Quẻ 54: Lôi Trạch Quy Muội

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 19 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Lôi Trạch Quy Muội: Quẻ hung. Quy Muội có nghĩa là thiếu nữ theo trưởng nam, âm dương không giao hợp, vì vậy nó có hình tượng “leo cây tìm cá”. Tượng thời vận không thông, dù cố gắng cũng uổng công. Khuyên người nên trọng người có đức, không hợm mình cao sang, giàu có, coi thường phục sức, mà khiêm tốn.

*Quẻ Lôi Trạch Quy Muội: Quẻ hung. Quy Muội có nghĩa là thiếu nữ theo trưởng nam, âm dương không giao hợp, vì vậy nó có hình tượng “leo cây tìm cá”. Tượng thời vận không thông, dù cố gắng cũng uổng công. Khuyên người nên trọng người có đức, không hợm mình cao sang, giàu có, coi thường phục sức, mà khiêm tốn.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Duyên mộc cầu ngư” —> Mưu sự bất thành, chỉ có lợi cho hôn nhân

Ý nghĩa quẻ lôi trạch quy muội

Quẻ 54: Lôi Trạch Quy Muội

 Nội quái Đoài, ngoại quái Chấn.

*Ý nghĩa: Tai dã. Xôn xao. Tai nạn, rối ren, lôi thôi, nữ chi chung, gái lấy chồng. Ác quỷ vi sủng chi tượng: tượng ma quái làm rối.

*Kiến giải: Đã tiến lên thì phải tới, về một nơi nào đó (nơi đó là mục đích); cho nên sau quẻ Tiệm tới quẻ Qui muội. Qui là về, muội là em gái; qui muội là em gái về nhà chồng.

*Thoán từ: Qui muội: chinh hung, vô du lợi.

*Dịch: Con gái nhỏ về nhà chồng, tiến lên thì xấu, không có gì lợi cả.

*Giảng: Nội quái là Đoài (con gái nhỏ), ngoại quái là Chấn (con trai lớn); chấn lại có nghĩa là động, Đoài có nghĩa là vui vẻ, thuận theo; con gái nhỏ về với trưởng nam, cho nên gọi là qui muội.

Trai gái phối hợp nhau vốn là “cái nghĩa lớn của trời đất” vì có vợ chồng rồi mới có gia đình, xã hội. Vậy mà Thoán từ bảo là xấu, vì lẽ:

– Cặp trai gái này không xứng nhau: trai lớn quá (trưởng nam) gái nhỏ quá (muội).

– Tình của họ không chính đáng: gái chỉ vì vui (hoà duyệt, đức của nội quái Ðoài) mà tự động (Chấn) theo trai; cũng có thể giảng là vì gái cầu trai mà trai đã bị động theo gái; như vậy là bất chính. Sự bất chính đó còn thấy trên bốn hào ở giữa nữa; không một hào nào ở vị chính đáng.

– Lại thêm hào 3 và 5 đều là âm mà cưỡi lên dương: 4 và 2 có cái tượng vợ ăn hiếp chồng.

Ngay từ buổi đầu, sự phối hợp đó không được chính đáng thì biết trước được về sau không có gì lợi, chỉ tệ hại thôi (Lời Đại Tượng truyện).

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Qui muội dĩ qui đệ, bả năng lý, chinh cát.

Tượng: Em gái về nhà chồng làm vợ bé, chân thọt mà đi được, tiến đi thì tốt.

Lời giảng: Ý nghĩa chung của quẻ là xấu, nhưng mỗi hào xấu hay tốt tùy hoàn cảnh. Như hào này dương cương ở vị thấp nhất, không có chính ứng ở trên, nên ví với người con gái nhỏ có đức, nhưng không được làm vợ cả (không có chính ứng; hào 4 cũng là dương), chỉ làm vợ bé thôi, giúp đỡ vợ cả. Vì làm vợ bé, nên bảo là chân thọt, vì giỏi giúp việc nên bảo là đi được. Cứ tiến đi siêng năng giúp việc thì tốt.

Thời xưa các vua chúa cưới một người vợ chính thì có năm ba em gái hay cháu gái cô dâu đi phù dâu rồi ở luôn bên nhà trai, gọi là “đệ” như vợ bé.

Hào 2: Diểu (miểu) năng thị, lợi u nhân chi trinh.

Tượng: Chột mà thấy được âm thầm giữ đức trinh chính thì tốt.

Lời giảng: Hào này dương cương đắc trung, là người con gái hiền, trinh; nhưng chính ứng với hào 5 âm nhu, bất chính, tức như gặp người chồng dở, không dựng nổi cơ đồ, nên ví với người chột mắt. Cứ âm thầm giữ đức trung của mình thì tốt. Đây là hoàn cảnh một người không gặp thời.

Hào 3: Qui muội dĩ tu, phản qui dĩ đệ.

Tượng: Em gái về nhà chồng, chờ đợi mãi, nóng lòng trở về làm vợ bé.

Lời giảng: Hào này ở trên cùng nội quái, có địa vị, đáng lẽ không phải làm vợ bé. Nhưng vì là âm nhu, bất trung bất chính, mà lại đa tình (ham vui là tính cách của nội quái đoài) tính nết như thế nên ế chồng, chờ đợi mãi không ai chịu lấy, đành phải trở về làm vợ bé vậy. Kẻ ham công danh, phú quí, cầu cạnh người, kết quả bị người khinh, coi như tôi tớ, cũng giống cô gái trong hào này.

Hào 4: Qui muội, khiên kì, trì qui, hữu thời.

Tượng: Em gái về nhà chồng, lỡ thời; nhưng dù chậm gả ít lâu, rồi cũng sẽ có lúc gặp đựơc chồng tốt..

Lời giảng: Hào 4 dương cương, ở ngoại quái là người con gái đã hiền lại sang, nhưng không có hào chính ứng với nó (vì 1 cũng là dương), nên lỡ thời, không sao, cứ đợi giá cao, chậm trễ ít lâu rồi sẽ gặp duyên lành.

Hào 5: Đế Ất qui muội, kì quân chi duệ, bất như kì đệ chi duệ lương, nguyệt cơ vọng, cát.

Tượng: Vua Đế Ất (nhà Thương) cho em gái về nhà chồng, tay áo của công chúa (cô dâu) không đẹp bằng tay áo của cô phù dâu (vợ bé); như trăng đêm muời bốn (sắp đến rằm) tốt.

Lời giảng: Hào này âm nhu đắc trung, ở địa vị cao quí mà lại chính ứng với hào 2 dương, địa vị thấp, như nàng công chúa em vua Ðế Ất mà hạ giá với bình dân. Đã vậy mà khi rước dâu, y phục của nàng lại không đẹp bằng y phục mấy cô phù dâu (vợ bé). Như vậy là đức hạnh rất cao, không hợm mình địa vị cao quí, lại coi thường phục sức. Đức như vậy thật đẹp, như trăng mười bốn (trăng mười bốn tròn, đẹp mà chưa đầy hẳn; chưa đầy hẳn có nghĩa là Khiêm hư).

Hào 6: Nữ thừa khuông ,vô thực.

Sĩ khuê dương, vô huyết, vô du lợi.

Tượng: Hào trên cùng, âm: (Để cúng tổ tiên) người con gái (vợ) xách giỏ mà giỏ không có đồ cúng, người con trai (chồng) cắt cổ con cừu để lấy huyết mà (cắt giả vờ) không có huyết, không có gì lợi cả.

Lời giảng: Năm hào trên, các cô em gái đều về nhà chồng cả rồi, hào này là hào trên cùng, muộn nhất, mà lại không có chính ứng ( hào 3 ứng với nó cũng là âm), không thành vợ chồng chính thức được, chỉ sống bậy bạ với nhau, không có gì lợi cả.

Hồi xưa, khi cúng tổ tiên, bổn phận của vợ là dâng đồ cúng, của chồng là dâng huyết cừu; người con gái trong hào này xách giỏ dâng đồ cúng mà giỏ lại trống không, còn người con trai cắt cổ cừu để lấy huyết thì lại cắt giả vờ, không có huyết; như vậy thì tổ tiên nào chứng giám, trai gái không thành vợ chồng chính thức được. Vì hữu danh mà vô thực.

Hào đẹp nhất trong quẻ là hào 5. Việc kén dâu, kén vợ, trọng người có đức, không hợm mình cao sang, giàu có, coi thường phục sức, mà khiêm tốn.

Xem thêm:

  1. Quẻ thuần cấn
  2. Quẻ thuần chấn
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 60: Thủy Trạch Tiết

Quẻ 60: Thủy Trạch Tiết

*Quẻ Thủy Trạch Tiết: Tiết là điều hòa, là tiết chế. Điều hòa để con người chúng ta hòa điệu cùng hoàn cảnh xã hội, tự nhiên và vũ trụ. Khuyên người tiết chế để cuộc sống chúng ta cân bằng, hợp lẽ với thiên nhiên thì chẳng có gì tốt bằng, không phải hối tiếc.

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

*Quẻ Phong Lôi Ích: Quẻ cát. Ích có nghĩa là tăng lợi ích, có ích không tổn hao, vì vậy có hình tượng “cây khô nở hoa”. Khuyên người làm cho thân mình được yên ổn rồi sau mới hành động; lòng mình được bình dị rồi sau mới thuyết phục người khác; làm cho giao tình được bền rồi sau mới yêu cầu mà khỏi bị từ chối.

Quẻ 33: Thiên Sơn Độn

Quẻ 33: Thiên Sơn Độn

*Quẻ Thiên Sơn Độn: Quẻ hung. Độn có nghĩa là ẩn đi, thoái lui. Quẻ Độn chỉ thời cuộc biến đổi, cái tốt giảm dần, cái xấu thắng thế, không phải là thời thuận lợi cho việc triển khai công việc mới mẻ, nên duy trì việc cũ thì hơn. Quẻ khuyên người nên biết duy trì đức hạnh, nếu lỡ vận xấu thì nên biết nhường, biết lui thì tốt.