6 Phương pháp chọn ngày giờ tốt
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 45 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Dưới đây chúng tôi cung cấp cho các bạn phường pháp chọn ngày giờ tốt theo Nguyễn Bình Khiểm. Ông đã đúc kết thành tài liệu và được truyền bá lại cho đến ngày này. Chọn ngày tốt là là một công việc thường ngày và rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
Dưới đây chúng tôi cung cấp cho các bạn phường pháp chọn ngày giờ tốt theo Nguyễn Bình Khiêm. Ông đã đúc kết thành tài liệu và được truyền bá lại cho đến ngày này. Chọn ngày tốt là là một công việc thường ngày và rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.
1/. Tìm biết mục định làm và những ngày tốt
Trước tiên, dò có mục lục soạn sẵn 86 mục việc thường làm trong chương 2 để biết mục mình làm thuộc về mục nào trong sách đó. Rồi vào ngay mục việc đó, để biết hết tên các ngày tốt cho mục việc của mình làm. Ví dụ: Muốn lợp nhà thì tìm mục số 4 thấy có 23 ngày tốt ; muốn xây bếp tìm mục số 17 thấy có 18 ngày tốt…vv…
2/ Dò xem gặp bao nhiêu ngày tốt đó trong thời gian mình định làm
Bây giờ, ta phải tính xem việc mình định làm đây là làm trong khoảng thời gian nào. ( Ví dụ từ ngày nào tới ngày nào, trong khoảng bao lâu thì xong ) Rồi dò trong lịch xem trong khoảng thời gian đó gặp bao nhiêu ngày tốt có tên trong mục ( mà mình mới tìm ra ở trên đó ). Ghi hết các ngày đó ra, tính xem ngày nào có nhiều bậc nhất trong số đó thì chọn.
3/ Định số bậc cho ngày tốt căn bản
Trong chương 2 gồm có 86 mục, Mỗi mục nào cũng có biên sẵn một số ngày tốt, được mệnh danh là những ngày tốt căn bản, vì phải lấy nó làm gốc để lựa ngày. Và bất kỳ ngày nào trong đó, khi đã chọn trong số đó là đã có 5 bậc/ngày. Xét bậc cho ngày tốt căn bản khi gặp
4/ Xét bậc cho ngày tốt căn bản khi gặp 3 loại: Sao – Trực – Thần Sát
Mỗi ngày tốt căn bản đều gặp 3 loại sao-Trực-Thần Sát. Bởi do có việc gặp gỡ này mới có việc thêm bớt bậc cho ngày tốt căn bản. Đại khái hễ gặp 1 loại nào hợp với mục mình làm thì cộng thêm 1 bậc, gặp bao nhiêu loại hợp thì được cộng thêm bấy nhiêu bậc. Ngược lại, gặp loại nào trái-kỵ với việc mình làm thì trừ đi 1 bậc, gặp bao nhiêu loại khắc kỵ thì trừ đi bấy nhiêu bậc. Cụ thể cho từng loại được tính như sau:
a/. Xét bậc khi gặp các loại Sao:
– Trước tiên xin nói rõ Sao ở đây chỉ là chỉ Nhị Thập Bát Tú thôi, các Sao khác đã tính có loại Thần Sát rồi vậy. Hệ này gồm 28 vì Sao, chia ra làm 3 loại: Kiết Tú ( Sao tốt ), Bình Tú ( Sao trung bình ), Hung Tú ( Sao xấu). Hãy dò xem trong lịch, mỗi ngày đều có 1 Sao tương ứng đi kèm, căn bản gặp sao gì, tốt hay xấu, hay bình rồi tính như dưới đây
– Ngày tốt căn bản gặp Kiết Tú: Trước tiên là ta được cộng 1 bậc trước đã. Kế đến dò xem trong chương 3 khi nói về 28 Sao này, xem trong các việc nên – kỵ của Sao này đối với việc mình định làm thế nào. Nếu gặp Sao nay có nói nên làm việc mình định làm thì được cộng thêm 1 bậc nữa .
