Tụng kinh Niệm Phật Nhất Định Phải Ghi Nhớ 2 Điều Quan Trọng Này

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 9 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Tụng kinh niệm Phật là điều mà bất kể người Phật tử nào cũng thường thực hiện với mong muốn xóa bỏ những phiền não, để bản thân thanh tịnh hơn.

Tụng kinh niệm Phật là điều mà bất kể người Phật tử nào cũng thường thực hiện với mong muốn xóa bỏ những phiền não, để bản thân thanh tịnh hơn. Tuy nhiên không ít người chưa biết được 2 điều quan trọng khi thực hiện việc này. Vậy 2 điều đó là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết 2 điều đó là gì, hãy cùng theo dõi.

Tụng kinh Niệm Phật Nhất Định Phải Ghi Nhớ 2 Điều Quan Trọng Này

Góc nhìn của Đạo Phật về tụng kinh niệm Phật

Đạo Phật ra đời mang trong mình những tư tưởng triết lý sâu sắc được gìn giữ qua các cuốn kinh điển. Nó là một hệ thống giáo lý được xây dựng phù hợp với tư tưởng, tâm lý xã hội của con người trong mọi hoàn cảnh, thời gian nào. Nó là bài học để các Phật tử (tại gia cũng như xuất gia) chiêm nghiệm và tu hành. Hệ thống giáo lý sẽ giúp cho Phật tử có cái nhìn sáng, thông suốt và thiện lương. Mục đích đi tới cuối cùng chính là giác ngộ. Đạo Phật đến với thế gian với thế gian vì sứ mệnh giảm bớt những đau thương, tránh xa hỉ, nộ, ái, ố để có một cuộc sống an lạc. Vậy nên kinh Phật sẽ có công năng khai mở trí tuệ, xóa bỏ u mê. Không chỉ có tới chùa mới tụng kinh mà bạn khi tu tại gia bạn cũng cần thực hiện, bởi đây là bài học cơ bản và bắt buộc của các đệ tử khi tu hành.

Trước khi muốn chuyển hóa tâm, việc chúng ta cần làm đầu tiên chính là trở thành một Phật tử. Quy y Tam bảo sẽ là bước khai mở giúp cuộc đời tràn ngập tình yêu thương và hiểu biết.

Giáo lý Tam quy y và pháp số Tam bảo có mối quan hệ trực tiếp với nhau, đó mà sự kết hợp hoàn hảo cùng Ngũ giới. Tam quy được xem là Pháp ngữ quan trọng không thể thiếu trong nghi thức phát nguyện trở thành tín đồ Phật giáo chính thức. Không chỉ vậy, Tam quy còn được sử dụng trì tụng trong bất kỳ trong bất kỳ nghi lễ tôn giáo nào. Đó như là một lời dặn dò, khí lệ và biết ơn.

Mỗi tiếng niệm Phật mang theo tiếng lòng, niệm càng nhiều thì phúc độ vô biên, phúc tuệ càng dày. Tuy nhiên hãy niệm kinh bằng cả cái tâm chứ đừng đọc thuộc một cách máy móc, sáo rỗng, như vậy thì có tụng nhiều bao nhiêu công đức cũng tiêu tan.

Tâm càng thuần thì phúc càng sâu. Muốn chạm tới tâm của Bồ Tát thì ngoài tụng kinh, niệm Phật chúng ta cần dốc lòng làm việc thiện, đó mới là giáo lý căn bản của quy y Tam bảo.

Do đó có hai điều dưới đây bạn nên nhớ khi tụng kinh, niệm Phật để nhận phúc báo ngày càng sâu dày.

Thành tâm sám hối

Tại sao điều quan trọng đầu tiên lại là sám hối? Vậy sám hối là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất thì sám hối tức là nhận biết được các lỗi lầm mà bản thân đã gây ra, hiểu được đó là những việc làm sai trái, cảm thấy ăn năn và hứa sẽ không tái phạm nữa. Sở dĩ việc đầu tiên khi tụng kinh niệm Phật là sám hối bởi vì từ lúc sinh ra cho tới nay khó có ai là không trực tiếp hay gián tiếp tạo ra “nghiệp” cho mình. Dù ít dù nhiều thì dần dà cũng trở thành ác duyên, nghiệp duyên. Một khi nghiệp tích tụ đủ chúng sẽ mang đến nhưng chứng ngại, phiền muộn trong cuộc sống của chúng ta. Trên thực tế những sai lầm đã xảy ra thì có hối hận cũng không thay đổi được kết quả. Tuy nhiên nếu biết sám hối thì những việc xấu sẽ không xảy ra, không tạo ác nghiệp nữa. 

