Bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 25 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 13/09/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Hầu hết trong mỗi chúng ta đều ít nhất bị bóng đè ít nhất một lần trong cả cuộc đời, có nhiều người ngày nào cũng bị bóng đè, cũng có nhiều người lúc trẻ bị bóng đè và khi lớn lên thì lại ko bị hiện tượng này nữa. 

Bóng đè là gì? Hiện tượng bóng đè xảy ra rất phổ biến và hầu như ai cũng bị ít nhất một lần trong đời. Nhiều người cho rằng bóng đè là do ma quỷ ám liệu có đúng?

Bóng đè là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đã bao giờ bạn tỉnh dậy giữa buổi đêm và thấy khó thở như có một vật gì đè nặng trên ngực? Bạn lờ mờ cảm thấy một ai đó đang chăm chú quan sát bạn trong bóng? Bạn muốn mở mắt ra, kêu cứu hay cử động tay chân nhưng đều bất lực? Những trải nghiệm đáng sợ trên được gọi là bóng đè hay còn gọi là ma đè.

Hiện tượng bóng đè là gì?

Trong giấc mơ con người tin rằng mình đã thức, mắt đã mở và có thể nhìn thấy xung quanh (ít ghi nhận trường hợp nghe thấy), tin rằng mình đã thức nên cơ thể phải bắt đầu chuyển mình để ngồi dậy nhưng thất bại, bộ não không hề gửi tín hiệu điều khiển vận động và lúc này cơn ác mộng bắt đầu.

Người bị bóng đè thường cố gắng thức dậy bằng cách cử động chân tay hay nói nhưng không thể được mặc dù não đã phát đi tín hiệu điều khiển thần kinh vận động. Nhiều người mô tả rằng cơ thể họ như có vật gì rất nặng đè lên ngực mà họ không thể nào đẩy ra được.

Bóng đè có thể diễn ra trong vài giây nhưng cũng có thể lâu hơn 30 phút. Sau khi kết thúc hiện tượng bóng đè họ sẽ cảm thấy rất mệt, hơi nhức đầu và toàn thân ra mồ hôi. Cũng có khi họ sẽ ngủ thiếp đi và không nhớ họ đã gặp hiện tượng bóng đè hôm qua. Nhưng cũng có thể ngay sau khi tỉnh dậy, họ ngủ thiếp đi và lại bị bóng đè tiếp.

Bóng đè thường xuất hiện ở giai đoạn ngủ mơ và xảy ra nhiều vào khoảng thời gian sau nửa đêm. Trẻ em bị bóng đè thường khóc to sau khi tỉnh, tâm trạng hoảng sợ, người lớn nên vỗ về để giúp trẻ có được cảm giác bình yên trở lại và tiếp tục giấc ngủ. Trẻ từ 3-7 tuổi thường hay bị bóng đè.

Trong dân gian Việt Nam có lưu truyền cách trị bóng đè như sau: lấy con dao để dưới gối hoặc dưới chiếu, xét về mặt khoa học thì đây cũng là liều thuốc tâm lý, nó tạo cảm giác an tâm hơn vì vậy chúng ta sẽ có được giấc ngủ sâu hơn và không bị bóng đè nữa. Nếu thực hiện cách này thì nên báo với người thân/người ngủ chung biết để tránh hiểu lầm và chỉ cần sử dụng một con dao cùn (không có khả năng sát thương) cỡ nhỏ.

Theo y học, bóng đè là hiện tượng rối loạn giấc ngủ không gây nên những tổn thương thực thể. Nó xuất hiện ở con người ngay cả trong những giấc ngủ thông thường.

Bóng đè thường xuất hiện ở một người mới ốm dậy, yếu bóng vía và không khỏe mạnh. Đặc biệt là những người mệt mỏi và phải thay đổi chỗ ở sẽ gặp tình trạng này thường xuyên hơn.

Đôi khi, những người gặp phải hiện tượng bóng đè khi ngủ trưa, ngủ ngày. Điều này khiến họ không khỏi lo lắng về các vấn đề tâm linh. Khi đó, cơ thể thêm suy nhược. Việc chữa trị tình trạng bóng đè sẽ càng trở nên khó khăn hơn.

