8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 42 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

Hành thiện tất được phúc báo, nhưng nếu bạn phạm phải những điều cấm kị sau đây, phúc đức khó khăn lắm mới tích tụ được sẽ bị tổn hao, tài lộc tiêu tán.

8 hành động làm tổn hao phúc báo, tài lộc tiêu tán, dễ gặp xui xẻo

1. Hay sát sinh

Sát sinh được coi là hành vi làm tổn hại nghiêm trọng đến phúc báo, cũng khiến cho phúc báo bị tổn hao nhanh nhất. Trong giáo lý nhà Phật, không sát sinh cũng đứng đầu tiên trong ngũ giới mà Phật tử cần phải tuân theo.

Tuy nhiên, việc không sát sinh trong cuộc sống hàng ngày là việc vô cùng khó khăn, bởi dù tâm ta không cố ý thì vẫn khó tránh những lúc dẫm đạp phải con sâu, cái kiến, ấy cũng là sát sinh vậy. Thế nên, nếu không nhất định phải sát sinh, chúng ta hãy hạn chế sát sinh.

Sát sinh sẽ khiến cho phúc báo của bản thân bạn bị hao tổn dần dần. Khi mà phúc báo tích tụ được từ kiếp trước sang kiếp này thì con người ta có thể sẽ phải chịu nghiệp báo do sát sinh mà thành.

2. Tức giận, cáu kỉnh, oán thán

Đại sư Ấn Quang có răn rằng: “Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Còn những phụ nữ hay tức giận cáu kỉnh thì sinh con sẽ khó nuôi.”

Giận dữ cũng như ngọn lửa thiêu rừng công đức. Chỉ một cơn giận dữ cũng có thể tạo thành ngọn lửa thiêu đốt hết phúc đức tích tụ từ trước đó.

Người xưa có câu: “Oán giận một lần với người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1000 kiếp”.

Hãy học cách kiềm chế cảm xúc của mình, giải tỏa cảm xúc bằng nhiều cách khác chứ đừng nên để bản thân cáu giận không kiểm soát, vừa hại người mà còn hại chính bản thân mình.

3. Tham lam, keo kiệt, hiếm khi làm việc thiện

Sự giàu có không đến từ việc tham lam vơ vét mọi thứ quanh mình hay keo kiệt bo bo giữ của không muốn cho ai. Ngược lại, keo kiệt và tham lam còn khiến cho cái nghèo cái khó cứ mãi đeo đuổi chúng ta.

Không có lòng thương xót, không làm việc thiện thì phúc báo khó mà có được. Không biết thông cảm và giúp đỡ mọi người thì nhân duyên cũng theo đó mà sa sút, chẳng những không thành công trong sự nghiệp mà còn khó có được hạnh phúc trong đời.

Chẳng có tiền bạc nào là vĩnh cửu, người chết đi cũng chẳng thể mang theo bạc tiền. Tuy nó có thể mang lại sự vui vẻ, sung sướng nhất thời nhưng xét kĩ về hậu vận thì người có những tính xấu trên khó có được phúc lành.

4. Xung đột, mâu thuẫn với cha mẹ, người bề trên

Như đã nói ở trên, tức giận với cha mẹ hay người bề trên sẽ khiến cho công đức tích lũy trong 1000 kiếp tan thành mây khói, vậy thì tranh cãi, mâu thuẫn với cha mẹ cũng khó tránh khỏi những hậu quả không ai mong muốn.

Cha mẹ chẳng những là bề trên, còn là người có ơn sinh thành, dưỡng dục ta thành người. Ân đức cha mẹ ban cho, cả đời cũng không trả hết. Kinh Phật còn răn rằng con người có báo đáp vài tỷ kiếp cũng không hết được ân đức mẹ cha.

Kẻ bất hiếu, trời đất bất dung. Ngay cả người có ân đức sâu đậm, tình cảm gắn bó với bản thân mà còn không hiếu lễ kính trọng thì thử hỏi, sao có thể thuyết phục được người khác, sao có thể đứng ra lãnh đạo mọi người?

5. Ghen tức đố kị

Nếu phạm phải những điều này thì tất sẽ tổn hại đến phúc báo, bởi nó khiến cho đức khí và hòa khí của trời đất bị đảo lộn, tài vận cũng theo đó mà sa sút nghiêm trọng. Ai được hưởng phúc lộc tổ tiên có thể gắng gượng ít lâu, song về lâu về dài tất phải chịu hậu quả, làm việc gì cũng khó khăn, cuối cùng rơi vào cảnh bần cùng.