Ví dụ: Ta định lựa ngày cưới gả mà gặp Sao Phòng, là Sao tốt, là được cộng thêm 1 bậc, xem chỗ Sao Phòng thấy có nói nên cười gả, hợp với việc của mình, vậy là cộng thêm 1 bậc nữa . Tức là cưới gả mà ngày đó có Sao Phòng là được cộng thêm 2 bậc vậy. Nhưng nếu đó là Khai trương, thì chỉ được cộng thêm 1 bậc thôi, vì chỗ Sao Phòng không có nói nên Khai trương.
– Ngày tốt căn bản gặp Hung tú: Trước tiên là thấy bị trừ 1 bậc đã, kế đến cũng như ở trên, xem chỗ Hung Tú này có khắc kỵ việc mình làm không, nếu có là bị trừ thêm 1 bậc nữa vậy
Ví dụ: Ta xem cho thân chủ kiếm ngày chôn cất, gặp Sao Cang thì bị bớt 1 bậc, xem chỗ sao Cang thấy có nói kỵ chôn cất nên bớt thêm 1 bậc nữa vậy.
Nghĩa là chọn ngày cho việc chôn cất gặp Sao Cang thì bị trừ 2 bậc. Nhưng nếu là định đào giếng thì chỉ bị bớt 1 bậc thôpi, vì Sao Cang không cữ việc đào giếng.
– Ngày tốt căn bản gặp Bình Tú: Như vậy thì không được công thêm bậc đầu tiên nhưi 2 loại trên. lúc này ta phải xem chỗ sao Bình Tú này xem hợp kỵ với việc mình định làm thế nào, nếu gặp việc hợp thì được cộng thêm 1 bậc, nếu gặp việc kỵ thì bị trừ đi 1 bậc, nếu việc mình định làm không thấy nói gì đến thì không cộng cũng không trừ.
b/ Xét bậc khi gặp 12 loại Trực:
Có 12 Trực tầt cả. Trong các lịch có ghi rõ mỗi ngày ứng với 1 trực tương ứng, xoay vần đi, chỉ có ngày giao tiết thì trực mới trùng với trực ngày trước . Cách tính cũng y như trên, nếu gặp trực hợp với việc mình định làm thì cộng thêm 1 bậc, nếu gặp trực kỵ với việc mình định làm thì trừ đi 1 bậc, không thấy nói gì đến trực trong mục việc mình định làm thì thôi.
c/. Xét bậc khi ngày tốt căn bản gặp các loại Thần Sát:
Nếu nói đến Thần Sát cò hàng mấy trăm loại Thần Sát, có những Thần Sát hợp lý cũng có, những Thần Sát rất phi lý do người đời sau bịa đặt ra cũng có. Nhưng trong phạm vi bài này, tôi không bàn đến vấn đề đó vậy, chỉ xét 1 số Thần Sát có đề cấp đến trong từng ụ việc nêu ra thôi. Có những thần sát được nêu ra trong lịch (đương nhiên là lịch chữ Nôm chứ lịch Việt thì không có ghi 1 thần sát nào rồi ), có những thần sát không ghi ra lịch, ta phải tra trong bảng lập thành sẵn ở chương 8. Trong tất cả thần sát đề cập đến trong mục, có khi chỉ gặp 1 -2 thần sát trong ngày tốt căn bản, thậm chí có khi cũng không gặp thần sát nào cũng có. Tùy có thần sát đó hợp hay kỵ với việc mà mình định làm mà cộng hay trừ bậc, mỗi thần sát hợp hay kỵ là 1 bậc.
