Tam Vị Tổ Bói Của Người Việt Là Ai
Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên- 136 Lượt xem
- Cập nhật lần cuối 26/10/2023
Với những người có khả năng tiên tri, bói toán (được ăn lộc bói) thì họ đều cần được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người. Vậy Tam vị Chúa Bói là ai? Hiện các ngài được phụng thờ ở đâu ? Quảng Nguyên xin gửi đến các bạn trong bài viết sau.
Với những người có khả năng tiên tri, bói toán (được ăn lộc bói) thì họ đều cần được các vị Chúa Bói gia ân bảo hộ, gia thêm khả năng bói toán đem đi giúp người. Vậy Tam vị Chúa Bói là ai? Hiện các ngài được phụng thờ ở đâu ? Quảng Nguyên xin gửi đến các bạn trong bài viết sau.
Tổ Bói Đệ Nhất Đá Nhân: Tổ Bói Đệ Nhất (Chúa Nhất)
Chúa Nhất đang được thờ tạm tại chùa Chùa A Nậu (chùa Sệu), thôn Đá Nhân, phường Ninh Khánh, tỉnh Ninh Bình. Đền Chúa đã bị tàn phá nay chỉ còn ba pho Tượng Chúa và nhị vị Vương Cô được đưa vào chùa để thờ tạm.
Nhà chùa nhặt về mấy đồ tế khí và ba pho tượng cổ để thờ tạm. Bà là vị Chúa Bà duy nhất được ghi tại tấm bia có chữ Trần Triều Tiên Chúa (không có bất cứ một vị Thánh nào của Tứ Phủ được bia đá ghi là Tiên Chúa).
Bà có tài coi tử vi, tướng mạo và kinh dịch, xuất thân là người nước Tống, tên thật là Hoàng Chu Linh – vợ của vua Trần Thái Tông hay còn gọi là Huệ Túc phu nhân. Huệ Túc Phu Nhân là một nhân vật góp công lao không nhỏ trong các sự việc quan trọng thời nhà Trần. Bà từng đánh cược tử vi thắng thái sư Trần Thủ Độ, giúp củng cố tinh thần kháng giặc Nguyên, giúp Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đảm nhiệm chức Quốc Công Tiết Chế và cũng từng xem mệnh số cho rất nhiều tướng lĩnh con em nhà Trần.
Bấy giờ, sau khi đánh cược thắng thái sư, Hoàng Chu Linh đã xem tử vi gần hết cho mọi người ở trong triều. Lúc này, Trần Tử Đức mới mở lời rằng vợ chồng ông đã hộ tống gia tộc của Hoàng Bính qua 4 ngày đường về đến thành Thăng Long mà không biết Hoàng Chu Linh giỏi tử vi đến vậy, nên mở lời nhờ cô xem giúp. Ông cho hay rằng mình sinh vào năm Mậu Tý, tháng 7, ngày 24, giờ Ngọ.
Hoàng Chu Linh bấm ngón tay tính số rồi trầm ngâm có vẻ như không muốn nói, khiến nhiều người sốt ruột. Nhà vua lúc này vì nóng lòng nên đã phải mở lời rằng Trần Tử Đức thống lĩnh ba hiệu bộ binh ở Ngũ Yên, trấn ngự biên cương, vận số liên quan đến an nguy của xã tắc, nên nếu có gì bất thường xin Hoàng Chu Linh cứ nói. Hoàng Chu Linh liền đáp rằng: “Thiên cơ bất khả lậu. Khả lậu tổn âm đức. Tuy nhiên đấng chí tôn đã ban chỉ, thần đành viết ra. Xin bệ hạ ban cho thần bút mực.” Rồi Hoàng Chu Linh viết một bài thơ như sau:
Ô hô!
Trung khả hữu nhị,
Nghĩa bất quá tam.
Anh hùng vi đệ nhất.
Sinh vi tướng, tử vi thần.
Vạn thế danh lưu thanh sử,
Nam thiên đại đại tồn chính khí.
Dịch là:
Than ôi!
Trung có thể có hai,
Nghĩa thì chẳng quá ba.
Anh hùng chỉ có một
Sống là tướng, chết thành thần
Vạn thế lưu sử xanh
Trời Nam chính khí mãi trường tồn.
