Cao Biền và kế hoạch hàng ngàn năm tại nước Việt
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 33 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Nhiều người hiện nay vẫn nhắc đến Cao Biền và những trấn yểm trước kia của ông tại Việt Nam. Mỗi nguồn thông tin lại trích dẫn và diễn giải khác nhau, phần thì gây hoang mang lo sợ cho dân chúng, phần nữa nhiều kẻ giả danh thầy đạo tuyên truyền dẫn mê, lại có người nói rằng những trấn yểm của
Thưa thầy,
Nhiều người hiện nay vẫn nhắc đến Cao Biền và những trấn yểm trước kia của ông tại Việt Nam. Mỗi nguồn thông tin lại trích dẫn và diễn giải khác nhau, phần thì gây hoang mang lo sợ cho dân chúng, phần nữa nhiều kẻ giả danh thầy đạo tuyên truyền dẫn mê, lại có người nói rằng những trấn yểm của Cao Biền xưa có liên quan mật thiết đến đồng nhân đạo ta. Thực hư của việc này là thế nào, xin thầy giảng cho chúng con được thông tỏ ạ?
Được con ta,
Trước tiên thầy nhắc lại câu của cụ Đồng thầy:
Có căn đồng chưa bao giờ sướng cả, lúc nào cũng khổ. Đặc biệt các cụ xưa nhất là vào thời bị giặc phương Bắc đô hộ, những kẻ sính ngoại bị dẫn mê đã đành chứ pháp sư tứ phủ và pháp sư Nhà Trần mà bị dẫn mê nữa thì hỏng hết.
Đồng bóng bây giờ sướng quá thành ra quên luôn lịch sử, quên luôn tiền nhân, quên luôn Thần Thánh Việt lại thích Thần Thánh ngoại lai.
Thầy vẫn nhớ, vào năm 1979 khi Trung Quốc đánh sang Việt Nam, dân các tỉnh từ Lạng Sơn cho đến Hà Nội rục rịch sơ tán. Lúc đó tôi còn ít tuổi. Bố tôi mới gọi tôi và chị gái lên phòng chính dặn dò.
Cụ nói: Bố đã chôn các sách vở cùng pháp bảo và ấn lệnh các cụ xuống nền phòng bếp.
Vài ngày nữa nếu tình hình căng thẳng bọn bành trướng Trung Quốc mà thế mạnh chọc thủng biên giới tràn vào miền Bắc bố sẽ tổ chức cho các con đi sơ tán.
Các con nhớ lời bố dặn nhé: Nếu như miền Bắc nước ta bị giặc tầu chiếm chúng sẽ tổ chức đi bắt đồng nam đồng nữ ít tuổi chưa có gia đình thì các con cố mà chạy về phương Nam mà trốn. Nếu bị giặc tầu bắt bình thường thì cứ kệ. Nhưng nếu nó đưa các con ra các khu đền hay các ngôi đình chùa cho các con tắm rửa sạch sẽ và bỏ đói, rồi các con thấy bóng người mà áo đạo sỹ và nghe thấy tiếng trống chiêng như trống cúng các con phải cắn lưỡi tự tử ngay nhớ chưa.
Tôi nghe vậy vừa sợ lại vừa thắc mắc lắm liền hỏi sao phải cắn lưỡi tự tử hả bố?
Ông nói: Các con mà không tự tử thì cũng sẽ bị chúng giết. Mà khi bị chúng giết thì linh hồn khó mà về với các cụ, lại còn gián tiếp trở thành công cụ để làm suy yếu khí vận của Việt Nam ta. Các con phải ghi nhớ lời bố dặn hôm nay.
Tôi muốn hỏi cho kỹ nhưng ông cụ nói: Chuyện dài lắm các con chỉ cần nhớ như vậy là được. Khi nào lớn mọi việc ổn định, chiến tranh qua đi, các con đọc tinh thông chữ nghĩa thì lấy sách trong hòm mà bố chôn dưới nền bếp ra mà xem.
Rồi chiến tranh qua đi, tinh thần chống giặc và anh dũng của quân và dân ta vẫn cao nên Tầu phải rút lui và chúng tôi cũng không phải đi sơ tán.
Nhưng rất tiếc một trong hai hòm sách khi đào nên bị ướt và mục hết cả.