5/. Một thí dụ cụ thể:
Nay lấy mục “động đất ban nền” làm 1 thí dụ để dẫn giải cho đầy đủ. Xem trong chương 2 thì mục “động đất ban nền” là mục thứ 5, có 5 khoảng sau đây:
– Có kể 15 ngày tốt căn bản: Giáp Tý, Quý Dậu, Mậu Dần, Kỷ Mão, Canh Thìn, Tân Tị, Giáp Thân, Bính Tuất, Giáp Ngọ, Bính Thân, Mậu Tuất, Kỷ Hợi, Canh Tý, Giáp Thìn, Quý Sửu.
– Có đề cập 5 trực hợp với mục: Trừ, Định, Chấp, Thành, Khai
– Có đề cập 4 trực kỵ với mục: Kiên, Phá, Bình, Thu.
– Có đề cập 5 Kiết Thần hợp với mục: Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Ân, Huỳnh Đạo, Nguyệt Không.
– Có đề cập đến 8 Hung sát kỵ với mục: Thổ Cấm, Thổ Ôn, Thổ Phủ, Thổ Kỵ, Thiên Tặc, Nguyệt kiên chuyển sát, Thiên Địa chuyển sát, Cửu thổ Quỷ. Giả như ta tính làm mục “động đất ban nền” này là trong năm Quý Hợi (1983), trong khoảng 2 tiết Kinh Trập & Xuân Phân Có lịch thì ta tìm thấy khoảng thời gian này là từ 7/3/1983 đến 5/4/1983 ( có Âm lịch là từ 23/1 đến 22/2 năm ấy ). Xét trong khoảng thời gian này ta thấy được 7 ngày tốt căn bản của mục này ( nằm trong 15 ngày kể ở trên) . Trước tiên, ta cho mỗi ngày tốt căn bản này là 5 bậc, và cư có cách gia-giảm đã nói để tìm ngày tốt nhất:
– Ngày Giáp Ngọ: Sao Tâm ( hung), trực Bình (kỵ), Sao Nguyệt Đức (hợp), Sao Huỳnh Đạo (hợp), Sao Cửu Thổ Quỷ (kỵ) => Vốn 5 bậc, nay bớt 3 thêm 2 nên còn 4 bậc.
– Ngày Bính Thân: Sao Cơ (kiết), trực Chấp(hợp), SaoThiên Đức (hợp). => Vốn 5 bậc nay thêm 3 nữa là được 8 bậc.
– Ngày Mậu Tuất: Sao Ngưu(hung), trực Nguy(không), => Vốn có 5 bậc nay bớt 1 còn 4 bậc
– Ngày Kỷ Hợi: Sao Nữ (hung), trực Thành (hợp), Sao Thổ Cấm (kỵ), => Vốn có 5 bậc nay thêm 1 mà bớt 2 nên còn 4 bậc.
– Ngày Canh Tý: Sao Hư (hung), trực Thu (kỵ), Sao Huỳnh Đạo (hợp), Sao Nguyệt Không (hợp). => Vốn có 5 bậc nay bớt 2 mà cũng thêm 2 vậy là vẫn nguyên 5 bậc
– Ngày Giáp Thìn: Sao Khuê (không), trực Trừ (hợp), Sao Nguyệt Đức (hợp). => Vốn có 5 bậc, nay thêm 2 bậc nữa là được 7 bậc.
– Ngày Quý Sửu: Sao Tinh (không), trực Bế (không), Sao Thiên Ân (hợp). => Vốn có 5 bậc nay thêm 1 bậc nữa là được 6 bậc.
Các Sao-Trực đều có ghi trong lịch. Trong chương 2 khi đề cập đến từng mục đều có ghi rõ hợp-kỵ với Trực gì, Thần sát gì. Các Sao tốt xấu thì trong chương 3 có ghi rõ sao tốt xấu, và nó có những trường hợp ngoại lệ, hãy lưu ý để khỏi nhầm. Ví dụ như sao Đê vốn là Hung Tinh, nhưng ở ngày Thìn nó là Đăng Viên nó lại thành cực kỳ tốt vậy. Về các Sao Thần Sát ( Sao ở trên là Sao trong hệ Nhị Thập Bát Tú thôi ) thì trong chương 8 có ghi rõ từng tiết khí gì có các sao gì trong từng ngày, quan trọng là ta phải xác định thời gian mà mình định làm việc đó nằm trong tiết khí gì.