Nhà vua đọc xong liền nói: “Điều mà tiểu cô nương nói về Hầu. Có lẽ toàn thể những người hiện diện đều mong ước.” Trần Tử Đức cũng muốn nhờ Hoàng Chu Linh xem giúp vợ mình là Bùi Thiệu Hoa, nhưng lại không nhớ rõ sinh giờ nào. Hoàng Chu Linh qua cung Thê của Tử Đức và quan sát sắc diện của Thiệu Hoa nên đã nói rằng:
“Kể ra trong giới nữ lưu, mấy người được như phu nhân. Này nhé, nhan sắc nghiêng thành đổ núi, võ công cao tuyệt đỉnh, văn học uyên bác. Hiện nay phu nhân cùng quân hầu, ngồi trên mình ngựa, trấn ngự biên cương. Hào hùng thay. Sự nghiệp của phu nhân sau này đâu có thua gì công chúa nữ tướng Lê Chân thời Lĩnh Nam.”
Những lời tiên đoán này ai cũng cho rằng là tốt, mà không tường được hết ẩn ý, về sau này khi sự việc đã xảy ra thì mọi người mới vỡ lẽ.
Đê Nhị Tổ Bói: Chúa Bà Đông Cuông Lê Mại Đại Vương
Chúa được thờ chính tại đền Đông Cuông, thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
Đền nằm tại bờ tả sông Thao cách thành phố Yên Bái 55 km, cách trung tâm huyện Văn Yên 15 km về phía Tây Bắc, thuộc xã Đông Cuông, huyện Văn Yên. Đền thờ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn, thờ các vị thần có công bảo vệ Tổ Quốc, nên đã được các tác giả Đại Nam Nhất Thống Chí ghi là Đền Vệ Quốc và đặc biệt là nhà bác học Lê Quý Đôn thế kỷ XVIII đã xếp đền Đông Cuông vào danh mục “Dấu tích linh thiêng”. Với những giá trị lâu đời về văn hoá lịch sử, ngày 3/02/2009, Đền Đông Cuông đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.
Trên Ngàn Gió Cuốn Rung Cây
Dưới Khe Cá Lội Chim Bay Về Ngàn
Canh Khuya Nguyệt Lặn Sao Tàn
Chiếc Thoi Bán Nguyệt Khoan Khoan Chèo Vào …
Theo ghi chép của cụ Lê Quý Đôn trong “Kiến văn tiểu lục” và Thần Tích của dòng mo họ Hà coi việc giữ đền, thì ngôi đền trước đây thờ Đông Quang công chúa nổi tiếng anh linh. Đông Quang Công chúa là bà Lê Thị Kiểm, bà là vợ của ông Hà Văn Thiên, người Tày Đông Cuông được triều đình giao cho cai quản vùng Đông Cuông. Như vậy, Mẫu Thượng Ngàn nơi đây đã được hình tượng hóa bởi một nhân vật lịch sử có thật là Đông Quang Công Chúa. Sử sách ghi lại rằng chiến công của nhiều triều đại Việt Nam đều được sự phù hộ của Mẫu Thượng Ngàn. Vua Lê Lợi chính là người đã sắc phong cho Mẫu Thượng Ngàn là Lê Mại Đại Vương. Như vậy, ở Đông Cuông, Mẫu Thượng Ngàn vừa là bậc anh linh, quyền cao tối thượng vừa gần gũi, bình dị trong hình hài một người vợ, người mẹ trần thế có lai lịch, gốc tích rõ ràng.
Văn Chúa Bà Đông Cuông
Anh linh hiển hách Chúa Sơn Trang
Cai quản ba mươi sáu cửa ngàn
Lúc ngự lầu son cùng phủ tía
Khi chơi núi ngọc với non vàng
Gươm thiêng một buổi ra oai phép
Loài giặc Liễu Thăng phút phá tan
Thái tổ Lê triều ban sắc tặng
Danh thơm lừng lẫy khắp Nam bang
Tam quang chiếu bao la thế giới
Vầng nguyệt soi chói lọi nam thiên
Đền thờ phong nguyệt vô biên
Gió thu dìu dặt chuông rền nhặt khoan
Trịnh niềm đan nhớ xưa tích cũ
Chốn lạc châu thuỷ tú sơn tinh
Đông Cuông công chúa giáng sinh
Giáng vào lệnh tộc phúc lành quyền cao
Miền xà thuỷ màn trao dưới trướng
Chúa giáng trần thoang thoảng mùi hương
Hồng hoà sáng khắp bốn phương
Định sinh công chúa ai đương sánh tày
Hằng chải chuốt đêm ngày dưỡng dục
Giá so bằng vàng ngọc nết na
Nhỡn tinh sao đẩu Ngân Hà
Môi son má phấn tóc đà sở vân
