Thánh Tích Ông Hoàng Tám Bát Nùng

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 19 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Ông Hoàng Bát Nùng đứng hàng vị thứ tám trong Thập Vị Ông Hoàng Tứ Phủ Linh Thiêng. Tại vùng Cao Bằng, người ta đang thờ phụng Ông Hoàng tám bát Nùng vì được cho là hiện thân của Ông Hoàng Bát. Ông Hoàng Bát Nùng là vị anh hùng người dân tộc Tày Nùng, Ông đã có công đuổi đánh giặc Tống bảo vệ nhân dân ta.

Ông Hoàng Bát Nùng đứng hàng vị thứ tám trong Thập Vị Ông Hoàng Tứ Phủ Linh Thiêng. Tại vùng Cao Bằng, người ta đang thờ phụng Ông Hoàng tám bát Nùng vì được cho là hiện thân của Ông Hoàng Bát. Ông Hoàng Bát Nùng là vị anh hùng người dân tộc Tày Nùng, Ông đã có công đuổi đánh giặc Tống bảo vệ nhân dân ta.

Thánh Tích Ông Hoàng Tám Bát Nùng

Hoàng tám bát nùng

Sự tích về Ông Hoàng Bát Nùng

Ông Hoàng Bát Nùng có tên húy là Nùng Chí Cao, Ông là một nhân vật lịch sử có thật có công đánh tan giặc Tống, bảo vệ bình an cho nhân dân, được lưu danh trong sử sách. Bên cạnh đó, vị Thái Bảo Nùng Trí Cao cùng với chuyện tình đẹp của mình với người vợ nàng Cầm miền xuôi là một dấu ấn quan trọng thể hiện tình đoàn kết vững chắc giữa hai miền ngược và miền xuôi thời bấy giờ.

Ông được nhận hai sắc phong thuộc hai triều Lý và triều Nguyễn: triều Lý sắc phong ông là “Kỳ Sầm đại vương”, triều Nguyễn sắc phong ông là “Kỳ Sầm biên tái, bảo quốc an dân, phúc thần”.

Theo lịch sử, Ông Hoàng Bát Nùng sống vào thế kỷ thứ 11 thời vua Lý Thái Tông ở châu Quảng Nguyên (Cao Bằng hiện nay), Ông là con thủ lĩnh Nùng Tôn Phúc và bà A Nùng. Năm Tân Tỵ, vua Lý Thái Tông cử một tướng ẩn danh lên thuyết phục Nùng Chí Cao không theo nhà Tống vì theo bản đồ thì vùng đất Quảng Nguyên có vị trí chiến lược, là nơi giáp ranh giữa nhà Tống và Đại Việt. Vua truyền lệnh ban cho Nùng Chí Cao cai quản châu Quảng Nguyên cùng các động Lôi Hòa, Bình Bà và Châu Tư Lang. Sau đó, ông Nùng Chí Cao về kinh đô Thăng Long để học. Ngày 1/9/1042 năm Nhâm Ngọc, vua cử Ngụy Trang lên Quảng Nguyên ban cho Nùng Chí Cao chức Thái Bảo và đô ấn, năm 1053, chỉ huy sứ Vũ Nhị đem quân lên cứu viện Nùng Chí Cao.

Theo dân gian truyền miệng, Nùng Chí Cao được viên tướng ẩn danh đưa về kinh đô ăn học 3 năm, từ năm 17 đến 20 tuổi. Tại nơi đây, Chí Cao được mở rộng tầm nhìn, tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới. Trong quá trình này, Chí Cao cũng thường xuyên hay qua lại với nhà viên tướng chơi và dần dần quen thân được con gái của ông. Thời gian trôi đi, trai tài gái sắc yêu nhau say đắm, viên tướng này cũng đồng ý gả con gái cho ông. Người con gái ấy thường được gọi là nàng Cầm.