Nhiều người cho rằng bóng đè là một hiện tượng bị ma quỷ kiểm soát, dọa dẫm, thậm chí đoạt hồn. Nhưng theo các nhà khoa học, đây chỉ là một dạng rối loạn giấc ngủ.

Không thể phủ nhận bóng đè là một trải nghiệm rất đáng sợ. Có người khi bị bóng đè cảm thấy như nghe được một giọng nói bí ẩn, có sự hiện diện của một ai đó đứng, ngồi bên cạnh hay cảm giác như bị xô ngã ra khỏi giường. Bóng đè có thể lặp lại vài lần trong một đêm.

Về bản chất khoa học, khi bóng đè xảy ra, vùng vỏ não được kích thích rất mạnh khiến con người trở nên tỉnh táo, không khác gì lúc thức. Thế nhưng lúc đó những mối liên hệ thần kinh giữa não với các bộ phận cơ thể lại chưa được khai thông. Kết quả là người bị bóng đè cảm thấy tê liệt giống như có ai đang đè chặt tay chân mình vậy.

Để hiểu sâu bản chất của bóng đè, các nhà khoa học đi vào nghiên cứu các giai đoạn của giấc ngủ. Ở các loài động vật có vú, giấc ngủ được chia làm hai khoảng thời gian: REM (rapid eye movement) và NREM (non-REM).

Trong REM, mi mắt của chúng ta cử động nhanh và đây là khoảng thời gian chúng ta nằm mơ. Giai đoạn này, mi mắt hoạt động như thể chúng ta đang “nhìn” những sự vật, sự việc trong giấc mơ của mình vậy. Còn ở giai đoạn NREM, chúng ta ít khi nháy mi mắt nhưng có thể trở mình trên giường, thậm chí mộng du và nói chuyện trong giấc ngủ.

Mỗi khi bắt đầu một giấc ngủ, ta bước vào giai đoạn NREM trong 80 phút và nối tiếp sau là 10 phút ở giai đoạn REM. Chu trình 90 phút này cứ lặp đi lặp lại trong suốt giấc ngủ của chúng ta.

Tại giai đoạn REM (mi mắt chuyển động nhanh), cơ thể tắt đi các liên hệ thần kinh giữa não bộ. Nếu như điều này không xảy ra, chúng ta có thể dùng tay chân lặp lại y hệt những hành động diễn ra trong giấc mơ của mình. Chẳng hạn, một người đàn ông từng mơ thấy mình bị quái vật tấn công và đánh trả lại chúng trong mơ. Nhưng trên thực tế, ông ta đang vô thức đánh người vợ nằm bên cạnh mình.

Nếu bất ngờ tỉnh ngủ đúng vào giai đoạn REM, chúng ta sẽ bị bóng đè do các đường liên hệ thần kinh đang tắt. Vậy còn những hình ảnh và âm thanh ma quái? Các nhà khoa học cho rằng đó thực chất chỉ là những ảo ảnh tạo ra tại vùng vỏ não xử lý hình ảnh và âm thanh. Các nơron thần kinh bị kích thích đã tự động tạo ra những gì chúng ta tưởng là “nghe” hoặc “nhìn” thấy. Sự căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân chính dẫn đến việc kích thích các nơron này.

Nguyên nhân phổ biến dẫn đến bị bóng đè là những căng thẳng, phiền muộn trong cuộc sống không được giải tỏa. Việc sử dụng nhiều các chất kích thích cũng góp phần khiến cho não bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, tư thế ngủ sai cách cũng làm người ngủ cảm thấy khó thở, dễ dẫn đến bóng đè.

Các trạng thái của hiện tượng bị bóng đè khi ngủ

Mỗi người cũng có những hiện tượng bóng đè khác nhau. Nhưng họ đều có một điểm chung là cảm giác tức ngực, khó thở và không thể cử động hay kêu la được… Nhiều người tỉnh rồi mà vẫn còn cảm giác lo sợ, tim đập nhanh và không thể ngủ tiếp được nữa. Ngành tâm thần học phân tích bóng đè được chia thành 3 kiểu:

Ảo giác đột nhập: Người bị bóng đè nghe thấy tiếng nói, có người lạ vào phòng mình, đi lại xung quanh hoặc ngồi ngay lên giường ngủ… Cảm giác sợ hãi khiến cơ thể họ tê cứng, khó thở, khi tỉnh dậy cảm giác các cơ mỏi nhừ như vừa hoạt động quá sức.