Và tôi cũng quên luôn câu chuyện đó.
Cách đây hơn chục năm đi sang Trung Quốc để tìm tài liệu về đồng bóng may thay tìm đọc được bộ Cao Biền toàn tập tấu văn.
Khi về đối chiếu với bản Cao Biền Tấu Thư mà khi nghĩa quân Lê Lợi phục binh bắt được tướng Hồng Phúc nhà Minh thu được, tôi mới biết hồi đó tại sao bố tôi lại khuyên chị em tôi tự tử khi giặc tầu bắt.
Tôi chỉ nói những ý chính của hai cuốn sách. Cuốn: “Cao Biền đại tập tấu thư” ở bên Trung Quốc vì điều kiện lúc đó tôi không sao lưu được nhưng cũng đọc cẩn thận. Còn cuốn “Cao Biền Tấu Thư” của nhà tôi bị hỏng trong lúc chôn chạy giặc năm 1979 nhưng may mắn ở Việt Nam vẫn còn vài người lưu trữ đặc biệt bản lưu trữ của gia đình Cụ Lục Toàn là còn hoàn hảo đã được nhà nước bảo quản.
Nói chung các sách đó nội dung đại ý nói về những văn bản sách dâng tấu của Cao Biền cho vua Đường về xử lý đồng hoá và triệt địa lý long huyệt mạch, triệt Thần Thánh bản địa Giao Chỉ.
Đại khái bản lưu mà nghĩa quân Lê Lợi thu giữ và lưu ở Việt Nam ta ngắn hơn, chủ yếu về huyệt mạch và một ít thuật triệt Thần giao chỉ giữ huyệt mạch.
Bản ở Trung Quốc thì chủ yếu nói về địa huyệt mạch, nơi linh khí... và cách triệt hạ Thần linh trông coi long mạch và linh mạch của Giao Chỉ, cách giết hại những thủ lĩnh tôn giáo thông Thần bản địa (đồng trưởng pháp sư Việt các nơi) cũng như các quân phản loạn... và phần tấu xin công trạng của Cao Biền.
Nói thêm văn bản tấu này là tập hợp các tấu thư của Cao Biền người Tàu trình Vua Đường bên Tàu theo các năm.
Thời đó Cao Biền được phong là “An Nam tiết độ sứ” sang đô hộ nước ta, là người rất giỏi địa lý và phù thủy.
Ông được vua Tàu uỷ cho sứ mạng: trình về vua Đường biết các kiểu đất bên Việt Nam và yểm phá các đất kết lớn, phá bỏ nơi thờ cúng và triệt hạ những phúc Thần Giao chỉ và những cái gì khả dĩ có ảnh hưởng cho Trung Quốc cũng như phá đi tín ngưỡng, triệt hạ các Thần linh và Thần Đạo của dân Bách Việt Giao Chỉ.
Sau khi nhậm chức và khảo sát địa lý bên Việt nam, Cao Biền thấy nước ta có nhiều đất phát rất lớn có thể tạo nên những bậc anh tài mà sự nghiệp khả dĩ ảnh hưởng cho Trung Hoa trong vấn đề thôn tính đất đai và đồng hoá người Việt.
Các tập sách trên là Cao Biền soạn tấu lên vua Đường về những việc đã làm được.
Trong kho lưu bản gốc Cao Biền toàn tập tấu văn thư lưu trữ tại Bắc Kinh và bản lưu trữ của gia đình Cụ Lục Toàn, người có bản thảo Cao Biền Tấu Thư địa lý kiểu tự.
Về xuất xứ, cuốn tấu thư mà ở Việt Nam đó như đã nói trên do nghĩa quân Lê Lợi bắt được tướng giặc Minh tên là Hoàng Phúc và tra khảo biết được âm mưu thâm độc của giặc Minh đồng thời hé lộ phần lớn kế hoạch ngàn năm trước của Tầu cũng như kế hoạch của triều đình nhà Minh.
Thời đó nhà Minh sai các tướng Trương Phô, Mộc Thạch và Hoàng Phúc là ba danh tướng Trung Hoa được Minh đế cho kéo quân sang Việt Nam bề ngoài với danh nghĩa phò hậu Trần diệt Hồ nhưng bên trong có mang một kế hoạch diệt chủng người Việt và đổi nước ta thành quận huyện của Trung Quốc.