Giá thanh tân dịu dàng cách điệu
Đoá phù dung dương liễu nhởn nhơ
Vẻ nào mà chẳng trai lơ
Hoa xuân mới nhú nguyệt thu đương tròn
Giá so bằng kim côn ngọc lệ
Nét đan thanh ai vẽ cho bì
Gồm lo đức tính dung nghi
Giá so Tống Tử sánh bì Tề Khương
Ánh xuân quang tuổi vừa ngoại kỷ
Mãn cõi trần phút đã lên tiên
Thần thông biến hoá vô biên
Phàm trần ai biết phép tiên ẩn hình
Đông Cuông sơn thuỷ hữu tình
Chúa thường trắc giáng hiện hình bách ban
Danh tiên chúa trên ngàn lừng lẫy
Hoá phép màu đã dậy thần linh
Sắc phong thượng đẳng tối linh
Tà thần cũng phục yêu tinh hàng đầu
Khắp đâu đâu nức danh đều biết
Chúa Thượng Ngàn lẫm liệt thần cơ
Tụ Long Bảo Lạc Tam Cờ
Sông Thao sông Cả sông Bờ sông Dâu
Khắp các châu nức danh thần nữ
Tự Lê triều quốc sử còn ghi
Danh thơm Nam Bắc Trung kì
Bảo dân hộ quốc độ trì tứ phương
Sắc Lê Mại Đại Vương trường trị
Đông Cuông từ đích vị danh lam
Chim kêu vượn hót trên ngàn
Tả thời bạch hổ hữu đoàn thanh long
Dòng bích lãng nước trong leo lẻo
Giải Tô giang uốn éo xinh ghê
Thông reo trúc hoạ tứ bề
Đền thờ cao ngất trông về Bắc Kinh
Cảnh thanh tú bên ghềnh trị thuỷ
Chúa giáng trần trấn trị yêu ma
Chúa về trắc giáng điện toà
Khuông phù đệ tử khang ninh thọ trường
Văn Chúa Bà Đông Cuông 2
Tam quang chiếu bao la thế giới
Vầng nguyệt soi chói lọi Nam thiên
Đền thờ phong nguyệt vô biên
Gió thu dìu dặt chuông thiền nhặt khoan
Trịnh niềm đan nhớ xưa tích cũ
Chốn lạc châu thủy tú sơn tình
Đông Cuông công chúa giáng sinh
Giáng vào lệnh tộc phúc lành quyền cao
Điềm xà ủy màn trao dưới trướng
Chúa giáng trần thoang thoảng mùi hương
Hồng hào sáng khắp bốn phương
Đĩnh sinh công chúa ai đương sánh tày
Hằng chải chuốt đêm ngày dưỡng dục
Giá so bằng vàng ngọc nết na
Nhỡn tinh sao đẩu ngân hà
Môi son má phấn tóc đà sở vân
Giáng thanh tân dịu dàng cách điệu
Đóa phù dung dương liễu nhởn nhơ
Vẻ nào mà chẳng trai lơ
Hoa xuân mới nhú nguyệt thu đương tròn
Giá so bằng kim môn ngọc bệ
Nét đan thanh ai vẽ cho in
Gồm lo đức tính dung nghi
Giá so tống tử sánh bì tây khương
Áng xuân sang tuổi vừa ngoại kỷ
Mãn cõi trần phút đã nên tiên
Thần thông biến hóa vô biên
Phàm trần ai biết phép tiên ẩn hình
Đông Cuông sơn thủy hữu tình
Chúa thường trắc giáng hiện hình bách ban
Danh tiên chúa trên ngàn lừng lẫy
Hóa phép màu đã dậy thần oai
Sắc phong thượng đẳng tối linh
Tà thần củng phục yêu tinh hàng đầu
Khắp đâu đâu nức danh đều biết
Chúa thượng ngàn lẫm liệt thần cơ
Tụ long bảo lạc tam cờ
Sông thao sông cả sông bờ sông dâu
Khắp đâu đâu nức danh tiên nữ
Tự lê triều quốc sử còn ghi
Danh thơm nam bắc trung kỳ
Bảo dân hộ quốc độ trì tứ phương
Sắc lê mại đại vương trường trị
Đông Cuông từ đích vị danh lam
Chim kêu vượn hót trên ngàn
Tả thời bạch hổ hữu đoàn thanh long
Dòng bích lãng nước trong leo lẻo
Giải tô giang uốn lượn xinh ghê
Thông reo trúc hóa tứ bề
Đền thờ cao ngất trông về bắc kinh
Cảnh thanh tú trên ghềnh nhị thủy
Chúa giáng trần chính trị yêu ma
Chúa về trắc giáng điện tòa
Khuông phù đệ tử vinh hoa thọ trường
Tổ Bói Đệ Tam: Vân Phong Động Chủ
Đền thờ Chúa nằm tại vị trí động Vân Phong, núi Già Lam, thị trấn Tĩnh Túc thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Chúa Bói Then được mệnh danh là Tổ của dòng Bói Then của đồng bào Tày Nùng.