Ảo giác thăng bằng: Hiện tượng này có liên quan đến chứng rối loạn tiền đình. Người bị bóng đè dạng này thường thấy mình bị rơi xuống vực sâu hoặc ngã từ trên những tòa nhà cao tầng xuống đất với những cảm giác rất chân thật.

Điều rất đặc biệt là khi rơi, khi ngã, họ không bao giờ thấy mình chạm đất mà chỉ ở lưng chừng là họ đã tỉnh giấc vì sợ. Khi đó người bắt đầu đổ mồ hôi, tim đập nhanh, hồi hộp, chân tay co quắp, phải mất vài phút thì mới bình tĩnh lại được.

Ảo giác thực thể: Kiểu bóng đè phổ biến nhất, nó xuất hiện thường vào lúc gần cuối giấc ngủ. Những người này bị bóng đè ở vùng ngực, bụng khiến họ như tê cứng và không thở được. Chỉ đến lúc xuất hiện tình trạng thiếu oxy lên não thì họ mới tỉnh. Có người do suy nhược cơ thể và thần kinh bởi bị bóng đè liên tục khiến họ hoảng sợ. Nhiều người bị bóng đè vào buổi trưa nhưng có người lại bị bóng đè ban dêm.

Bóng đè có phải ma không?

Bóng đè đã có từ vài nghìn năm trước đây. Nhưng thời đó người ta nghĩ rằng bị bóng đè là hiện tượng tâm linh huyền bí, do thần thánh hoặc ma quỷ gây ra. Khi y học phát triển và hiện tượng bóng đè được các nhà tâm thần học lí giải.

Cuối cùng các khảo sát về hoạt động của hệ thần kinh đã kết luận rằng bóng đè là hệ quả của sự rối loạn giấc ngủ mà nguyên nhân là khả năng điều tiết vòng tuần hoàn của não bộ bị đứt quãng. Khi đi vào trạng thái ngủ sâu, rồi tỉnh dậy sau đó nhưng vẫn ở trong trạng thái lơ mơ. Từ đó, chu kỳ giấc ngủ lại được lặp lại. Đây chính là lúc xảy ra hiện tượng bóng đè hay ác mộng.

Khoảng 40% người trên thế giới từng trải cảm giác bóng đè trong giấc ngủ. Những cảm giác ma quỷ, sợ hãi, khó chịu đó ám ảnh không ít người ở mọi nền văn hóa. Người thì cho rằng mình bị yêu tinh nữ hớp hồn, người thì nghĩ rằng mình nhìn thấy ma.

Bóng đè dưới góc nhìn tâm linh

Bóng đè dưới góc nhìn tâm linh

Xem thêm: Nằm mơ thấy ma, thấy linh hồn có ý nghĩa gì

Bị bóng đè có nguy hiểm không?

Theo tiến sĩ y khoa Mỹ cho rằng bên cạnh nguyên nhân rối loạn vòng tuần hoàn thức-ngủ thì bóng đè còn là triệu chứng chung của một số bệnh tâm thần, đặc biệt là những trường hợp tâm thần sau chấn thương tâm lý hoặc người mắc chứng tâm thần hoảng loạn, hoặc trầm cảm, lo âu, căng thẳng, bế tắc trong cuộc sống. Ngay cả chất lượng giấc ngủ cũng có tác động không nhỏ đến hiện tượng bị bóng đè.

 Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng hiện tượng bóng đè có liên hệ gần với giấc ngủ có trạng thái REM. Những gì dường như xảy ra trong lúc bị bóng đè là một phần bộ não thức dậy, hoàn toàn tỉnh táo nhận thức mọi vật xung quanh, trong khi một phần khác của não bộ như vùng chỉ huy hệ thần kinh vận động vẫn ở trong giấc ngủ có trạng thái REM khiến cho hầu hết cơ vận động của cơ thể bị tê liệt. Nói cách khác, tâm trí có ý thức đã hoàn toàn tỉnh táo nhưng cơ thể thì không.

Bị bóng đè khi ngủ thì phải làm sao?