Kế hoạch này tỉ mỉ và thâm độc hơn những kế hoạch tương tự mà người Hán đã làm từ xưa đến giờ.
Trong số 3 danh tướng Trung Hoa này thì Hoàng Phúc là người rất giỏi địa lý và thuật phù thủy, có mang theo cuốn “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự” cùng mấy chục đạo sỹ Trung Quốc sang duyệt xét lại và yểm nốt những đất kết lớn đặc biệt là huyệt mạch phát vương nào Cao Biền chưa hoàn thành.
Mục đích nhằm triệt hạ Thần linh và văn hóa tín ngưỡng của người Việt, phá các long mạch linh huyệt để Việt Nam không thể còn tín ngưỡng riêng hay văn hiến riêng cũng như không có những thế hệ thịnh trị sản sinh ra được những nhân tài xuất chúng như Lê Đại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo... tự độc lập xưng vương đã làm cho Trung Quốc không kiểm soát được như trong thời đại Lê, Đinh, Lý và Trần vừa qua.
Kèm theo kế hoạch phá tín ngưỡng thờ Thần bản địa là ép buộc dân Việt theo Đạo giáo và Phật giáo kiểu Trung Quốc nhằm đồng hóa dân tộc.
May thay Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã khôn khéo và kiên trì lãnh đạo cuộc kháng Minh đến thành công sau 10 năm gian khổ.
Trước đó nhà Minh đã có kế hoạch đặc biệt do Vua Minh chỉ đạo, phá toàn bộ đình đền và giết toàn bộ đồng nhân già trông coi các đền đình chùa Việt Nam. Chúng đốt phá toàn bộ sách vở và các công trình xây dựng văn hiến của các triều Lê, Đinh, Lý, Trần, Hồ... bằng mọi giá. Âm mưu này đã được tiến sỹ Hạ Thanh và hành nhân Hạ Thì làm triệt để.
Trong kế hoạch đó còn có việc in và mang các sách về tam giáo của Tầu sang thay thế các sách của dân ta đã bị đốt phá nhằm thay đổi tín ngưỡng triệt để nhất.
Sau khi nghĩa quân Lê Lợi bắt sống được tướng Hoàng Phúc, quân ta thu được toàn bộ tài liệu của kế hoạch nêu trên trong đó có cả tập “Cao Biền tấu thư địa lý kiều tự”. (Bản địa lý long mạch và huyệt mạch cũng như những nơi chúng đã trấn yểm cũng như kế hoạch triệt hạ Thần linh việt và tín ngưỡng Việt này trình về vua Đường để làm tài liệu chỉ dẫn phá linh khí và long Mạch Việt, đồng thời dùng phép yểm phá một số long mạch có đất kết lớn).
Trong sách có nói: Trước khi yểm một kiểu đất nào Cao Biền thường tìm trẻ con có căn sâu quả nặng (trong sách nói căn này là “Thần Thánh linh căn đại địa”). Chúng có thuật phù thủy lập trận nhất thời che mắt Thần linh Việt và cho các đồng nam đồng nữ để kiều các vị thần cai quản trông giữ long mạch khu vực đó nhập vào đồng Nam, đồng Nữ... Chúng sẽ giam linh đối với Phúc Thần bậc cao còn bậc thấp thì diệt trừ đi sau đó mới ra trấn yểm long mạnh và huyệt đất.
Theo sách Cao Biền viết: Có nhiều cách trấn yểm nhưng cách nào thì cũng là dùng gái đồng trinh và nam đồng tử có căn để bỏ đói mấy ngày và dậy cách kêu tên Thần. Trong khi đó, bên ngoài chúng vờ hành lễ như một buổi tế lễ hầu đồng nhưng bên trong chúng lập trận giam linh để giam giữ và trừ khử các vị Thần Việt.
Nếu là các vị Thần cao cấp mà biết được việc của chúng làm thì chúng lại đánh vào lòng từ bi của các Thần bằng cách bỏ đói các đồng nhân cho tới chết cứ hết người này đến người khác bao giờ các vị Thần Giao Chỉ bởi thương các đồng nhân bị bỏ đói và ốp bóng chấp nhận bị chúng giam giữ mới thôi.