Ác nghiệp được tạo ra do cái tâm tham lam, sân hận và si mê. Nó được thể hiện thông qua hành động, lời nói và suy nghĩ. Tất cả những nghiệp đó chúng ta hãy thành tâm mà sám hối, quyết tâm chừa bỏ, không tái phạm. Có như vậy bản thân mới cảm thấy thanh tịnh, nhẹ nhàng được.

Ngay trong bản thân hai từ “sám hối” đã chứa hàm ý ăn năn, hối hận vì những lỗi lầm mà mình gây ra. Phải thật lòng mà sửa chữa, không tái phạm nếu không nghiệp vẫn theo bạn, việc tụng kinh cũng không tác dụng gì. Sám hối bằng cái tâm của mình, lấy tâm diệt tội. Tội vong thì tâm tịnh, đó là thực tâm sám hối. 

Tâm thanh tịnh, không sinh ý hão huyền

Người giác ngộ được đạo lý của Phật là người không chỉ biết tụng kinh mà còn là người thấu hiểu những lời răn dạy. Không chỉ nắm về hình thức mà thấu hiểu nội dung bên trong. Họ phải giữ cho tâm mình tịnh, tránh những thị phi, ồn ào. Có như vậy mới đạt đến cảnh giới cao trong cửa nhà Phật.

Trên thực tế không ít người ngày ngày tụng kinh niệm Phật một cách sáo rỗng, miệng không ngừng đọc nhưng tâm lại suy nghĩ bậy bạ, lắm điều gian dối thì dù có đọc bao nhiêu cũng chỉ là kẻ ngu dốt không ngộ được đạo. Đây chính là si lầm nhiều người mắc phải.

Vạn pháp đều bắt đầu từ tâm, tâm chính là nơi tốt nhất để chúng ta tu hành. Một khi tâm loạn thì mọi thứ cũng loạn theo, tâm trống mọi thứ hóa hư vô. 

Hết thảy chúng sanh nhân chi sơ có Phật tính, phải chăng trong quá trình lớn lên bị những tác động bên ngoài hình thành nên những thói tham lam, sân si. Từ đó khiến bản tính trở nên lạc lối. Học Phật pháp tu hành chính là để tìm về phần Phật tính đó, chính là tìm về sự tự tại trong mỗi con người. 

Phàm con người ta khi sống ở đời thì cố gắng đấu đá, tranh giành, tạo nghiệp vô vàn không suy nghĩ. Nhưng khi nhắm mắt xuôi tay lại mong muốn được vãng sanh về cõi Tây Phương. Vậy cần làm gì để có thể đi về miền cực lạc? Câu trả lời là giữ cho tâm tịnh, không bấn loạn trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Ở trên chính là 2 điều quan trọng trong khi tụng kinh mà mỗi Phật tử cần thực hiện tốt để nhận phúc báo lâu dài. Sống vì tâm, luôn phát tâm thiện lành cả trong lời nói và hành động để giúp bản thân luôn an nhiên.

Xem thêm: Lời Phật Dạy Về Gia Đình - Càng Hiểu, Càng Nâng Niu Và Trân Trọng

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Phật Bản Mệnh Cho 12 Con Giáp Là Vị Phật Nào?

Phật Bản Mệnh Cho 12 Con Giáp Là Vị Phật Nào?

Theo quan niệm dân gian thì mỗi một tuổi đều có một vị Phật độ mệnh, trong 12 con giáp thì có 12 vị Phật độ mệnh cho từng tuổi riêng, nếu như bạn có thể đeo những tượng Phật dành cho tuổi của mình

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà? Những lợi ích khi thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát mọi người NÊN BIẾT.

Trì Tụng “Chú Đại Bi” Để Đạt Được Công Đức Và Lợi Ích Tối Cao

Trì Tụng “Chú Đại Bi” Để Đạt Được Công Đức Và Lợi Ích Tối Cao

Thần chú Phật giáo được nghe nhiều nhất trên thế giới là “Chú Đại Bi”, không chỉ được truyền bá rộng rãi trong nhân dân, đây còn là điều quan trọng nhất trong tất cả các bài tập của Phật giáo trên thế giới soạn “Chú Đại Bi” thành Tiếng Phạn và hát nó với một nhịp điệu tươi mới. Thần Chú làm cho mọi người cảm thấy thư giãn và hạnh phúc.