Nàng Cầm cùng chồng về quê Quảng Nguyên sinh sống, nàng sinh cho Nùng Chí cao hai người con trai là Nùng Kế Tông và Nùng Kế Phong. Tuy nhiên, tại quê nhà Quảng Nguyên, nàng Cầm không phải vợ cả mà lại là vợ lẽ. Bởi khi Nùng Chí Cao học tập tại Thăng Long, người mẹ ở quê đã ghép duyên Nùng Trí Cao với Đoạn Hồng Ngọc là một cô gái xinh đẹp nhất vùng, thuộc nhà có gia thế ở động Xuân Phách (thuộc xã Vĩnh Quang, Cao Bằng hiện nay). Tuy nhiên, Nùng Chí Cao chỉ xem cô gái này như bạn quen gần làng nhưng người mẹ vẫn coi nàng như dâu con trong nhà. Do đó, khi nàng Cầm xuất hiện, lại được Nùng Chí Cao che chở yêu thương, điều này khiến cô trở thành cái gai trong mắt của cô vợ cả và cả người mẹ chồng. Nỗi bất hòa xảy ra thường xuyên và lớn dần, người vợ cả bị chồng lạnh nhạt sinh lòng ghen tuông nên trong lúc cả giận mất khôn mà chạy sang nhà Tống mang ý định trả thù. Khi quân Tống tràn sang Quảng Nguyên bắt giết nhân dân, phá hoại làng xóm thì gia đình của Đoạn Hồng Ngọc cùng Vương Lan Anh cũng không tránh khỏi cảnh giết chóc. Căm phẫn trước quân cướp nước, lại hối hận với những lỗi lầm của mình, Đoạn Hồng Ngọc cùng Vương Lan Anh ra đầu quân cho Nùng Chí Cao, trở thành nữ tướng của ông.

Năm 1052, nhà Tống một lần nữa muốn đánh chiếm đất Quảng Nguyên nên sai tướng Kinh lược Ung Châu là Tôn Tú đem quân sang nước ta. Tháng 4 âm lịch năm 1052, Chí Cao lãnh đạo quân dân nổi dậy đánh bật quân binh của Tôn Tú ra khỏi đất Việt. Thừa thắng xông lên, Chí Cao liên tục đánh chiếm được rất nhiều châu trên đất Tống. Trước tình hình nguy cấp đó, vua Tống vô cùng lo lắng nên cử ngũ hổ tướng đứng đầu là nguyên soái Tống Địch Thanh đi đánh quân của Chí Cao. Trận quyết chiến của đôi bên ngày ấy đã khiến cả một vùng Tổng Quỷ (cánh đồng ma biên giới huyện Phục Hòa ngày nay) đẫm máu và ngổn ngang xác người. Lúc ấy, Chí Cao bị thương nặng, may nhờ anh vợ (anh trai nàng Cầm, con trai viên tướng đã giúp đỡ Trí Cao ngày còn ở Thăng Long) tiếp ứng nên mới thoát khỏi vòng tay tử thần. Quân của Chí Cao bị thương vong nhiều nhưng ngài vẫn cùng quân binh của mình vẫn xung trận đánh tan quân Tống. Tiếc thay, ngài cũng đã phải hi sinh anh dũng tại trận đánh ấy. Trong lúc rối loạn, quân sĩ vội vàng vùi qua loa thi thể của ngài tại Ngườm Pục. Sau này, tại vùng lập chợ Háng Riềng (chợ Cách Linh ngày nay) thì đã xây miếu thờ ông gọi là đền Quan Chẻng. 

Trận chiến diễn ra tại sông Bắc Vọng khiến dòng sông thành dòng sông máu. Nàng Cầm cũng vì nhảy xuống sông tham chiến mà bị giặc bắt đi mất. Ngày nay đoạn sông này người ta gọi là Hắt Pắt (ngầm ý rằng đây là nơi nàng Cầm đã bị bắt đi).

Chí Cao khi ấy nhờ con ngựa thiên lý mã Long Cư mới có thể bơi qua sông gặp mẹ thì mới biết rằng do chủ trương của mẹ không cho quân miền xuôi tiếp viện. Chí Cao cùng người nhà của mình đã lặng lẽ trốn qua Đại Lý. Sau này, khi Nùng Chí Cao mất, dân chúng đã tìm thấy ấn Thái Bảo và lập nên đền thờ ở đỉnh Khau Sầm. Về sau, nhân dân mới di dời ngôi đền xuống chân núi cạnh làng Bản Ngần, chính là ngôi đền Kỳ Sầm ngày nay.

Giá hầu Ông Hoàng Bát Nùng

Ông Hoàng Bát Nùng rất ít khi về ngự đồng, chỉ những người mang căn lục bộ mới có thể hầu Ngài.