Một số chia sẻ của những người bị bóng đè và cách khắc phục hiện tượng đó như là:

– Bị bóng đè ban đêm thì trước khi đi ngủ kiếm nhọ nồi bôi vào gan bàn chân, hay lấy cành cây dâu tằm hoặc dao để dưới gối hoặc dưới giường. Niệm phật khi bị bóng đè cũng rất tốt.

– Khi ngủ không nên để tay đè lên ngực và một vài đồ vật như gối ôm, không vắt chéo hai chân. Hơn thế nữa phòng ngủ nên thoải mái và thoáng mát giúp chúng ta ngủ ngon hơn.

– Khi đi ngủ nên nằm nghiêng, hạn chế nằm ngửa sẽ ít bị bóng đè hơn. Nhiều người thần kinh yếu khi nằm ngửa rất hay bị nhưng sau khi tập nằm nghiên thì hiện tượng này dường như không còn.

 – Bị bóng đè khi ngủ thường do suy nghĩ căng thẳng, thức khuya thường xuyên. Vì vậy nên tập thể dục thường xuyên, để đầu óc thư giãn nhất có thể.

 Hiện tượng bị bóng đè có rất nhiều lời giải thích từ góc nhìn khoa học cho đến tâm linh. Nhưng suy cho cùng đây thực chất là một dạng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là căng thẳng tâm lý, lo lắng hay stress do sức ép từ công việc và những tác động bên ngoài khác.

Áp dụng phong thủy để đánh bay ác mộng bị bóng đè

Có ý kiến cho rằng hiện tượng bóng đè là vấn đề tâm linh, nhưng kì thực vấn đề này hoàn toàn có thể giải quyết nếu biết cách điều chỉnh phong thủy nhà ở.

a. Bị bóng đè do phương vị Đông Bắc trong nhà có sát khí

Xét theo phong thủy thì nếu góc Đông Bắc trong nhà có sát khí thì dễ xảy ra hiện tượng bóng đè. Theo Chu dịch Bát quái, phương vị Đông Bắc là quẻ Cấn, là biểu tượng của giường. Đây cũng là phương vị của Quỷ trong phong thủy, chính vì thế mà nếu phương vị này có luồng khí hung sát thì là điềm báo hiện tượng quỷ quái xuất hiện trong nhà. Hai điều này hợp lại với nhau tạo nên hiện tượng bóng đè.

Cách hóa giải hiện tượng bóng đè do sát khí trong nhà

  • Nếu phương vị Đông Bắc trong nhà ở bị khuyết góc hình thành nên sát khí thì có thể dùng tượng Trâu phong thủy để hóa giải.
  • Nếu phương vị Đông Bắc trong nhà lồi ra quá nhiều gây ra sát khí thì cần phải căn cứ vào phong thủy nhà ở, dùng vật phẩm phong thủy để trấn lại phương Chính Bắc (quẻ Khảm) hoặc phương Chính Đông (quẻ Chấn).
  • Bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có góc tường, nóc nhà hay đường đâm thẳng vào tạo nên sát khí, có thể dùng gương bát quái để hóa giải.
  • Bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có nhà cao tầng áp sát hình thành sát khí, có thể dùng cầu thủy tinh để hóa giải.
  • Bên ngoài phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà có ống khói cao to tạo ra sát khí, có thể dùng hồ lô thủy tinh để hóa giải.
  • Trong phòng nằm phương Đông Bắc trong nhà đặt đồ chơi có mặt mày nhăn nhó, biến dạng hình thành nên sát khí, nên cất kín đi.
  • Trong phòng nằm ở phương Đông Bắc trong nhà để quá nhiều đồ đạc chật chội hình thành nên sát khí, nên dọn dẹp sạch sẽ gọn gàng.
  • Phòng nằm ở phương vị Đông Bắc trong nhà ẩm thấp tối tăm tạo ra sát khí, nên lắp đặt hệ thống thông gió, giữ cho phòng thông thoáng và sáng sủa, đầy đủ ánh sáng.

b. Bị bóng đè do đồ đạc trong phòng ngủ bố trí không hợp phong thủy

Phong thủy phòng ngủ có mối quan hệ trực tiếp với sức khỏe, tâm lý con người. Những đồ nội thất gây cảm giác đè nén, bí bách sẽ khiến cho con người bị tự kỉ ám thị, căng thẳng quá mức có thể dẫn đến hiện tượng bóng đè khi ngủ. Vậy làm thế nào để không bị bóng đè nữa?