Chúa Then ngự giá trên một tòa sơn trang, cảnh núi rừng xanh ngát, nơi thượng ngàn tụ khí linh thiêng. Chúa Bà được coi là Tổ Then, khi về ngự đồng, Chúa Bà thường vận trang phục áo đen chàm vạt ngắn, trang sức kiềng bạc đen khảm nạm ngọc lam. Chúa Then thường ngự trên thạch bàn, ngày ngày tu luyện khiến cho đến cả quỷ cũng sợ uy linh của Ngài, một đời làm phúc cứu dân, bao nhiêu nghiệp chướng xoay vần hóa không, hành nghề tạo phúc muôn đời nhớ ơn.
Đối dân tộc Nùng thờ Chúa Then trên rừng núi cũng giống như tín ngưỡng thờ các vị Chúa Sơn Trang. Chúa Then hành nghề tạo phúc, nhiều dòng họ thờ gọi Chúa Bà là Then Then Tổ (kế tử truyền tôn), Then còn có nghĩa khác là thiên binh thiên tướng, vị thần tiên ở cõi trời. Tín ngưỡng thờ Chúa Then được giữ gìn qua nhiều dòng và có rất nhiều nơi thờ Chúa Then. Chúa Then là vị nhân thần nằm trong tục thờ Tam Tứ Phủ. Ngài có năm sinh năm hóa và con cháu của Ngài vẫn đang tiếp tục hành nghề.
Đền thờ Chúa Then được ít người biết đến, Quảng Nguyên xin trích một đoạn văn về Tổ Bói Đệ Tam như sau:
Thỉnh mời tiên chúa bói then
Nguyên xưa giá ngự một tòa sơn trang
Vốn xưa sinh Thánh trên ngàn
Vân Phong, Tĩnh Túc tiên nàng giáng sinh
Cao Bằng hiển ứng anh linh
Mán, Mường các bộ phụng tình làm tôi
Cảnh sơn lâm rừng xanh ngan ngát
Cửa thượng ngàn tụ khí trung linh
Có phen biến tướng hiện hình
Chúa bà giáng thế lập nghề hát then
Chúa mặc áo đen chàm vạt ngắn
Kiềng bạc đem khảm nạm ngọc lam
Cao bằng chúa ngự thạch bàn
Tay cầm đàn Tính hát vang núi rừng
Trên rừng cấm ngày ngày tu luyện
Có phép tiên tà quỷ sợ uy
Linh xà hổ phục tâu quỳ
Muôn loài muông thú đều thì phục công
Miền sơn động chúa ngồi đàn hát
Đàn âm dương gọi hồn thế nhân
Một đời làm phúc cứu dân
Bao nhiêu nghiệt chướng xoay vần hóa không
Thổ mán mường đồng thì phục đức
Người tày nùng chúa thì độ cho
Chúa truyền đệ tử chớ lo
Hành nghề tạo phúc muôn đời nhớ ơn
Thường dạo cạnh sơn cùng bích thủy
Chúa băng rừng thăm thú động tiên
Sướng ca một cảnh thiên nhiên
Hai nàng thị nữ khăn miên theo hầu
Vấn khăn chàm tay đeo vòng bạc
Rẽ đường ngôi mườn mượt tóc mây
Hây hây vành nguyệt vơi đầy
Đáng thanh đáng lịch vẻ đầy khuôn trăng
Dáng tiên chúa cô hằng yểu điệu
Bước khoan thai nhẹ gót lên non
Dù cho nước chảy đá mòn
Thương đồng chẳng quản dù còn bao xa
Chúa về đồng muôn nhà kính phục
Nét hây hây mắt tựa sao xa
Chúa tiên linh ứng hay là
Gảy đàn non nước khúc ca chiêu hồn
Cân đàn then âm dương thấu tỏ
Lai giáng về ngọn cỏ chân mây
Hôm nay tụ họp về đây
Về nghe câu hát làm tôi chúa bà
Làm tôi chúa đồng gia hưng thịnh
Để cho đời nức tiếng thơm danh
Rồi mai chọn lấy ngày lành
Đàn tràng thiết lập cung nghinh chúa bà