Quẻ 30: Thuần Ly
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 22 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
*Quẻ Thuần Ly: Quẻ cát. Ly có nghĩa là dựa nương. Khuyên người dựa vào sự công chính mới hay mới lợi. Giữ trọn tấm lòng nhu thuận, tuân phục lẽ công chính, cũng ví như nuôi được con trâu cái hiền lành, dễ bảo như vậy là tốt.
*Quẻ Thuần Ly: Quẻ cát. Ly có nghĩa là dựa nương. Khuyên người dựa vào sự công chính mới hay mới lợi. Giữ trọn tấm lòng nhu thuận, tuân phục lẽ công chính, cũng ví như nuôi được con trâu cái hiền lành, dễ bảo như vậy là tốt.
Giải nghĩa quẻ thuần ly
Nội ngoại quái Ly
*Ý nghĩa: Lệ dã. Sáng chói. Sáng sủa, trống trải, trống trơn, tỏa ra, bám vào, phụ bám, phô trương ra ngoài. Môn hộ bất ninh chi tượng: tượng nhà cửa không yên.
*Kiến giải: Khảm là hãm, hãm thì phải có chỗ nương tựa, cho nên sau quẻ Khảm tới quẻ Ly. Ly [離 ] là lệ [ 麗] ; thời xưa hai chữ đó đọc như nhau, dùng thay nhau được, như nước Cao Ly (Triều Tiên) viết là [高麗 ]. Mà lệ có nghĩa là phụ thuộc vào (như từ ngữ lệ thuộc), dựa vào. Theo hình quẻ, một nét âm ở giữa dựa vào hai nét dương ở trên, dưới.
Ly còn nghĩa thứ nhì là sáng: nét ở giữa dứt, tức là ở giữa rỗng, rỗng thì sáng. Lửa sáng, mặt trời sáng, cho nên Ly có có tượng là lửa, là mặt trời.
Sau cùng Ly còn có nghĩa là rời ra, như chia Ly.
Kinh Dịch mở đầu bằng hai quẻ Càn, Khôn (trời đất); tới giữa Kinh. (cuối phần thượng của Kinh) là hai quẻ Khảm, Ly, vì hai lẽ.
Ba hào thuần dương là Càn, lấy một hào của Khôn thay vào hào giữa của Càn, thành Ly; ba hào thuần âm là Khôn, lấy một hào của Càn thay vào hào giữa của Khôn, thành Khảm; vậy Ly, Khảm là “thiên địa chi trung”, ở giữa trời, giữa đất; công dụng tạo hóa của trời đất nhờ lửa và nước (Ly và Khảm) cả. Khảm ở chính bắc, Ly ở chính nam; Khảm ở giữa đêm (giờ tí), Ly, ở giữa trưa (giờ ngọ).
Khảm, ở giữa là nét dương, liền, thực, cho nên đức của nó là trung thực. Ly ở giữa là nét đứt, hư, rỗng, cho nên đức của nó là sáng, là văn minh.
*Thoán từ: Ly: lợi trinh, hanh. Súc tẫn ngưu, cát.
*Dịch: Dựa, lệ thuộc: chính đáng thì lợi, hanh thông. Nuôi bò cái thì tốt.
*Giảng: Dựa vào chỗ chính đáng, chẳng hạn vào người quân tử thì hanh thông. Dựa vào người thì phải sáng suốt, và thuận theo người, vậy phải nuôi đức thuận, đức của con bò cái (loài này dễ bảo nhất) thì mới tốt.
Ly còn nghĩa là sáng. Quẻ thuần Ly, trên dưới đều là Ly, sáng quá, sáng suốt quá, tỏ mình hơn người thì ít người ưa, cho nên phải giấu bớt cái sáng đi mà trau giồi đức thuận.
Thoán truyện bảo phải có đức trung chính nữa như hào 2 và hào 5 (hào này chỉ trung thôi, nhưng đã đắc trung thì cũng ít nhiều đắc chính) như vậy mới cải hóa được thiên hạ, thành văn minh.
