Lời Phật dạy về cách làm vợ, nghe một lần thấm cả đời
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 30 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Người xưa từng ví như sau: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hay “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Như vậy có thể thấy trong cuộc sống hôn nhân vai trò của vợ và chồng đều hết sức quan trọng. Trong đó người giữ gìn tổ ấm, giữ lửa cho ngôi nhà chính là vợ.
Người xưa từng ví như sau: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” hay “Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp”. Như vậy có thể thấy trong cuộc sống hôn nhân vai trò của vợ và chồng đều hết sức quan trọng. Trong đó người giữ gìn tổ ấm, giữ lửa cho ngôi nhà chính là vợ. Tuy nhiên không phải người phụ nữ nào cũng hiểu được và phát huy tốt điều này. Nếu vậy hãy lắng nghe lời Phật dạy về cách làm vợ dưới đây để soi chiếu lại mình, để giúp gia đình hạnh phúc hơn.
Lời Phật dạy dành cho người vợ ngỗ ngược
Câu chuyện tương truyền như sau:
Trưởng giả Cấp Cô Độc mở đại lễ cúng dường tại tư gia và mời Đức Phật tới tham dự. Khi vừa tới cửa nhà, ngài nghe tiếng ồn ào, chửi bới từ sau nhà vọng lại, liền hỏi gia chủ: Gia đình đang có việc gì chăng? Sao ta nghe ồn ào quá vậy? Hơi ngượng ngùng nhưng Cấp Cô Độc thưa: Đó là tiếng la ó ngỗ nghịch của đứa con dâu Su-cha-ta. Cậy gia đình cha mẹ đẻ giàu có, danh giá, quyền thế mà không coi ai trong gia đình chồng ra gì, không biết nghe lời, không kính trên nhường dưới. Ngay cả với chồng mình cũng cư xử hết sức thô lỗ, vô lễ. Kể cả biết hôm nay gia đình có việc đại trọng mà cô ta vẫn buông lời to tiếng, gây ồn ào.
Nghe Cấp Cô Độc giãi bày, Đức Phật liền cho gọi nàng dâu tới và nói:
-Này Chu-sa-ta, trên đời có 7 kiểu làm vợ. Hôm nay con hãy tự soi xét xem mình thuộc kiểu nào nhé!
- Kiểu thứ nhất là làm vợ như kẻ SÁT NHÂN
- Kiểu thứ hai là làm vợ như kẻ ĂN TRỘM
- Kiểu thứ ba là làm vợ như một BÀ CHỦ
- Kiểu thứ tư là làm vợ như người MẸ HIỀN
- Thứ năm làm làm vợ như CÔ EM GÁI
- Thứ sáu vợ như NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH
- Và cuối cùng làm vợ như NGƯỜI HẦU
Chu-ta-sa vốn ngỗ ngược ngông cuồng là thế nhưng trước sự uy nghi, đức độ của Phật thì đã vâng phục mà nói: Kính thưa Đức Thế Tôn, lời ngài dạy quả thực ngắn gọn, súc tích, con đây chưa thể lĩnh hội, mong người có thể từ bi chỉ dạy cặn kẽ.
Đức Phật mỉm cười, ôn tồn giảng giải:
Khi đã là vợ chồng chúng ta nên yêu thương, quan tâm lẫn nhau, chớ có tâm địa ác độc, sống không chung thủy, quan hệ bất chính với người khác. Chớ vì chớp nhoáng trước sự giàu có, điển trai của người khác mà vội vàng khinh bỉ, coi thường chồng, rời bỏ chồng… đó gọi là kiểu vợ SÁT NHÂN.
Chồng là trụ cột chính của gia đình, là người lo về kinh tế thì kẻ làm vợ cũng nên biết chăm chút, biết cách chi tiêu, dành dụm. Tuyệt đối không nên tiêu xài hoang phí, không coi quý đồng tiền… như vậy gọi là TRỘM CẮP.
