Vì Sao Nhà Phật Cấm Uống Rượu? Có Phải Rượu Là Ma Quỷ Dụ Dỗ Người Gây Ra Tội Lỗi

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 11 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Rượu là thức uống có cồn được biết đến và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên ít ai biết rằng đây lại là 1 trong 5 điều cấm Ngũ giới của Phật giáo.Thực hư chuyện này như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm!

Rượu là thức uống có cồn được biết đến và sử dụng rộng rãi trong cuộc sống. Tuy nhiên ít ai biết rằng đây lại là 1 trong 5 điều cấm Ngũ giới của Phật giáo.Thực hư chuyện này như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm!

Vì Sao Nhà Phật Cấm Uống Rượu? Có Phải Rượu Là Ma Quỷ Dụ Dỗ Người Gây Ra Tội Lỗi

Lý do nhà Phật cấm rượu là gì?

Có rất nhiều câu chuyện được truyền lại nhằm giải đáp cho câu hỏi vì sao cửa nhà Phật cấm rượu. Tuy nhiên 2 câu chuyện dưới đây được mọi người nhắc tới và tin tưởng nhiều hơn.

Câu chuyện thứ nhất như sau:

Chuyện kể rằng, khi Đức Phật còn tại thế, ngài thường đi tới nhiều nơi để giáo hóa. Cho đến khi ngài đặt chân đến mảnh đất Đạt Bà La Bà Đề của nước Chi Đề. Nơi đây tồn tại một con độc long vô cũng hung dữ và tàn bạo tên là Am Ba La Đề Đà. Sự ghê gớm của con quái vật này khiến không một ai dám đến gần khu vực nó ở, kể cả những con thú lớn như voi, trâu, bò, ngựa… Không chỉ là dưới đất mà trên trời cũng không ngoại lệ, những con chim trên trời cao phải né tránh vùng trời trên đầu con độc long. Các loại hoa màu, lương thực người dân trồng ra đều bị độc long càn quét, phá hoại. Tất cả những việc làm của nó khiến người dân vô cùng căm phẫn nhưng không thể làm gì. 

Bấy giờ, trong số những người đi theo Đức Phật có một vị trưởng lão tên là Sa Dà Đà đã xung phong đi hàng phục độc long, trừ hại cho dân và muông thú. Sự xuất hiện của trưởng lão khiến độc long vô cùng tức giận, bởi xưa nay chưa có ai dám đụng tới nó. Độc long hết lần này tới lần khác sử dụng các tuyệt chiêu của mình nhưng đều bị Sa Dà Đà khống chế. Sau các trận đánh, độc long biết mình không phải là đối thủ của trưởng lão nên ngoan ngoãn đến quỳ lạy trước ông mong được quy y Tam Bảo, thành đệ tử của Phật, hành thiện tích đức không làm việc ác.

Trưởng lão sau khi hàng phục được độc long thì danh tiếng vang xa, được một nữ Phật tử tin tưởng mời về nhà thuyết pháp. Nữ Phật tử đã mời ngài một bát cháo, sữa và một ít rượu trắng. Sau khi dùng xong, người tiến hành thuyết pháp cho nữ Phật tử. Xong xuôi mọi việc được mời về tịnh xá nghỉ ngơi. Tuy nhiên trên đường về, men rượu đã khiến trưởng lão không làm chủ bản thân, chân đứng không vững nên bị ngã chõng choài ra đất, đồ đạc rơi vãi, áo quần lộn xộn. Đức Phật biết tin liền cho truyền tất cả mọi người lại và thuyết giảng cho mọi người về câu chuyện trưởng lão thu phục độc long. Ngoài việc khen ngợi sự tài ba, dũng cảm của Sa Dà Đà. Tuy nhiên người cũng nói rằng, Sa Dà Đà là thánh nhân nhưng dùng rượu xong còn không thể diệt nổi một con rắn, con tôm chứ đừng nghĩ tới việc tiêu diệt độc long. Vậy nên đã là đệ tử của Phật, thì hãy tránh xa và nhất quyết không được uống rượu. Không kể nhiều hay ít, có uống chính là phạm tội.

Câu chuyện thứ hai:

Ngoài câu chuyện lý giải vì sao cửa nhà Phật cấm rượu thì còn có một câu chuyện như sau:

Ngày xửa ngày xưa, có một vị Phật tử tu hành rất tốt, luôn tuân thủ mọi giới nghiêm mà Phật đưa ra vô cũng cẩn thận. Một hôm, sau khi đi xa trở về, thấy nhà trống không, mọi người đều đi vắng. Do đi đường dài mệt nhọc nên người này vô cũng khát trước, vậy là vội vàng đi tìm. Lúc này mới phát hiện trong nhà có một chai nước màu trắng, trong cơn khát vội vàng đưa lên miệng uống sạch. Thế nhưng không biết rằng đó không phải là nước lọc mà chính là rượu. Sau khi uống xong bắt đầu cảm thấy choáng váng, đầu óc quay cuồng, không còn tỉnh táo, minh mẫn. Vậy là có suy nghĩ đi bắt gà về làm thịt ăn, nói là làm liền thực hiện và đánh chén một bữa no say. 