Bây giờ, sau khi đã cho bậc các ngày ấy có Sao – Trực – Sao Thần Sát, ta tổng kết lại xem ngày nào có bậc cao.
Đấy chỉ mới là TẠM CHỌN thôi. Vì xem ngày mà không xét tuổi thì không được vậy. Đem các ngày mà ta đã chọn có bậc cao đó mà so đối với tuổi để có kết quả sau cùng. Nhiều khi 1 ngày ở phần trước có bậc thấp hơn, nhưng khi sang bên này lại cao bậc hơn ; nhiều ngày ở phần trước có bậc cao hơn, nhưng khi so với tuổi lại xung kỵ nên thấp bậc xuống không được chọn. Cho nên, trong việc chọn ngày chỉ cần hấp tấp, sai 1 li đi 1 dặm ngay. Huống chi đây chỉ mới là cách CHỌN NGÀY CĂN BẢN thôi, còn những cách chọn ngày đặc biệt khác xa so với các cách lựa chọn này. Đạt đến mức thuần thục các cách đó, thì ứng dụng vào không cần dùng các phép hóa giải căn bản nữa, chỉ lựa đúng ngày giờ đến ngay nơi góc nào đó tác động vào (chẳng hạn dùng búa gõ lên đó, hoặc vỗ lên vách nơi đó là đủ..).
6/. Lẩy tuổi mình so đối với các ngày tốt cao bậc
Muốn biết cách so đối tuổi với các ngày cao bậc phần trước, xin xem thuần thục chương 5 và 6, có luận về các vấn đề cơ bản của Âm Dương, Ngũ Hành, Can Chi, Xung – Hại – Hình – Phá – Hợp… (Xin nhớ phải nhuần nhuyễn ở 2 chương đó hãy xem cho người kẻo có sai lệch). Để thí dụ cho việc này, ta tạm lấy 2 ngày cao bậc nhất trong thí dụ trên kia so đối với 2 tuổi Nhâm dần và Kỷ Dậu, thử xem thế nào. Trong thí dụ trên, 2 ngày cao bậc nhất chính là Giáp Thìn 7 bậc – và Bính thân 8 bậc.
* Trước tiên ta chọn người tuổi Nhâm Dần trước:
– Tuổi này so với ngày Bính Thân có 3 cách xấu: Nhâm thủy và Bính hỏa là Can phá. Dần với Thân là Trực xung. Nhâm Dần nạp âm Kim, Bính Thân nạp âm Hỏa, tương khắc. Vậy ngày Bính Thân trước được 8 bậc nay nếu người làm là tuổi Nhâm Dần thì chỉ còn 5 bậc.
– Tuổi này so với ngày Giáp Thìn có 1 cách xấu: Nhâm Dần nạp âm Kim, Giáp Thìn nạp âm Hỏa, tương khắc. Vậy ngày này trước 7 bậc nay còn 6 bậc.
*Với người tuổi Kỷ Dậu:
– So với ngày Bính Thân: có 1 cách tốt: Bính Thân nạp âm Hỏa, Kỷ Dậu nạp âm Thổ, tương sinh. Vậy ngày Bính thân trước 8 bậc nay thành 9 bậc.
– So với ngày Giáp Thìn: có 3 cách tốt: Giáp Dương Mộc với Kỷ Âm thổ là Thiên Can hợp hóa Thìn với Dậu là Địa Chi Lục Hợp Giáp Thìn nạp âm Hỏa, Kỷ Dậu nạp âm thổ. Vậy ngày Giáp thìn trước chỉ 7 bậc nay thành 10 bậc Qua thí dụ trên, ta thấy rõ ngàytrước thấp bậc sau có thể cao, trước cao sau có thế thấp.