giờ chiều trở đi đến 6 giờ cúng Vong thì thích hạp), Tác Bạch (tức là Trình Bày Lý Do v.v....), tụng Vãng Sanh Chú cho họ, sau đó thì Tác Pháp, sẽ không sao cả.

36 Vị Lục Tổ

Trong các Bùa Chú của Nam Tông (Bùa Miên, Thái, Lào,... ), thường có Thỉnh, Cầu đến 36 vị Lục Tổ_ Tam Thập Lục Lục Tổ. Thế 36 vị Lục Tổ là ai?

Hồng Danh 36 vị Lục Tổ thường được đọc bằng Cổ ngữ Pali. Chính vì các Pháp đây là Pháp Khởi Thủy, được truyền từ Ấn Độ qua Thái, Miên, Lào .v.v... các nước đi theo Phật Giáo Nam Tông.  Đẳng cấp của các vị Lục Tổ có vị là Bồ Tát, La Hán, có vị là cỏi Trời Phạm Thiên. Người Miên kêu tiếng Lục tức là Thầy, nên người Việt mình kêu theo là Lục Tổ từ đó, hàm ý là "36 vị Thầy Tổ"!

Cũng như Môn Phái Mẹ Sanh ở Việt Nam, Phái này thờ 1 bà Tiên đứng trên đầu con cá sấu, tay phải kiết Ấn! Các Câu Chú của Phái này Rất Giống Kinh Chú Pa Li của Nam Tông. Vì sao có chuyện này? Đó là vì Phái này Nguyên Thủy do 1 Vị Thiên Nữ truyền ra ở Ấn Độ, cũng khoảng thời Thế Tôn tại thế. Sau này mới truyền bá sang các chi phái Nam Tông ở Miên, Xiêm, Lào,...và có cả Dân Tộc Chiêm Thành của nước ta. Sau nhiều thế hệ, nảy sinh ra nhiều Chi Phái, Hệ Phái, nhưng cũng từ Câu Chú Nguyên Thủy ban đầu đọc trại ra đôi chút. Cho nên, chúng ta mới thấy có sự trùng hợp về cách phát âm Câu Chú của họ, so với Câu Chú tiếng Pali.  Nhưng có 1 vài điểm khác, mà chỉ "dân trong nghề"có Tu Luyện, hay nghiên cứu kỹ qua các Trường Phái mới biết, mới phát hiện ra.

Ví dụ:

   +Chữ SẮC LỊNH tức Ê HÍ, thì phái Mẹ Sanh hay đọc là Ề HẾ.

   +Chữ CẤP CẤP tức MẶ MẶC, thì họ hay đọc MẸC MẸC

Và giọng đọc họ hay Bỏ Dấu Sắc Thành Dấu Huyền.

Ví dụ:

Bên tiếng Pali của Phái Nam Tông đọc: Ế TẾ BẾ SO PHẮC CA QUA Ắ RẶC HĂNG.

Thì Bên Phái Mẹ Sanh sẽ đọc là: Ể TỂ BỀ SÔ PHÉC CA QUIA Ắ RẶC HĂNG .v.v.....

Do đó, có nhiều người chỉ học 1 bên thôi, thì cứ nhầm tưởng là Chú Pali là từ của phái Mẹ Sanh mà ra.

Lưu Ý rằng: Tam Thập Lục Tổ Lỗ Ban thì hoàn toàn không có liên quan đến 36 Vị Lục Tổ, có khởi nguồn từ Tam Vị Thánh Tổ tức: Thái Thượng Lão Quân, Ngươn Thủy Thiên Tôn và Cửu Thiên Huyền Nữ. Các vị Tổ đã dẫn Đạo truyền bá nhiều đời, nhiều vị Tổ Sư trong dòng Pháp đắc Đạo thành con số Tam Thập Lục. Cái này giống như "Nhất Hoa khai Ngũ Diệp" bên Thiền Tông, do Đạt Mạ Tổ Sư truyền ra đến đời của Huệ Năng Lục Tổ vậy thôi!