Khi về ngự đồng, Ông Hoàng Bát Nùng thường vận y phục màu vàng, khăn mỏ rìu, mặc áo trấn thủ, đi ghệt chân ghệt tay, mạng chéo, làm lễ tấu hương, khai quang, múa đôi trùy đồng (múa cờ, kiếm) và múa võ. Khi về ngự đồng ông thường hút tẩu và thuốc cuốn.

Đền thờ Ông Hoàng Bát Nùng

Đền Kỳ Sầm được nhân dân xây dựng lên để thờ phụng vị anh hùng Nùng Chí Cao hay Ông Hoàng Bát Nùng tại Bản Ngần, xã Vinh Quang huyện Hòa, cách trung tâm thị xã Cao Bằng khoảng 5km.

Ngôi đền cổ kính nằm trên một thế đất cao, bao quanh là những cây cổ thụ cao ngút trời xanh và khuôn viên sân đền được lát toàn bộ bằng đá viên mặt phẳng.

Đền chính được xây dựng đơn giản không tô vẽ cầu kỳ nhưng vẫn toát lên vẻ bề thế uy nghiêm, tại chính cung bên trong thờ Ông Hoàng Bát Nùng.

Hàng năm cứ đến ngày mùng 9, 10 tháng Giêng đền Kỳ Sầm lại mở lễ hội vừa để ghi nhớ công ơn vị anh hùng Nùng Chí Cao khi xưa, vừa là dịp để làm lễ cầu năm mới mưa thuận gió hòa mùa màng bội thu. Lễ hội đền Kỳ Sầm cũng được coi là điểm nhấn văn hóa thu hút rất nhiều du khách thập phương ghé thăm tại tỉnh Cao Bằng hàng năm.

Theo đó, vào12h đêm giao ngày mùng 9 và mùng 10 âm lịch, người dân sẽ vận y phục truyền thống chỉnh tề tập trung trước đền và làm lễ tại đây. Chủ lễ sẽ là các cụ cao niên uy tín trong làng, buổi lễ được diễn ra trong không khí cực kỳ trang nghiêm. Đến sáng ngày mùng 10, đền chính thức mở hội đón khách thập phương hành hương về cúng lễ đền. Trong làn khói hương nghi ngút, hàng vạn du khách hành hương về đền thành tâm cúng lễ chắp bái khẩn cầu kín sân đền.

Cũng trong sáng ngày mùng 10, phần hội đền Kỳ Sầm được tổ chức cực kỳ sôi nổi cạnh đền nhằm tái hiện lại không gian văn hóa xưa của người dân tộc Tày với những trò chơi dân gian như đấu vật, múa lân, múa rồng, ném còn, … Hội đền Kỳ Sầm được diễn ra trong không khí vui tươi phấn khởi, thu hút không ít khách du lịch hưởng ứng tham gia.

Lộ trình di chuyển tới đền Kỳ Sầm:

Đền Kỳ Sầm Vĩnh Quang Cao Bằng nằm tại Bản Ngần, từ Hà Nội bạn có thể di chuyển đến đền bằng phương tiện xe khách hoặc phương tiện di chuyển cá nhân.

Nếu lựa chọn xe khách, bạn đến bến xe Mỹ Đình và bắt chuyến xe đi Ngọc Xuân giá vé khoảng gần 200 000đ. Tới điểm dừng, bạn bắt xe ôm hoặc taxi đến đền.

Nếu lựa chọn di chuyển bằng ô tô hoặc xe máy bạn đi theo QL4A – 284km – 5h34p: rời Hà Nội bằng đường cầu Vĩnh Tuy đi theo QL1A nối vào QL37/cao tốc Bắc Giang Lạng Sơn – tiếp tục nối vào QL1A – đường Pác Bó thành phố Cao Bằng nối vào đường 203/204 – vào đền.

Dâng lễ Ông Hoàng Bát Nùng cần lưu ý điều gì

Thông thường, cứ vào những ngày lễ lớn trong năm, nhân dân và du khách thập phương lại kéo nhau về đền thờ Ông Hoàng Bát Nùng để thắp nén hương, dâng mâm lễ vật, cầu ngài ban tài tiếp lộc phù hộ cho gia quyến được bình an, khỏe mạnh, làm ăn thuận lợi, tốt tươi.

