10 kiểu người theo dòng luân hồi tái sinh từ kiếp trước mà có

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 14 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Phật dạy về nhân duyên sinh ra các loại người khác nhau ở thế giới này. Các dạng người ở kiếp này là do kiếp trước mà nên. Cùng tĩnh tâm lắng nghe thuyết giáo lời Phật về nhân duyên, chuyển kiếp con người. Luân hồi là gì? Có những kiểu người nào trong luân hồi? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phật dạy về nhân duyên sinh ra các loại người khác nhau ở thế giới này. Các dạng người ở kiếp này là do kiếp trước mà nên. Cùng tĩnh tâm lắng nghe thuyết giáo lời Phật về nhân duyên, chuyển kiếp con người…

1. Luân hồi là gì?

Luân hồi là sự sống chết nối tiếp nơi một chúng sinh. Như chúng ta biết, dòng nhân quả diễn tiến một cách tương tục mà không bị hạn cuộc trong đời sống hiện tại. Do đó khi nào còn lòng tham sống và còn gây nghiệp thì lúc đó chúng ta sau khi chết vẫn còn sinh trở lại và nhận lấy quả báo.

Nói cách khác, sau khi thân xác này ngừng hoạt động, dòng sống vẫn còn tiếp diễn, mặc dù hình thái của sự sống ở giai đoạn sau không phải là hình thái của sự sống ở giai đoạn trước.

Cần lưu ý dòng sống này luôn chuyển biến chứ không phải là một linh hồn bất tử đi từ đời này qua đời khác như một lữ khách đi từ quán trọ này đến quán trọ kia.

Con người chết đi sẽ trải qua vòng luân hồi

Kỳ thực bản thân con người chết đi không phải giống như đèn tắt, cũng không nhất định là được đầu thai làm người mà chắc chắn sẽ thuận theo nhân duyên nghiệp báo mà chuyển sinh.

Theo đó thì người làm việc tốt sẽ được lên thiên đàng còn người làm việc ác sẽ bị đọa xuống địa ngục chịu tội. Không thể một người luôn làm điều ác mà lại có kết cục giống như người cả đời chỉ biết làm việc thiện giúp người, đó là thiên lý.

Sở dĩ con người ta cho rằng không có kiếp sau là bởi vì chính họ không tận mắt nhìn nó cho nên không tin. Nhưng có thể thấy trong cuộc sống thường ngày của chúng ta chẳng phải cũng có rất nhiều điều mà bản thân ta không nhìn thấy nhưng nó vẫn luôn tồn tại.

Vòng luân hồi nói lên lẽ thật của kiếp người

Người thế gian hay oán trách cha mẹ không có phước nên mới sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên khiến mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính họ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ứng như thế. Cha mẹ chỉ là phần phụ thôi nhưng hãy nhớ gốc là bản thân mình.

Như vậy vòng luân hồi nói lên lẽ thật của kiếp người. Đi sâu vào tâm lý mỗi người chắc chắn chúng ta sẽ thấy mình đã từng quen thuộc cũng như ưa thích với những việc làm của thuở quá khứ.

Vì vậy trong kiếp luân hồi chắc chắn mỗi người sẽ theo nghiệp mình đã tích lũy và chất chứa mà hiện ra thành tâm hồn cá biệt của mình. Cho nên khi nói đến luân hồi chúng ta đừng cố suy nghĩ gì hết mà hãy cứ nhìn lại nội tâm mình thì biết ngay.

Tìm hiểu về vòng luân hồi là để sống được an nhiên

Chúng ta không cố tìm gặp luân hồi, vì đôi khi luân hồi đang trôi chảy ngay trên thân của mỗi con người giống như dòng máu luân lưu. Cái khổ đau nhất của người đời chính là tham muốn và nắm giữ những thứ thuộc về người khác.

Bản thân mỗi người hãy cố gắng tập buông bỏ từ từ, cái tâm lý tham muốn hay nắm giữ để một mai khi vô thường bất chợt đến và thần chết tìm đến ta thì lúc đó ta có thể lập tức từ bỏ tất cả những thứ ở trần thế và không có chút tham luyến gì và chính bản thân ta cảm nhận được sự thanh tịnh cũng như bình an trong chính tâm hồn mình. Đó chắc chắn là điều kiện tối thiểu và cần thiết cho sự tái sinh vào một đời sống tốt đẹp và cao cả hơn.

Đời sống không được xem như bắt đầu với việc sinh hay chấm dứt với sự chết, nhưng nó như là một sự hiện hữu tương tục trong hiện tại và mở rộng vượt xa hơn nữa với quá khứ cũng như tương lai.

Bản chất của những hành động xảy ra trong phạm vi một kiếp sống tốt hay xấu quyết định số phận tương lai của mỗi con người. Luân hồi chắc chắn được liên kết gần gũi với ý tưởng tái sinh, nhưng chủ yếu liên hệ đến điều kiện của đời sống con người hay những kinh nghiệm về sự sống.

10 kiểu người theo dòng luân hồi tái sinh từ kiếp trước mà có

2. Kiểu người trong luân hồi và nhân duyên chuyển kiếp

Giáo lý nhà Phật đều dạy chúng sinh có nhân có quả – từ đó hướng tới cái thiện mỹ cao cả. Không Tham – Sân – Si. Dưới đây là 10 kiểu người theo dòng luân hồi tái sanh (sinh) từ kiếp trước mà có. Cùng chia sẻ để chúng sinh an lành…

1. Những người mà kiếp này may mắn có địa vị cao quý, được xã hội trọng vọng làm quốc vương hay chức cao đại thần, là người có quyền, có thế thì kiếp trước đều là những người lễ phép, biết kính trọng Phật, Pháp, Tăng mà đến.