Đa phần là chúng cấm giới linh. Khi các Thần ốp vào đồng nhân là chúng chặt đầu đồng nhân rồi lấp lại phá bỏ tò he tượng thần và trống đồng.
Còn phúc Thần không trừ được chúng tết thắng cấm giới linh lấy thừng đó thắt cổ đồng nhân cho tới chết và cũng là giam các Thần vào một chỗ.
Cũng theo truyền thuyết Cao Biền có yểm được một số ít đất lớn song cũng bị thất bại trước nhiều vị thần linh trong đó đáng kể nhất là “Tản Viên sơn Thần” và “Tô Lịch giang Thần” (núi Tản Viên thuộc huyện Bất Bạt tỉnh Sơn tây và sông Tô Lịch chảy qua Hà Nội ở ô Cầu Giấy (gần làng Láng), Đền Bạch Mã ở Hàng Buồm Hà Nội là đền thờ thần Tô Lịch; Đức Thánh Cả...
Và đặc biệt đến cuối cùng Cao Biền bị các đồng nhân pháp sư người Bách Việt lập trận và bắn tên huyết chú (Truyền thuyết núi Cánh Diều ở Ninh Bình: Khi sang Giao Châu, Cao Biền thấy long mạch nước Nam rất vượng, muốn phá đi, thường mặc áo phù thủy, cưỡi diều giấy đi khắp nơi để xem địa thế, hoặc giả tảng lập đàn cúng tế cho đồng nhân ốp bóng để lừa thần bản địa đến rồi dùng kiếm báu chém đầu, xong đào hào, chôn kim khí để triệt long mạch. Truyền thuyết núi Cánh Diều ở Ninh Bình kể rằng Cao Biền khi cưỡi diều giấy bay đến đất Hoa Lư đã bị những đồng pháp Việt Nam cao tay dùng tên huyết chú bắn. Cao Biền trọng thương, diều gãy cánh rơi xuống một hòn núi, từ đó hòn núi mang tên là núi Cánh Diều).
Cũng từ sau đó, sự việc triệt mạch và hủy linh khí tín ngưỡng Việt mới dừng lại.
Biết là không làm được triệt để vì sự oai linh của Thần Thánh Giao Chỉ và kháng cự của các cụ thủ lĩnh đồng pháp người Giao Chỉ. Sau này để tỏ ra chuộc lỗi và ăn năn những việc đã làm với Thần linh và giới pháp sư đồng nhân Việt, Cao Biền cho dựng một số đền thờ Thánh nhân mà ông ta không thể nào làm gì được kiểu như đền Bạch Mã, Đền Linh Lang, Đền Đức Thánh Cả... và chấm dứt trấn yểm mặc dù đã điều tra xong hết các long mạnh và địa mạch Giao Chỉ.
Bây giờ tập “Cao Biền tấu thư” mà Vua Lê thu được và được một số dòng họ lưu trữ trở nên một tài liệu vô cùng quý giá cho dân ta trên nhiều phương diện: Sử liệu, chính trị, địa lý, văn hóa về một thời đen tối của đất nước nói chung và các thầy đồng Việt tộc nói riêng:
- Trên phương diện sử liệu nó là một sử liệu cổ xưa có giá trị. Tài liệu này soạn thảo từ hàng ngàn năm trước.
- Trên phương diện chính trị: Nó là tài liệu chứng minh một cách cụ thể chính sách người Hán và tham vọng của họ với dân tộc Việt Nam.
- Trên phương diện văn hoá tín ngưỡng tôn giáo: Nó khẳng định vị thế của Thần Thánh Việt, của tín ngưỡng hầu đồng và thờ Thần của dân tộc Việt, của tâm linh Việt tộc.
Và cũng nói lên sự thất bại của người Hán trong việc đồng hoá tín ngưỡng văn hóa Việt cũng như sức mạnh của Thánh nhân Việt cùng các đồng nhân Việt trên phương tiện đạo với bản sắc bản lĩnh riêng.
- Trên phương diện địa lý: Nó là một áng văn tuyệt tác về mảnh đất địa linh nhân khi Việt và phép mô tả các kiểu đất kết long mạch và huyệt địa.