Mâm lễ dâng Ông Hoàng Bát Nùng bạn nên sắm đủ một đĩa hoa, một đĩa quả nhiều loại quả, một đĩa trầu cau, cút rượu, xôi thịt, thẻ hương, giấy tiền và một cánh sớ.

Bản văn chầu Ông Hoàng Bát Nùng

Gương anh dũng ngàn xưa lưu để

Đất Cao Bằng tú khí chung linh

Trời nam có đức thánh linh

Họ Nùng đệ bát hùng anh tuyệt vời

Giận bạo chúa bao đời áp bức

Thù ngoại xâm Tống giặc cường hung

Thề rằng không độ trời chung,

Tuốt gươm quét sạch thù trong giặc ngoài.

Dù trăm trận mưa rơi sấm giật

Đôi trượng đồng dạy đất trời long

Bát Nùng nối nghiệp gia phong

Noi gương tiên tổ – họ Nùng – Trí Cao.

Ông Bát Nùng ra vào sinh tử

Trượng tung bay tuyết phủ hoa khai

Sá gì đạn lạc tên rơi

Trên đời hồ dễ mấy ai anh hào.

Thân bách chiến ra vào sinh tử

Đôi thần trùy nhẹ tựa hồng mao

Trần hoàn nhẹ gánh gian lao

Cõi trời do sổ Thiên Tào có tên.

Rước ông Bát về miền tiên giới

Đất Cao Bằng nhớ lại công ơn

Nhân dân thờ phụng khói hương

Nhớ người tráng sĩ hiên ngang anh hùng.

Thưở niên thiếu kiếm cung yên ngựa

Sinh vì đời, thác trợ muôn dân

Oai linh lẫm liệt thánh thần

Một lòng vì nước vì dân vì đời.

Gương anh khí sáng ngời muôn thuở

Trí hào hùng rạng rỡ non sông

Vinh quang thay giòng giống Lạc Hồng

Ngàn thu còn nhớ ông Bát Nùng Trí Cao

Thơ Lý Bạch anh hào ví sánh

Rượu Lưu Linh buồn tính vui say

Thừa nhàn bạch định thiên khai

Cờ thiên đế thích mộ tài tri âm

Kèn sáo trúc bổng trầm họ Lá

Lục huyền cầm Tử Bá nam xuân

Liên tâm ba chén tẩy trần

Thanh hương bình ngọc kỳ trân đượm mùi

Hồn quốc túy ấm lòng quân tử

Thú yên hà duyên nợ núi sông

Ngàn xưa tuyết nguyệt hoa phong

Thuốc lào Tiên Lãng ấm lòng thế gian

Khói thoảng ngát hương lan thú thảo

Thú phong lưu Vĩnh Bảo – Hải Đông

Sập vàng điếu ống thung dung

Ngự về trần thế đèn lồng kiệu hoa

Ai thành kính tại gia phụng sự

Thỉnh Ông về giá ngự đền trung

Xưa nay tắc tự hữu công

Dâng văn kính thỉnh Ông Bát Nùng Trí Cao.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Truyền Thuyết Về Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Truyền Thuyết Về Đức Vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

Từ thuở hồng hoang đến ngày nay, người Cha luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chính Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chắt chiu cuộc sống, chịu đựng gian khó để các con có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, vẹn tròn nhất. Mang đầy đủ những đức tính cao quý và hoàn thiện nhất của những người cha, là Đức Ngọc Hoàng Thượng đế, là Người đứng đầu Thiên đình, có quyền năng tối cao và là Đấng sáng tạo ra vũ trụ vạn vật.

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên Là Ai? Sự Tích Và Đền Thờ

Chúa Đệ Nhất Tây Thiên là một trong các vị Chúa bói vô cùng linh thiêng, Ngài là người ban lộc bói toán và cúng lễ. Đền thờ Chúa được xây dựng tại quê hương Tam Đảo, nay là một trong những địa điểm du lịch tâm linh thu hút rất nhiều du khách trên khắp cả nước, đặc biệt là trong mùa lễ hội chính của đền.

Thần Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Thần Tích Quan Đệ Tứ Khâm Sai

Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai là vị quan lớn đứng vị trí thứ tư trong hàng Ngũ Vị Tôn Quan Tứ Phủ. Ngài là một vị quan khâm sai có uy quyền lớn và chỉ có một đền thờ chính Ngài tại Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Nơi đây là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng tại vùng đất Hải Phòng.