Oán trời trách người dù chỉ một lần cũng sẽ khiến ba thiện tiêu tan. Còn những người dù gặp phải nghịch cảnh nhưng chẳng một lời oán thán thì tất được hưởng hậu phúc.

6. Khoe khoang, tự kiêu

Dù bạn có giỏi giang, thành công đến đâu mà không biết kiềm chế bản thân, tỏ tâm cầu tiến mà chỉ chăm chăm khoe khoang bản thân, tự đề cao mình, kiêu căng quá độ thì dễ bị quỷ thần gây họa, tiểu nhân quấy phá. Càng khoe khoang thì lại càng dễ mất đi.

7. Tham dâm háo sắc

Háo sắc hoang dâm là trong tâm có tà, thiếu tinh thần chính nghĩa. Người như vậy dù có tài cũng chẳng được thuận lợi trong sự nghiệp, bởi đã phạm phải đạo đức nên khó được viên mãn trong đời. Ngoài ra, tham dâm còn khiến cho sức khỏe tổn hao, phúc báo có nhiều cũng có ngày cạn kiệt.

8. Gây chuyện thị phi

Ganh ghét đố kị rồi nói xấu người khác thì kiếp nạn sẽ ứng nghiệm lên chính thân mình, bởi những lời nói xấu xa, không đúng về người khác sẽ khiến cho hòa khí đất trời bị đảo lộn, quỷ thần nhân đó mà giáng xuống tai họa. Ham hư vinh mà nói xấu người để tôn mình lên thì cũng chẳng được bền lâu.

Ở đời có Nhân, có Quả, cổ nhân đã đúc rút ra rằng “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, hãy luôn tâm niệm điều đó trong lòng. Con người có lý trí, phải biết việc gì nên làm, việc gì không, hành thiện tích đức là việc nên làm, còn những điều trên đây gây tổn hại đến phúc báo của cả cuộc đời, hãy cân nhắc kĩ trước khi làm.

Làm thế nào để chúng ta có thể chuyển nghiệp, thay đổi số phận?

Nếu nhân quả xấu có thể thay đổi được tức là có thể chuyển nghiệp được thì làm thế nào để chuyển nghiệp? Việc chuyển nghiệp không chỉ có lên Chùa mong cầu, khấn vái là được mà cần chúng ta phải tu từ tâm. Đức Phật từng bảo rằng: “Ta không có quyền ban phước, xuống họa cho ai”. Nhân tạo lành thì được hưởng quả lành; nhân tạo ác thì phải chịu quả ác. Phật chỉ dạy chúng ta biết thế nào là tội phải tránh, thế nào là phước nên làm, đó là dạy chúng ta tu.

Chúng ta phải nên nhớ bước đầu của tu tâm là buông xả niệm ác trước, kế đến là niệm thiện và trở lại pháp tu trung đạo là sống với tâm Phật sáng suốt mà thường biết rõ ràng, khi thấy chỉ là thấy, khi nghe chỉ là nghe, mũi lưỡi thân ý cũng lại như thế. Đó là ta biết tu tâm, người chưa đủ sức thì phải tu thân, rồi tu giới và cuối cùng là buông xả hết tâm niệm tốt xấu, đúng sai, ta người mà sống với Phật tính sáng suốt của mình.

Tất cả chúng ta tu phải đi từ bậc. Bậc thứ nhất là dừng nghiệp, bậc thứ hai là chuyển nghiệp, bậc thứ ba là sạch nghiệp. Trước phải phát tâm qui y, nguyện giữ năm giới, để đừng sa vào hố tội lỗi.

1- Không được sát sanh.

2- Không được trộm cướp.

3- Không được tà dâm.

4- Không được nói dối.

5- Không được uống rượu, không được hút á phiện, xì ke, ma túy.

Lời Phật dạy: Tu đủ lục độ để sống cuộc đời an lạc, hưởng phúc báo

Bố thí

Đứng đầu trong tu lục độ là độ bố thí, người học Phật hướng Phật phải hiểu được bố thí. Bố thí này không để cho mình mà để cho người, bố thí có tâm, không đòi hỏi đền đáp, không mong cầu lấy lại. Bố thí không cần hóa duyên, không cần khuyến giáo, nhìn thấy người khó khăn thì trợ giúp tùy duyên.