Từ khi được Vua Lê Lợi cho vời người tài và các đồng Pháp để phá giải các trận trấn của Cao Biền, thông qua đó các cụ ta nghiên cứu tập Cao Biền Tấu Thư, các cụ nắm vững hơn về địa lý Việt xưa và lấy cơ sở này theo lệnh của vua Lê căn cứ theo nó xác minh tấu thư này và phá những nơi bị trấn yểm.
Thời đó thế hệ pháp sư tứ phủ chuyên về địa lý theo lệnh vua ai cũng phải bỏ ra hàng chục năm liên tiếp với chiếc ô (dù) và tay nải đi hết làng nọ sang làng kia, tỉnh này sang tỉnh khác nghiên cứu và phá các trấn yểm cũng như khôi phục địa mạch, giải phóng cho các phúc Thần từng bị Cao Biền trấn yểm và một số Phúc Thần sau này bị chính quyền đô hộ và nhà Minh giam giữ, qua sự chỉ dẫn địa danh và thế đất mô tả trong “Cao Biền địa lý tấu thư kiều tự”.
Trong bản “Cao Biền tấu thư” được lưu giữ tại Việt Nam có nêu rõ địa danh các long mạnh và các huyệt mạnh cả bàng lẫn chính ở đâu thuộc các tỉnh phía Bắc.
Nhờ vậy, các cụ hiểu hết về long mạch huyệt vị mạch chính và các mạch huyệt bàng của các tỉnh giao chỉ cũ, đặc biệt khu vực “Phát Vương Mạch”.
Sách này có ghi chép tuần tự các huyệt của từng tỉnh, ghi ra nó tọa lạc tại huyện xã, ấp nào và Cao Biền cũng như các tướng nhà Minh là Hồng Phúc hay tiền sỹ Hạ Thanh, hành nhân Hạ Thì đã triệt được bao nhiêu vị Thần, giam giữ được bao nhiêu vị Thần cũng như trấn yểm được bao nhiêu vị Thần và phá bỏ bao đình đền... mà dân ta xây trên các linh mạch.
Ngày nay ta ơn nhờ các cụ đồng xưa, ơn bao thế hệ pháp sư tuân lệnh Vua không màng danh lợi nơi triều chính, dành cả đời dựa theo sách đã bắt được dưới thời Vua Lê Lợi mà phá đi tất cả các trấn yểm trên đất nước Việt Nam.
Và khuyến khích xây dựng đình đền trên các long mạch và nơi đất vượng khí nhất để nối liền mạch và tín ngưỡng Việt.
Tất nhiên qua nhiều lần phá giải nhưng sự thôn tính và chủ nghĩa đại Hán thì đời nào cũng có, cả công khai phá hoại.
Đặc biệt với người Trung Quốc ngày xưa thường xuyên sang Việt ta tầm long rồi mang xương cốt bố mẹ họ sang chôn với mục đích cá nhân.
Những kẻ này biết chọn những bàng chi long mạnh nhỏ huyệt nhỏ để chôn. Thậm chí một số kẻ vẫn theo lệ cũ của các dòng đạo phù thủy Trung Quốc từ thời xa xưa luôn kèm theo việc trừ đi khí vận và đạo Việt. Chúng bắt cóc và mua những đồng nam đồng nữ có căn trên danh nghĩa là “Thần giữ của” nhưng thực chất là triệt hạ bách Thần Nam Việt. Cũng là triệt đi nguồn tín nghưỡng chủ đạo của dân tộc làm suy rời khí vận.
Trong các sách sử cũ Việt tộc ta còn lưu lại như cuốn “Tầm nguyên từ điển” của Cụ Lê Văn Hòe – nguyễn văn ngọc Quan đốc học phủ Hà Đông cuốn “Việt cổ tịch” vẫn còn ghi chép rõ: thời vua Đường Ý Tông năm 864 có phong Cao Biền làm tiết độ sứ nước ta. Cao Biền đã dùng những pháp cao thâm phù phép trấn yểm mạch địa và trấn áp Thần nước Nam ta, nhằm đồng hóa về tín nghưỡng tâm linh và đồng hóa lãnh thổ.
Hắn giả học theo những đàn lễ hầu đồng của dân Bách Việt.