Cô gái nhà hàng xóm bị mất gà nên vội vàng đi tìm, khi tới nhà Phật tử này hỏi thì anh ta chối đay đảy và trả lời không thấy, không biết. Chẳng những trộm gà, nói dối mà lúc này dục tính trong anh ta trỗi dậy nên đã có hành vi phi lễ với cô gái. Cũng chỉ vì rượu mà ngũ giới nhà Phật tu bấy lâu đều bị phá hủy. 

Vậy mới thấy, rượu vào gây ra thật nhiều tội lỗi. Do đó mà cửa Phật mới cấm Phật tử động chạm đến rượu.

Quan điểm của Phật giáo đối với rượu

Cửa Phật luôn đặt ra những quy định tôn nghiêm và vô cùng khắt khe, đặc biệt không được phạm 5 điều thuộc ngũ giới. Đó là các điều sau:

  • Không sát sinh
  • Không trộm cắp
  • Không tà dâm
  • Không vọng ngữ
  • Không sử dụng rượu và các chất kích thích

Không phải ngẫu nhiên mà Đức Phật đưa ra các điều cấm này, với sự thấu hiểu, uyên bác và nhãn tự của mình, người nhận ra rằng đây chính là những thứ xấu dẫn con người đến với những điều tai hại, bước vào bể khổ.

Riêng đối với điều thứ 5, “không sử dụng”, không có nghĩa là có thể uống ít, thử một chút, mà là cấm tuyệt đối.  Bởi đây chính là thứ khiến con người lu mờ trí tuệ, đánh mất lòng từ bi, rơi vào sân si, thù hận. Bởi trí tuệ chính là ngọn đèn soi sáng, dẫn dắt con người đi tới cuộc sống an lạc, giác ngộ, sám hối.

Trong kinh Trung A Hàm đã chỉ rõ, sau khi uống rượu chắc hẳn sẽ gây ra 6 lỗi:

  • Mất của
  • Sinh bệnh
  • Đánh nhau
  • Mang tiếng xấu
  • Sân si
  • Trí tuệ bị lu mờ

Thế nên Đức Phật luôn nhấn mạnh và nhắc nhở các Phật không được đụng tới rượu, nếu uống cần kiên quyết bỏ rượu. Có vậy mới mong giữ thân trong sáng, kiềm chế được hành vi của bản thân, không tạo ra nghiệp chướng.

Lý do thật sự mà nhà Phật cấm rượu là gì?

Vì Sao Nhà Phật Cấm Uống Rượu? Có Phải Rượu Là Ma Quỷ Dụ Dỗ Người Gây Ra Tội Lỗi

Qua các câu chuyện và quan điểm của nhà Phật ta có thể hiểu được rằng rượu không phải là thứ gì tốt đẹp. Việc nhà Phật cấm rượu là mong muốn giúp cho chúng đệ tử của mình luôn sáng suốt, trí tuệ tinh thông. Đồng thời có thể tránh được những thứ gọi là tham - sân - si luôn tồn tại quanh mình. Một khi đã dính tới rượu thì bản thân khó lòng tu tâm dưỡng tính, những giá trị đạo đức và tâm linh không thể phát triển. Tâm không tịnh thì không thể đưa trí tuệ an lạc, không thể giải thoát bản thân khỏi khổ đau của hiện tại và tương lại.

Ở trên là toàn bộ lý giải cho câu hỏi: Vì sao cửa nhà phật cấm rượu?. Hy vọng bài biết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn!

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

Trì Tụng “Chú Đại Bi” Để Đạt Được Công Đức Và Lợi Ích Tối Cao

Trì Tụng “Chú Đại Bi” Để Đạt Được Công Đức Và Lợi Ích Tối Cao

Thần chú Phật giáo được nghe nhiều nhất trên thế giới là “Chú Đại Bi”, không chỉ được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, đây còn là điều quan trọng nhất trong tất cả các bài tập của Phật giáo trên thế giới soạn “Chú Đại Bi” thành Tiếng Phạn và hát nó với một nhịp điệu tươi mới. Thần Chú làm cho mọi người cảm thấy thư giãn và hạnh phúc.

Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?

Nghiệp chướng là gì? Làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng?

Ai cũng có nghiệp chướng, người càng khổ thì nghiệp chướng càng nặng. Thế nhưng không ít người còn chưa biết nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng do đâu mà có? Làm thế nào để giải trừ nghiệp chướng? Mời quý vị cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.