Bố thí có thể loại bỏ lòng tham, bởi vì tham nên mới giữ, nếu mở lòng, không còn tham lam luyến tiếc mà cho người, mà bố thí vô tư, trợ giúp vô tư ấy là học được độ thứ nhất trong những lời Phật dạy. Bố thí cho người nhưng phúc báo cho mình, đó là loại ơn nhân quả đến tự nhiên, không cưỡng cầu, ta làm vì ta muốn như vậy, ta thấy như vậy là cần thiết chứ không phải là để mong được nhận lại.

Trì giới

Trì giới tức tuân thủ quy củ, không làm việc ác, tích cực hành thiện. Điều này cũng tương tự như bố thí, bố thí là tận lực trợ giúp người, cũng chính là hành thiện tích đức. Trì giới thì bố thí mới trọn vẹn, bởi nếu sau khi bố thí mà đi phóng hỏa giết người thì bố thí vô dụng.

Nếu nói cướp của người giàu chia cho người nghèo, đánh giết kẻ có tiền để chia cho kẻ khó khăn, đó là không thể. Một việc ác không thể là tiền đề của một việc thiện, tất cả đều phải tận lực tránh xa ác nghiệp, sai thì sửa, chính niệm phát quang chứ tuyệt đối không phải bạo lực.

Nắm giới chính là tuân thủ quy củ, tuân thủ pháp luật, trong gia đình không nên cùng người thân cãi vã; ngoài xã hội phải giữ gìn nguyên tắc, không gây trở ngại cho người khác.

Nhẫn nhịn

Nóng giận là nguồn cơn của sân hận, độ thứ 3 theo triết lý Phật giáo là nhẫn nhịn có thể hóa giải. Nhu hòa, kiềm chế bạo tính, tu được chữ nhẫn, việc nhẫn được mà nhẫn là bình thường, việc không nhẫn được mà nhẫn ấy mới là tu. Hãy học Phật Di Lặc, bụng to miệng cười tươi tắn, tấm lòng quảng đại rộng rãi, không bao giờ cau có, đó chính là cảnh giới cao nhất của nhẫn.

Học theo Phật Di Lặc công phu này không có nghĩa là lúc nào cũng treo trên miệng nụ cười, giả dối không thật lòng, bụng đầy oán giận mà thể hiện bên ngoài lại khác, đó không phải nhẫn. Bất luận trong trường hợp nào đều chân tâm, không đeo mặt nạ, không cần cố gắng mà vẫn nhẫn được, ấy là diện mạo đích thực của tín đồ đạo Phật.

Phật không nói dối, người hướng Phật không nói dối, thẳng thắn với tâm tư của mình. Tu nhẫn không phải là luyện vẻ mặt giả tạo mà là kiềm chế tính nóng của bản thân, luôn giữ được thiện tâm và những hành động chuẩn mực. Nhẫn này xuất phát từ nội tâm, từ sự phóng khoáng hiểu biết và chừng mực của mình.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu - Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu Là Ai?

Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu - Phật Bản Mệnh Tuổi Sửu Là Ai?

Phật bản mệnh tuổi Sửu là gì? Vị Phật nào luôn độ mệnh cho người tuổi Sửu? Hư Không Tạng Bồ Tát chính là vị phật luôn ở bên phù hộ cho con giáp này.

Quên mình giúp đỡ người cũng là giúp đỡ cho chính mình

Quên mình giúp đỡ người cũng là giúp đỡ cho chính mình

Trong giáo Đức Phật có dạy rằng: “Đời người có 20 điều khó, điều khó thứ nhất chính là: nghèo mà bố thí”.

Giáo Lý Phật Giáo căn bản I - 3 sự tồn tại

Giáo Lý Phật Giáo căn bản I - 3 sự tồn tại

Bất kể ai tìm hiểu về đạo phật cũng cần tìm hiểu đến giáo lý Phật Giáo, đó là kim chỉ nam để thực hành tín ngưỡng trong Đạo Phật. Một trong giáo lý đầu tiên có thể nói là giáo lý căn bản gốc rễ, Trong giáo lý này phân tích sự tồn tại của 3 yếu tố, dưới đây chúng ta cùng tìm hiểu.