Cao Biền cho thu gom những trẻ em có căn quả đồng nhân trên dưới 10 tuổi (chưa lập gia đình (đồng trinh nam, đồng trinh nữ) trong nước, cho ăn vận sạch sẽ, ăn chay trong mấy ngày rồi lập đàn cúng lễ mời bách Thần ngự đồng nhập vào các đồng nam đồng nữ ấy (thượng đồng) như một canh hầu lên đồng bình thường. Trong khi đó cho các tay đao phủ phục sẵn. Khi thần linh nước Nam ốp đồng, đao phủ liền ra chém chết đồng nhân một cách thình lình. Cao Biền cố ý làm thế để triệt linh làm Thần mất quyền phép, hết sức thiêng liêng.
Nhân câu chuyện trên ta chỉ khuyên thế hệ trẻ thích cái lạ cái mới phải có chọn lọc, có hiểu biết không lại mắc lỗi với tổ tiên. Đừng vô tri sính ngoại đạo rồi trở thành quân nối giáo cho giặc và vong bản...
Hãy nhớ câu nói của Hít-le: “Muốn đồng hoá hay xóa bỏ một dân tộc chỉ cần làm mất đi tín ngưỡng gốc của dân tộc đó!”.
Lại nói:
Các long mạch và các nơi trấn yểm chính của Cao Biền ngày xưa đến nay các cụ đã hóa giải hết rồi, không cần lo lắng và cũng đừng bị những kẻ loạn ngôn làm cho điên đảo.
Câu chuyện này có tính lịch sử và thực tế có những điều thầy đã trải qua. Nay kể lại cho các con đọc để tham khảo, biết về sự thâm độc khi dùng các đạo thuật phương Bắc xưa tại Việt Nam ta, đặc biệt là đối với đồng nhân đạo ta.
Còn về Cao Biền, truyền thuyết kể rằng Cao Biền sau khi bị Thần Long Đỗ dằn mặt, đã không dám làm càn mà còn cung kính xây dựng đền thờ, lệnh cho dân thờ phụng chu đáo.
Bản thân Cao Biền dù cuối cùng sợ phép Thánh Thần nước Nam và biết Nam Việt có những vị rất cao đạo, không dám làm càn trấn yểm nữa. Nhưng cuối cùng vẫn phải trả giá: “Sau khi được triệu hồi về phương Bắc, từ một tướng giỏi đánh đâu thắng đấy lại trở thành bại tướng, thất bại trong việc đẩy lui Hoàng Sào, lại bị thủ hạ nổi dậy chống lại. Cuối cùng Cao Biền bị Tần Ngạn giam cầm rồi sát hại”.
Xét về lý, thời điểm lịch sử đó Cao Biền cũng là theo lệnh vua Đường mà làm. Ai thờ chủ đó, nên việc vua Đường giao phó, phận làm tôi trung không thể thoái thác.
Ta cũng phải thừa nhận: Cao Biền là một nhà địa lý, phong thủy tài ba, một nhà quản trị giỏi. Ông có công trong việc xây đắp thành lũy (Thành Đại La), cai quản dân chúng làm ăn, lao động, tổ chức chống lại quân Đại Lễ bảo vệ bờ cõi Việt xưa, lại cho khai thông đường xá để giao thông, buôn bán thuận lợi… cũng có thể coi là có công giúp dân. Thêm nữa, khi biết được sự anh linh của Chư Thánh Thần Việt Nam, đã tiên phong trong xây dựng đền thờ như đền Bạch Mã, đền thờ Đức Tản Viên Sơn Thánh…, hướng người dân kính Thánh trọng Thần tại chính đất Việt này.
Ngày nay, Cao Biền được thờ tại một một số đền phủ ở Việt Nam, có nơi ông còn được người dân phụng thờ, kính ngưỡng như Thành hoàng bản cảnh bảo hộ cho dân, giữ gìn trật tự âm phần.
Bên cạnh đó, một trong những người vợ của ông (bà Lã Thị Nương), khi theo ông sang Giao Châu đã dạy và truyền nghề dệt lụa lại cho dân, nay là làng nghề Vạn Phúc, Hà Đông. Dân tôn phụng bà là Thành Hoàng làng và là Tổ nghề dệt lụa.
Tất cả minh chứng cho sự vị tha, yêu chuộng hòa bình, truyền thống biết ơn người có công, kính Thánh trọng Thần của người dân Việt Nam ta.
Các con hãy ghi nhớ mà truyền lại cho thế nhân được rõ.