Vợ chồng luôn tôn trọng lẫn nhau, không thể ỷ lại, lấn lướt, chửi bới mắng nhiếc chồng không lời tự ái, luôn muốn ở kèo trên, lấn át chồng… thì đó gọi là kiểu vợ CHỦ NHÂN.
Nếu biết yêu thương, chăm lo cho hạnh phúc gia đình, biết bảo vệ tiền của chồng làm ra như cách người mẹ yêu thương con mình… thì đó sẽ là kiểu làm vợ như NGƯỜI MẸ HIỀN.
Một người vợ được xem là EM GÁI khi cô ấy biết nhún nhường, thùy mị, đoan trang, coi trọng chồng như anh trai.
Hai vợ chồng luôn chia sẻ những câu chuyện cùng nhau, cùng giải quyết những khó khăn, luôn niềm nở vui vẻ khi gặp nhau… thì đó vợ được ví như BẠN.
Kiểu vợ cuối cùng là làm vợ như người hầu, người hầu ở đây không phải là cực khổ, làm việc quần quật. Ý muốn nói ở đây là một người vợ biết nhường nhịn, không hờn dỗi, luôn biết lúc nào nên mềm mỏng, lúc nào nên cứng rắn. Biết cách khéo léo khuyên nhủ, thuyết phục chồng.
Sau khi giảng giải xong, Đức Phật khuyên Chu-sa-ta cần tránh ba kiểu vợ đầu tiên, bởi đó là những kiểu vợ phá tan hạnh phúc gia đình. Ngược lại nên học 4 kiểu làm vợ sau để gia đình luôn êm ấm, thuận hòa.
Chu-ta-sa như vỡ lẽ, hiểu được mọi chuyện nên thành tâm phát nguyện nghe theo lời dạy của Phật. Cũng từ đó về sau mà gia đình Cấp Cô Độc trở nên đầm ấm, vui vẻ, an nhàn hơn.
Bài học rút ra về cách làm vợ từ lời Phật dạy
Vợ chồng trong nhà xảy ra xích mích cãi vã là chuyện bình thường. Bởi giữa nam và nữ đã có sự khách biệt, chưa kể đến học vấn, văn hóa, quan điểm… của mỗi người.
Trong xã hội hiện đại, nam nữ bình đẳng, đó là một bước tiến lớn giúp phụ nữ mạnh mẽ hơn, làm chủ bản thân hơn. Cũng vì cuộc sống luôn yêu cầu sự nhanh chóng mà tính cách của con người cũng không còn được ôn hòa, nhẫn nại. Thay vào đó là sự nóng vội, dễ cáu giận. Đặc biệt ở một xã hội ai cũng muốn đặt cái tôi cá nhân lên đầu, không ai nhường ai thì khoảng cách giữa hai vợ chồng ngày càng xa.
Nếu cả hai đều tự cho mình đúng, giữ quan điểm cá nhân mà không chịu lùi để hòa giải có khi sẽ dẫn tới hôn nhân tan rã.
Người xưa từng dạy: “Chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê”. Vậy nên người làm vợ phải biết chọn thời điểm mà nói mà khuyên chồng, không phải cứ cương lên là thắng. “Vợ chồng đồng lòng tát biển Đông cũng cạn”. Đàn bà phải giữ lấy chữ “Nhẫn” cho mình, không phải là nhẫn nhục mà nhẫn vì hạnh phúc của gia đình, ban phát tâm thiện với chồng con.
Ở trên là những lời Phật dạy về cách làm vợ, tuy nhiên đây cũng là lúc để các anh chồng soi lại mình. Người ta hay có câu, tính cách đàn bà như thế nào phụ thuộc nhiều ở đàn ông. Chồng biết yêu thương, chăm sóc, che chở, luôn vui vẻ, chia sẻ mọi thứ với vợ… thì chắc chắn vợ cũng không phụ lòng mà xây dựng tổ ấm hạnh phúc cùng anh.
Xem thêm: Hiếu thảo với cha mẹ là cách cải thiện số mệnh tốt nhất