Nghe lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt và giờ hung cát

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 9 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Trong cuộc sống, chúng ta thường chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành các việc trọng đại như xây nhà, cưới hỏi, khai trương hàng quán…

Trong cuộc sống, chúng ta thường chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành các việc trọng đại như xây nhà, cưới hỏi, khai trương hàng quán… Trong ngày lành đó sẽ tránh các giờ hung, chọn giờ cát để mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Vậy thế nào là ngày lành tháng tốt, giờ hung giờ cát? Đức Phật dạy gì về khái niệm này?

Nghe lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt và giờ hung cát

Thế nào là ngày lành tháng tốt?

Có nhiều cách hiểu khác nhau cho khái niệm ngày lành tháng tốt. Tuy nhiên, hiểu một cách đơn giản nhất thì ngày lành tháng tốt là ngày có trường năng lượng may mắn, tích cực tạo ra sự thuận lợi, hạnh phúc cho công việc, tình cảm của gia chủ.

Theo lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt và giờ hung cát thì khái niệm này được hiểu khác đi một chút. Ngày tốt chính là ngày mà mà bản thân chúng từ lời nói đến hành động đều thiện lành, biết làm việc tốt, biết giúp người cứu vật, phổ độ chúng sinh.

Ngày lành tháng tốt của mỗi người có giống nhau?

Hiện nay, có rất nhiều cách để xem ngày tốt xấu. Chúng ta có thể xét theo các tiêu chí chung như Hoàng đạo, ngày có hai mươi tám cung, ngày tốt theo Lục Diêu… Từ các tiêu chí này sẽ xem ngày đẹp, giờ tốt theo ngũ hành thiên can, ngày tháng năm sinh hoặc địa chỉ tương ứng với năm sinh.

Một cách xem ngày lành tháng tốt khác có thể nhắc tới chính là xem Tử Vi Đẩu Số. Nếu là người có tư duy tốt, giỏi đọc Tử vi thì có thể xem ra những thành công và thất bại sẽ xảy ra trong năm. Cũng từ đó mà đưa ra những cách luận giải phòng trừ chuyện xấu.

Trên thực tế, mỗi người có cách cảm nhận ngày tốt xấu khác nhau, đó có thể à ngày tốt của người này nhưng là ngày xấu của người kia. Ví thử hai người cùng ra chợ, một người bán quạt và một người bán áo mưa. Nếu trời nắng nóng gay gắt thì thuận lợi thuộc về anh bán quạt, nhưng nếu trời đổ mưa lớn thì hôm đó chắc chắn là ngày lành của anh bán áo mưa. 

Vậy nên, theo quan điểm của Phật, phúc họa tại thân. Ngày lành tháng tốt nằm trong lòng bàn tay của chúng ta, chính bản thân chịu trách nhiệm trước mọi việc. Gieo nhân nào gặt quả đó, hành thiện tích đức thì có gặp tai ương cũng được hóa giải nhẹ nhàng, nếu làm việc ác thì tai ương ập đến, đau khổ bủa vây. 

Một số ngày xấu cần tránh trong năm

Dẫu biết rằng ngày tốt xấu phụ thuộc ở bản thân, tuy nhiên bằng một cách hiểu nào đó, người đời vẫn tin và truyền lại những ngày xấu khuyên đời sau tránh để bớt tai họa:

  • Mỗi tháng trong năm đều có ngày Mặt trời, đây là những ngày không tốt: 13/1; 11/2; 9/3; 7/4; 5/5; 3/6; 8/7, 29/7; 27/8; 25/9; 23/10; 21/11; 19/12.
  • Ngày Tam Nương, Giáp Ngọ hàng tháng: 3, 7, 13, 18, 22, 27

Cho đến nay chuyện ngày lành tháng tốt chưa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể và xác đáng. Tất cả nằm ở lòng tin, sự tín ngưỡng từ mọi người. Không có ngày tốt hoàn toàn cho ai và ngược lại. Do đó hãy nghe theo lời Phật dạy, ngày tốt sẽ đến khi lời nói và hành động của bạn đẹp.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Trì Tụng “Chú Đại Bi” Để Đạt Được Công Đức Và Lợi Ích Tối Cao

Trì Tụng “Chú Đại Bi” Để Đạt Được Công Đức Và Lợi Ích Tối Cao

Thần chú Phật giáo được nghe nhiều nhất trên thế giới là “Chú Đại Bi”, không chỉ được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, đây còn là điều quan trọng nhất trong tất cả các bài tập của Phật giáo trên thế giới soạn “Chú Đại Bi” thành Tiếng Phạn và hát nó với một nhịp điệu tươi mới. Thần Chú làm cho mọi người cảm thấy thư giãn và hạnh phúc.

Ý Nghĩa Và Tác Dụng Các Câu Thần Chú Trong Đạo Phật

Ý Nghĩa Và Tác Dụng Các Câu Thần Chú Trong Đạo Phật

Bất kể ai trong chúng ta khi tìm hiểu về tâm linh, đặc biệt là trong đạo phật đều biết đến các bài kính, rồi các câu Thần Chú. Có rất nhiều câu thần chú khác nhau, các câu thần chú này do được viết ra bởi các Đức Phật và có tác dụng khác nhau. Tùy thuộc vào cơ duyên của từng người và năng lực cũng như sự thành tâm mà mỗi người chúng ta có thể được khai sáng sử dụng một trong các loại Thần Chú này.

Nghiệp báo sát sinh giết hại vật dẫn đến quả khổ đau

Nghiệp báo sát sinh giết hại vật dẫn đến quả khổ đau

Giết hại là thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, làm cho nhân loại khổ đau, chúng sinh hoảng sợ, là nhân dẫn đến quả u mê, tối tăm, mù mịt. 1. Nghiệp báo sát sinh hại vật dẫn đến quả khổ đau Thế giới loài người từ khi có mặt trên […] Bài viết Nghiệp báo sát sinh giết hại vật dẫn đến quả khổ đau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tử Vi Ngày Nay.