2. Người kiếp này mà giàu sang và phú quý thì ắt kiếp trước cũng đều là những người đã từng bố thí hay cứu tế và cho đi rất nhiều.

3. Người kiếp này mà sống thọ, có sức khỏe dồi dào, hiếm hay không bị bệnh tật đa phần kiếp trước đều là người luôn giữ vững giới cấm và rất coi trọng tôn nghiêm nhà Phật.

4. Người kiếp này lớn lên đoan chính, gương mặt thanh tú, dung mạo xinh đẹp, thần thái, rạng ngời, “hữu xạ tự nhiên hương” khắp thân mình luôn tỏa ra một mùi hương thơm mát.

5. Người nào kiếp này có cá tính điềm đạm, cư xử bình tĩnh, hành xử không bao giờ hấp tấp vội vàng, cả trong nói năng và trong hành động đều rất cẩn trọng, biết chừng mực thì ắt hẳn kiếp trước đều là những người đã từng tu thiền định, tâm tưởng thanh tịnh.

6. Người kiếp này tài năng và thông suốt Pháp, thậm chí có thể thuyết giảng, đồng thời hóa độ người u mê hay ngốc nghếch và hiểu được, biết trân quý lời nói và tự động truyền rộng Phật pháp ra ngoài để người người trong chúng sinh cùng thấu hiểu. Người có đức tính ấy, ắt là kết quả của việc kiếp trước đã tu trí tuệ mà thành.

7. Người nào có giọng nói trong trẻo, âm vực rõ ràng và vô cùng truyền cảm thì ắt hẳn kiếp trước là người tới từ Tam bảo ca hát (Tam bảo là là chỉ Phật, Pháp và Tăng).

8. Người nào kiếp này từ nhỏ mà đã ngốc nghếch thì ắt là do kiếp trước đã không muốn nhận sự dạy dỗ, luôn chỉ bảo người khác.

9. Người mà kiếp này làm nô lệ hay làm người ở cho kẻ khác thì đa phần là do kiếp trước đã thiếu nợ, có vay nhưng chưa hoặc không trả người ta.

10. Người mà kiếp này có địa vị thấp kém, sống đời nghèo hèn đa phần là bởi ở kiếp trước đã không biết lễ phép và kính trọng Tam bảo (Phật, Pháp, Tăng).

Người này gặp người, người thích, cất tiếng nói người, người nghe. Đó chính là kết quả của việc kiếp trước họ đã tu nhân tích đức, biết lấy khiêm nhường và nhẫn nhịn làm niềm vui. Mọi việc trên thế gian này đều thuận theo quy luật nhân quả, đều có căn nguyên của nó, đừng trách vì sao người ác vẫn được giàu có hay đừng trách sao mình tốt bụng, lương thiện mà chỉ mãi nghèo khổ.

Chẳng “người tốt” nào mỗi lần đi làm việc tốt mà trong đầu lại nghĩ đến việc được phúc gì bao giờ. Có người cứ mỗi lần gặp họa lại phàn nàn: “Tại sao tôi làm nhiều việc tốt thế, tôi sống lương thiện thế vậy mà lại không được báo đáp, toàn gặp chuyện xui xẻo là sao?”.

Cái mà người ta buông bỏ chấp nhất không phải là buông bỏ tất cả mọi thứ trong cuộc sống, như cơm cũng không ăn, ngủ cũng không ngủ. Đó hoàn toàn không phải là sự buông bỏ, mà lại là một loại cực đoan khác, là một kiểu vô trách nhiệm, buông xuôi, phó mặc sinh mệnh mình.

Sự buông bỏ đích thực chính là tiêu trừ những thứ dục vọng và tâm không tốt, những thứ bám riết lấy tâm người ta như tham vọng về danh, lợi, tình, sự đố kỵ, ghen ghét…

Trong kiếp luân hồi, ác nghiệp và phúc báo luôn đi theo con người như hình với bóng. Nhân duyên ở kiếp trước sẽ còn kéo dài tới ngàn kiếp sau, và nghiệp duyên kiếp nọ cũng sẽ lưu truyền mãi tới kiếp kia.

Bởi thế, Phật gia mới giảng cần phải tích đức, hành thiện, làm điều tốt, sống thiện lương để gây một phúc báo cho kiếp sau. Người mà tích được đại phúc thì đời sau còn có thể đắc được thân người trong vòng luân hồi lục đạo. Người chỉ làm điều xấu, hành ác, gây nghiệt duyên, đời sau ắt hẳn phải chịu thác sinh làm động vật, thậm chí chịu huỷ diệt hoàn toàn.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Ý Nghĩa Tứ Diệu Đế Trong Phật Giáo

Ý Nghĩa Tứ Diệu Đế Trong Phật Giáo

Chính vì sự hiểu biết đầy đủ về bốn chân lý cao quý này như thực sự của chúng mà Đức Phật được gọi là “Xứng đáng” ( A-la-hán ), và “Tự mình giác ngộ hoàn hảo” ( Samm ā Sambuddho ). (SN Samm ā sambuddha Sutta )

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

Nghiệp báo sát sinh giết hại vật dẫn đến quả khổ đau

Nghiệp báo sát sinh giết hại vật dẫn đến quả khổ đau

Giết hại là thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, làm cho nhân loại khổ đau, chúng sinh hoảng sợ, là nhân dẫn đến quả u mê, tối tăm, mù mịt. 1. Nghiệp báo sát sinh hại vật dẫn đến quả khổ đau Thế giới loài người từ khi có mặt trên […] Bài viết Nghiệp báo sát sinh giết hại vật dẫn đến quả khổ đau đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Tử Vi Ngày Nay.