Về Lổ Ban thì chỉ có 2 Tông chính: Lổ Ban Sát Thần Phù và Lổ Ban Tiên Sư. Nhưng nhiều ông Thầy vì cái Ngã đã chế ra cả đống danh hiệu thập cẩm như: Lổ Ban Đại Hình, Lổ Ban Bàng Môn, Lổ Ban Phản Ác, Lổ Ban Phật Tổ v.v... và v.v..., cũng như các Phái Đạo cận đại chịu ảnh hưởng của Xiêm như: Thất Sơn Thần Quyền, 36 Vị Lục Tổ, Phật Huyền Môn v.v...xem kỹ ra thì chỉ là Kinh Chú nửa Hán Việt, nửa Pali, kết hợp Tiên Đạo và Nam Tông bùa Chú của Xiêm, Miên mà thôi!

Có ông còn xưng phái tui là Môn Phái Phật Tổ này nọ ... Làm vậy chỉ tội nghiệp những người hậu học đệ tử của họ, không hiểu xuất xứ, cội nguồn v.v...cũng cứ nghĩ: vậy là phái mình Cao lắm nghen, nổi lòng Tự Hãnh, Ngã Mạn không coi các Phái khác ra gì. Vô Tình Phạm Vào Cấm Kỵ của Người Học Huyền Thuật. Họ đâu biết bất kỳ Phái nào cũng đều có cái Hay của họ hết.

Pháp Thuật mình cao hay thấp là do có được Pháp Sư giỏi chân truyền cho, kèm theo có chăm chỉ luyện tập và trì Giới hay không thôi, chứ không phải mình học phái nổi tiếng, danh xưng nghe kêu chát chúa là mình sẽ hay đâu. Bùa Phép không chỉ có khi bắt đầu có sự sống ở Ta Bà này đâu, mà ngay cả ở Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới khác đều có. Các bạn có thể kiếm cuốn Neccronomicon đọc, có chỉ luyện phép ngoại Tinh Cầu, và có nói về sự hiện hữu của họ! 

Cho nên, Sự Chân Truyền và Khổ Luyện cũng chưa được gọi là Pháp Sư đúng nghĩa, còn cần phải có Tâm Đức nữa!

Nguồn: FB

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Giác Ngộ Tâm Linh – Chân Lý & Con Đường

Giác Ngộ Tâm Linh – Chân Lý & Con Đường

Các nhà sư Phật giáo, yogi Hindu, các vị thầy tâm linh hiện đại và những người đam mê Burning Man đều có thể sử dụng thuật ngữ giác ngộ tâm linh— nhưng liệu họ có đang nói về cùng một điều không?

Nến Luân Xa Là Gì?

Nến Luân Xa Là Gì?

Nến luân xa ngày càng trở nên phổ biến, không chỉ đối với những người đam mê yoga và thiền định tâm linh mà còn đối với những người muốn thư giãn cơ thể, tâm trí và tâm hồn của họ. Luân xa có nghĩa là “bánh xe quay” trong tiếng Phạn – nó bao gồm bảy trung tâm năng lượng chính nằm dọc theo cột sống, với các màu sắc và biểu tượng cụ thể đại diện cho mọi trung tâm năng lượng. Bạn có thể sử dụng nến luân xa để kết nối với các vùng cơ thể, cảm xúc và hành vi cụ thể.

Phân Biệt Vong Tà Ma Nhập, Thánh Nhập Xác Phàm

Phân Biệt Vong Tà Ma Nhập, Thánh Nhập Xác Phàm

Hiện tượng người bị nhập bởi thế lực tâm linh, cụ thể là người âm nhập xác phàm thì rất nhiều, tuy nhiên nhiều người luôn nghĩ rằng không co thánh nhập xác phàm, vấn đề này còn nhiều tranh cãi. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng nhau phân tích xem hiện tượng thánh nhập xác phàm hay vong tà ma quỷ nhập xác phàm như thế nào nhé.