Ý nghĩa hào từ quẻ thuần ly
Hào 1: Lý thác nhiên, kính chi, vô cửu.
Tượng: Dẫm bậy bạ; phải thận trọng thì không có lỗi.
Lời giảng: Hào 1 dương có nghĩa nóng nảy, cầu tiến qua, mà còn non nớt, chưa có kinh nghiệm, như đứa trẻ vội vàng dẫm bậy bạ (Phan Bội Châu hiểu là sỏ giày nhố nhăng), tất có lầm lỗi, nên khuyên phải thận trọng (kính chi).
Hào 2: Hoàng ly, nguyên cát.
Tượng: Sắc vàng phụ vào ở giữa, rất tốt.
Lời giảng: Hào này ở quẻ Ly có đức văn minh, lại đắc trung, đắc chính, trên ứng với hào 5 cũng văn minh, đắc trung, nên rất tốt. Vì ở giữa, văn minh, nên ví với sắc vàng, đẹp, sắc của trưng ương như đã giảng ở hào 5 quẻ Khôn và hào 5 quẻ Phệ hạp.
Hào 3: Nhật trắc chi Ly, bất cổ phẩu nhi ca, tắc đại diệt chi ta, hung.
Tượng: Mặt trời xế chiều lặn, (ý nói người già, tính tình thất thường, không đáng vui mà vui. Không đáng buồn mà buồn). Khi thì gõ cái phẫu (vò bằng đất, đựng rượu mà cũng dùng làm nhạc khí) mà hát, lúc lại than thân già nua; xấu , (Hồi xưa khi hát thì gõ nhịp bằng cái phẫu).
Lời giảng: Hào 3 này ở trên cùng nội quái ly, như mặt trời sắp lặn mà chưa lên ngoại quái Ly, chưa tới lúc mặt trời mọc (sáng hôm sau).
Câu: “Bất cổ phẫu nhi ca, tắc dại diệt chi ta”, Chu Hi hiểu là “chẳng yên phận mà vui vẻ, mà lại than thở vì già nua, thế là không biết tự xử.”
Hào 4: Đột như, kì lai như, phần như, tử như, khí như.
Tượng: Thình lình chạy tới, như muốn đốt người ta vậy, thì sẽ chết, bị mọi người bỏ.
Lời giảng: Hão này dương cương, nóng nảy, bất chính, bất trung, mới ở nội quái lên, gặp hào 5 âm nhu, muốn lấn át 5, như một người ở đâu thình lình tới, lồn lộn lên muốn đốt người ta (hào 5) , táo bạo, vụng về như vậy làm sao khỏi chết, có ai dung được nó đâu.
Hào 5: Xuất thế đà nhược, thích ta nhược, cát.
Tượng: Nước mắt ròng ròng, nhưng biết buồn lo than thở, nên tốt.
Lời giảng: Hào này âm nhu, ở ngôi tôn, trung nhưng không chính, bị ép giữa hào hào dương, mắc vào hoàn cảnh khó khăn, cho nên bảo là “nước mắt ròng ròng”; nhưng nhờ đức văn minh của quẻ Ly, nên là người biết lo tính, than thở, tìm cách đối phó với hoàn cảnh được, cho nên rồi sẽ tốt.
Hào 6: Vương dụng xuất chinh,
Hữu gia; chiết thủ, hoạch phỉ kì xú, vô cữu.
Tượng: Vua dùng (người có tài, tức hào này) để ra quân chinh phạt, có công tốt đẹp, giết đầu đảng mà bắt sống kẻ xấu đi thì thôi, như vậy thì không có lỗi.
Lời giảng: Hào này dương cương lại ở trên cùng quẻ Ly, thế là vừa cương quyết vừa sáng suốt đến cực điểm, vua dùng tài ấy để trừ kẻ gian tà thì thành công lớn.
Nhưng vì cương quá thì dễ hóa tàn bạo, nên hào từ khuyên dẹp loạn thì chỉ nên giết những kẻ đầu sỏ, còn những kẻ đi theo thì bắt sống thôi. Như vậy sẽ không có lỗi.
Xem thêm: