Lời Phật chỉ giáo về việc tìm kiếm tình yêu đích thực

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 17 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Trong cuộc sống, tình yêu là thứ không thể thiếu, nó giúp gắn kết con người lại với nhau. Tuy nhiên, yêu thương nhau như thế nào là đúng cách, yêu như thế nào để được hạnh phúc thì không phải ai cũng có thể hiểu và làm được.

Trong cuộc sống, tình yêu là thứ không thể thiếu, nó giúp gắn kết con người lại với nhau. Tuy nhiên, yêu thương nhau như thế nào là đúng cách, yêu như thế nào để được hạnh phúc thì không phải ai cũng có thể hiểu và làm được. Vậy chúng ta cần làm gì? Bài viết dưới đây sẽ nói về lời chỉ giáo của Phật giúp tìm kiếm tình yêu đích thực. Hãy theo dõi để biết thêm!

Lời Phật chỉ giáo về việc tìm kiếm tình yêu đích thực

Tình yêu đích thực là gì?

Khi nhắc tới “tình yêu”, người ta thường nghĩ tới đó là tình yêu của các đôi trai gái. Tuy nhiên, tình yêu mà chúng ta đề cập đến hôm nay có nghĩa rộng hơn, đó còn là tình yêu gia đình, bạn bè đồng nghiệp. Vậy tình yêu như thế nào thì được xem là đích thực?

Tình yêu đích thực chính là tình yêu mà bạn và đối phương dành cho nhau sự chân thành, trong sáng, suy nghĩ cho nhau và không hề có bất kỳ toan tính, vụ lợi nào… Cả hai bên luôn nuôi dưỡng tâm hồn đẹp, thuần khiết. Người ta thường ví tình yêu đích thực như một phép toán tổng và hiệu. Khi cộng chúng lại với nhau sẽ là dương vô cùng, đầy vui vẻ và hạnh phúc. Còn khi lấy chúng trừ cho nhau sẽ có kết quả là âm vô cùng, đau khổ tột cùng.

Chỉ khi là tình yêu đích thực người ta mới hoàn toàn tin tưởng nhau, bạn dễ dàng mở lòng và tâm sự cùng đối phương. Đồng thời cả hai sẽ luôn biết tìm cách bồi đắp cho mối quan hệ tốt đẹp này.

Tình yêu được xây dựng trên cơ sở nào?

Phật giáo luôn quan niệm rằng: “có hiểu mới có thương”, từ bi gắn liền với trí tuệ. Nếu con người không thể hiểu nhau thì không thể nào có tình yêu đích thực. Hiểu một cách đơn giản hơn thì tình yêu cần được xây dựng trên nền tảng của sự hiểu biết.

Mỗi một cá nhân đều mang trong mình một niềm suy tư khác nhau, hạnh phúc khác nhau và những niềm đau cũng không giống nhau. Vậy nên nếu chúng ta không hiểu nhau sẽ dẫn tới những hiểu lầm không đáng có, từ đó trách móc, giận hờn, ghét bỏ nhau. Đồng thời nếu không thấu hiểu đối phương, không biết cách thì sự quan tâm, chăm sóc của ta sẽ khiến người ta cảm thấy khó chịu, phiền phức. Cũng từ đó mà tình yêu đi đến ngõ cụt, càng lúc càng làm cho người mình yêu thương đau khổ đến suốt cuộc đời.

Không ít người tỏ ra chán nản, lạc lõng vì không thể tìm được một người thấu hiểu, đồng cảm với mình. Để rồi lang thang đi hết đó đây chỉ để tìm kiếm một người tâm đầu ý hợp. Họ sẽ cảm thấy biết ơn và vô cũng may mắn khi gặp được người hiểu mình, và nhờ vậy tình yêu bắt đầu nảy nở. Chính vì vậy Phật giáo lấy “có hiểu mới có thương” làm quan điểm chính trong nguyên tắc chọn người yêu, chọn vợ chọn chồng. Thế mới nói, dù đối phương có giàu sang phú quý, có vẻ ngoài đẹp đến bao nhiêu mà không hiểu bạn thì rồi cũng khiến bạn đau khổ mà thôi.

Đằng sau cánh cửa tình yêu và hôn nhân sẽ có hai con đường dành cho bạn. Nếu tìm đúng người bạn sẽ đi đến con đường tràn đầy hạnh phúc và hoa hồng. Ngược lại bạn sẽ đi vào con đường đầy bùn lầy, chông gai như ngục tối. Thật sự rất là nguy hiểm, do đó hãy hết sức cẩn thận với mọi quyết định của bản thân.

Xem thêm: Xem bói tình duyên qua ngày sinh

Yêu thương được dựa trên “từ - bi - hỉ - xả”

Phật giáo chỉ ra rằng, mọi yêu thương cần được dựa trên “từ - bi - hỉ - xả”, bởi vì:

  • Điều đầu tiên chính là “từ” - mang lại hạnh phúc cho người mình yêu. Vậy nên mới có câu: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình. Tuy nhiên hãy cho một cách yêu thương, trân trọng, bởi cho sai cách cũng chi làm khổ nhau.
  • Điều thứ hai chính là “bi” - lấy cái khổ ra khỏi mình. Yêu là để hóa giải muộn phiền, để giúp nhau vui vẻ. Nếu mình đã khổ mà tình yêu không những không giúp mình tốt lên, ngược lại càng khiến ta mệt mỏi, đau khổ hơn thì đó chắc chắn không phải tình yêu đích thực. Vậy nên hãy chọn người biết cách xoa dịu và làm lành nỗi đau của bạn.
  • Điều thứ ba được nhắc đến là “hỉ” - niềm vui, sự chân thật trong tình yêu. Người ta bảo hạnh phúc là là cả hai cùng vui, nụ cười lấn át đi mọi khó khăn trong cuộc sống. Nhân duyên như vậy mới được xem là mối nhân duyên tốt đẹp.
  • Điều cuối cùng là “xả” - tức là không phân biệt, kỳ thị trong tình yêu. Đã yêu thì bạn phải biết chấp nhận mọi ưu, nhược điểm của đối phương. Đồng thời cả hai cũng vì nhau mà sửa đổi những điều chưa tốt. Hạnh phúc của họ cũng là niềm vui của mình, đau khổ của họ cũng là nỗi buồn của mình. Có vậy tình yêu mới bền chặt.

Cuộc sống luôn là những điều vô cùng mới mẻ và đầy bất ngờ, giữa hàng triệu con người hi vọng rằng bạn sẽ gặp được người thấu hiểu mình! 

Lời Phật chỉ giáo về việc tìm kiếm tình yêu đích thực

Một số lời Phật dạy về tình yêu nên khắc cốt nghi tâm

  1. “Có hiểu mới có thương”

 Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ.

Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc.

Không hiểu, không thể thương yêu đích thực.

Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Có lòng thương yêu vô tư thì sẽ có tất cả.

  1. Đến là ngẫu nhiên, đi là tất nhiên. Cho nên bạn cần phải “Tùy duyên mà hằng bất biến, bất biến mà hằng tùy duyên”.
  2. Chấp nhất vì yêu, trầm mặc vì hận thì chỉ như vòng tròn luẩn quẩn; cho dù tu ba kiếp chung thuyền, chuyển 3 tấc kinh luân chung chăn gối thì chung quy lại vẫn không thoát khỏi hợp tan của nhân duyên.
  3. Hứa hẹn là một loại chấp niệm, cả đời đa tình, là phúc hay họa đều khiến đôi bên đau khổ.
  4. Nhân quả không nợ chúng ta thứ gì, cho nên xin đừng oán trách nó. Tình yêu không nợ chúng ta điều gì, nên đừng đổ tội cho nó.
  5. Nhân sinh trên đời như thân ở bụi gai, tâm bất động, thân bất động thì không bị tổn thương.
  6. Bao dung với người bất đồng ý kiến mới vui vẻ; cố gắng thay đổi người khác chỉ rước vào khổ tâm.

Bạn có thể có tình yêu nhưng đừng nên dính mắc, vì chia ly là lẽ tất nhiên.

  1. Mỗi một vết thương đều là một sự trưởng thành.
  2. Thản nhiên, tùy tâm, tùy duyên nhất định gặp được đúng thời điểm khai hoa nở nhụy, gặp được người đúng hẹn, đúng duyên.
  3. Bởi yêu khắc cốt ghi tâm mà cảm thấy cuộc đời như mơ, kiếp trước ngoái đầu nhìn 500 lần mới đổi được 1 lần gặp mặt ở kiếp này, đừng bỏ lỡ.
  4. Mệnh do mình tạo, tâm đổi thì vạn vật đổi, tâm không đổi thì vạn vật không đổi. Yêu hay không, trong lòng nhau đã rõ.
  5. Trên đời việc gì cũng đều có lý do, không thể cưỡng cầu.
  6. Hãy để cuộc đời đơn giản hơn với lời Phật dạy: Thay đổi số phận, đổi nghèo thành giàu.
  7. Nhân duyên trăm năm, sai trong một phút, quay đầu tìm lại, tình đã thành không.
  8. Yêu rồi biệt ly, oán rồi hội hợp, buông tay về trời, tất cả đều thành hư vô.
  9. Tu trăm kiếp mới chung thuyền, tu ngàn kiếp mới chung chăn gối, kiếp trước ngoái đầu 500 lần đổi lại kiếp này 1 lần gặp gỡ.
  10. Khi bắt đầu tình cảm dồi dào, hứa hẹn đẹp tốt cũng bởi vì nhân duyên còn vương vấn.
  11. Duyên giống như băng, đem ấp trong lòng, thấy lạnh lẽo mới biết hóa ra là vô duyên.
  12. Vợ chồng cùng sống cùng chết, nháy mắt là thống khổ nhưng vĩnh hằng là hạnh phúc.
  13. Nhân sinh như mộng, yêu từ từ, hận cùng từ từ, kết quả đều về với cát bụi.
  14. Thế giới biến đổi không ngừng, là yêu thì yêu, cùng ở một chỗ, làm nhau vui vẻ, đừng hỏi là kiếp hay duyên.
  15. Sở dĩ người ta đau khổ chính vì mãi đeo đuổi những thứ sai lầm.
  16. Hận thù người khác là một mất mát lớn nhất đối với mình.
  17. Tình chấp là nguyên nhân của khổ não, buông tình chấp mới được tự tại.
  18. Thời gian sẽ trôi qua, để thời gian xóa sạch phiền não của bạn.
  19. Chỉ cần đối diện với hiện thực, bạn mới vượt qua hiện thực.
  20. Hữu duyên thì thời gian, không gian chẳng là khoảng cách; vô duyên có gặp cũng như không.
  21. Người không biết yêu mình thì không thể yêu được người khác.
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

10 kiểu người theo dòng luân hồi tái sinh từ kiếp trước mà có

10 kiểu người theo dòng luân hồi tái sinh từ kiếp trước mà có

Phật dạy về nhân duyên sinh ra các loại người khác nhau ở thế giới này. Các dạng người ở kiếp này là do kiếp trước mà nên. Cùng tĩnh tâm lắng nghe thuyết giáo lời Phật về nhân duyên, chuyển kiếp con người. Luân hồi là gì? Có những kiểu người nào trong luân hồi? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nghe lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt và giờ hung cát

Nghe lời Phật dạy về ngày lành tháng tốt và giờ hung cát

Trong cuộc sống, chúng ta thường chọn ngày lành tháng tốt để tiến hành các việc trọng đại như xây nhà, cưới hỏi, khai trương hàng quán…

Phật Giáo là gì? tìm hiểu về phật giáo

Phật Giáo là gì? tìm hiểu về phật giáo

Phật giáo là tôn giáo lớn nhất trên thế giới trước Chiến tranh thế giới thứ nhất; tuy nhiên, đặc biệt là sau sự thay đổi trong hệ thống chính trị của Trung Quốc và các nước láng giềng, nó đã trở thành tôn giáo lớn thứ tư sau Cơ đốc giáo, Ấn Độ giáo và Hồi giáo. Nó có khoảng 520 triệu người theo dõi trên toàn thế giới.