Cách hóa giải hiện tượng bóng đè do phong thủy phòng ngủ không tốt:

  • Trong phòng ngủ có dầm nhà đè xuống gây sát khí, có thể lợi dụng trang trí nội thất để ẩn đi hoặc làm suy yếu luồng sát khí.
  • Đầu giường có đèn lớn gây ra sát khí, nên đổi sang loại đèn nhỏ hơn.
  • Đầu giường treo khung ảnh to tạo ra sát khí, nên chuyển khung ảnh sang chỗ khác.
  • Cửa sổ thẳng vào đầu giường gây ra sát khí, nên đổi góc đặt giường.
  • Gương chiếu thẳng vào giường gây ra sát khí, nên đặt gương sang vị trí khác.
  • Bày dao kiếm hay vật sắc nhọn trong phòng ngủ tạo ra sát khí, nên cất hết những đồ vật đó.

Cách thoát khỏi bóng đè theo quan điểm của đạo Phật

Có nhiều người cho rằng bóng đè là một hiện tượng ma quỷ tạo nên, hoặc là nghĩ thế giới bên kia đang có thế lực hung ác đến hại mình. Bởi vì con người thậm chí có thể cảm nhận rõ một người khác xuất hiện rõ ràng trong ý thức của bản thân. Nếu một người thường xuyên bị bóng đè, chắc chắn tinh thần và sức khỏe của họ không hề ổn định. Họ bỗng dưng cảm thấy lo sợ thường xuyên hoặc nảy sinh những ý định không tốt.

Theo đạo Phật, nguyên gốc tạo ra hiện tượng bóng đè là do khối năng lượng tham sân si tích tụ trong mỗi người. Khi con người tích lũy các suy nghĩ, hành động hay lời nói không tốt đẹp. Để đến một thời điểm nào đó, con người mắc nhân quả là bị bóng đè.

Theo các bậc thiền sư thì để hóa giải cho người thường xuyên bị bóng đè chính là hướng cho họ tới một đời sống cân bằng và hài hòa. Bản thân mỗi người có thể kết hợp các liệu pháp cân bằng thân tâm như tập thể dục thể thao cũng như nâng cao sức khỏe thể chất hay có thể chia sẻ với các nhà tâm lý để mình có cái nhìn tích cực về bản thân.

Trên thế giới, những người thường xuyên thấy ma quỷ trong giấc mơ hoàn toàn không phải là hiếm hoi. Một số câu chuyện xung quanh hiện tượng bóng đè chắc chắn vẫn luôn là chủ đề được nhiều người bàn tán và gây ra nỗi ám ảnh khôn nguôi. Nhưng chúng ta thấy rằng, đây không phải là một bệnh, lại càng không liên quan đến vấn đề mê tín như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

7 Luân Xa Trên Cơ Thể Và Ý Nghĩa Của Chúng

7 Luân Xa Trên Cơ Thể Và Ý Nghĩa Của Chúng

Bạn có tò mò về bảy luân xa và cách chúng tác động đến bạn trong cuộc sống hàng ngày? Chà, bạn đã đến đúng nơi để tìm hiểu mọi thứ cần biết về luân xa và ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe của bạn!

Phân Biệt Vong Tà Ma Nhập, Thánh Nhập Xác Phàm

Phân Biệt Vong Tà Ma Nhập, Thánh Nhập Xác Phàm

Hiện tượng người bị nhập bởi thế lực tâm linh, cụ thể là người âm nhập xác phàm thì rất nhiều, tuy nhiên nhiều người luôn nghĩ rằng không co thánh nhập xác phàm, vấn đề này còn nhiều tranh cãi. Ở bài viết này chúng ta hãy cùng nhau phân tích xem hiện tượng thánh nhập xác phàm hay vong tà ma quỷ nhập xác phàm như thế nào nhé.

Nghi thức, bài cúng phóng sinh đúng cách và đơn giản

Nghi thức, bài cúng phóng sinh đúng cách và đơn giản

Phóng sinh hay phóng sanh là cứu những con vật bị nhốt và sắp bị giết chết để lấy thịt. Chúng ta bỏ tiền ra để mua những con vật sắp bị giết oan, thả tự do cho chúng.