Quẻ 14: Hỏa Thiên Đại Hữu

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 33 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu: Quẻ cát. Đại Hữu có nghĩa là tất cả đất đai rộng lớn, có hàm nghĩa bao gồm cả trên lẫn dưới, vì vậy mới có tượng “chặt cây bắt sẻ”. Quẻ có điềm “làm việc chắc chắn”, mọi việc được hanh thông. Tuy nhiên việc chưa hiểu kỹ thì không làm, phải làm theo cách chắn chắn thành công.

*Quẻ Hỏa Thiên Đại Hữu: Quẻ cát. Đại Hữu có nghĩa là tất cả đất đai rộng lớn, có hàm nghĩa bao gồm cả trên lẫn dưới, vì vậy mới có tượng “chặt cây bắt sẻ”. Quẻ có điềm “làm việc chắc chắn”, mọi việc được hanh thông. Tuy nhiên việc chưa hiểu kỹ thì không làm, phải làm theo cách chắn chắn thành công.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Khuyển Mộc Khô Tước” —> Làm việc chắc chắn (tốt)

Giải nghĩa quẻ hỏa thiên đại hữu

Quẻ 14: Hỏa Thiên Đại Hữu

Nội quái Càn, ngoại quái Ly

*Ý nghĩa: Khoan dã. Cả có. Thong dong, dung dưỡng nhiều, độ lượng rộng, có đức dầy, chiếu sáng lớn. Kim ngọc mãn đường chi tượng: vàng bạc đầy nhà.

*Kiến giải: Bổ sung thêm tượng: sở hữu tài sản vật chất và tinh thần ở mức cao nhất.

Đã cộng đồng với mọi người thì mọi người về với mình, mà sở hữu của mình cũng lớn, cho nên sau quẻ Đồng nhân, tới quẻ Đại hữu (có lớn).

*Thoán từ: Đại hữu: Nguyên hanh.

*Dịch: Có lớn thì rất hanh thông.

*Giảng: Ly ở trên Càn là lửa ở trên trời, chiếu sáng mọi vật như vậy là “có lớn” Ly lại có nghĩa là văn minh, Càn là cương kiện, gồm cả văn minh và cương kiện cho nên rất hanh thông.

Theo Thoán truyện: Còn một cách giảng nữa: quẻ này chỉ có một hào âm, nó thống lĩnh quần dương, 5 hào dương đều theo nó, có nghĩa là mọi người về với nó, mà nó được “có lớn”. Sở dĩ nó thống lĩnh được vì nó ở ngôi tôn mà lại đắc trung. Nó ứng hợp với hào 2, dương ở giữa quẻ Càn, như vậy nó vừa văn minh vừa cương kiện, ứng với trời (Càn) mà hành động đúng với thời.

Đại tượng truyện khuyên: Người quân tử trong quẻ này phải ngăn đón ngay điều dữ khi nó chưa phát hiện, và biểu dương điều tốt khi nó còn mập mờ để thuận mệnh tốt của trời (át ác dương thiện, thuận thiên hưu mệnh: chữ hưu ở đây là tốt).

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Vô giao hại, phỉ cữu; nan tắc vô cửu.

Tượng: Chưa làm việc gì tai hại, chưa có lỗi; nhưng phải (cẩn thận) cư xử như gặp lúc gian nan thì mới khỏi lỗi.

Lời giảng: Đại hữu là có lớn. Hào 1 như con một nhà giàu sang, còn trẻ, chưa làm gì tai hại thì chưa có tội, nhưng vì là con nhà giàu, ít người ưa, nếu lại kiêu căng xa xỉ thì sẽ gây oán ghét, cho nên hào từ khuyên sống trong cảnh gian nan thì mới khỏi tội.

Hào 2: Đại xa dĩ tái, hữu du vãng, vô cửu.

Tượng: Xe lớn chở nặng, đi chốn nào (ý nói làm gì) cũng được, không có lỗi.

Lời giảng: Hào 2 này tốt nhất trong quẻ : dương cương mà đắc trung, vừa có tài vừa khiêm tốn, được hào 5, âm ở trên ứng hợp, như được vua hết sức tin dùng sẽ thành công, cho nên ví với cỗ xe lớn chở nặng đi đường xa, đâu cũng tới được.

Hào 3: Công dụng hưởng vu thiên tử, tiểu nhân phất khắc.

Tượng:  Như bậc công (hầu) mở tiệc mời thiên tử hạng tiểu nhân không đương nổi việc đó.

Lời giảng: Thời xưa chữ [ 亨 ] đọc là hanh (nghĩa là hanh thông) mà cũng đọc là hưởng) nghĩa là hưởng dụng, dâng, yến tiệc, lễ lớn) Chu Hi hiểu là triều hiến. R.Wilhem hiểu là đem đất đai của cải dâng thiên tử, hoặc cho dân chúng.

Chúng tôi theo Phan Bội Châu mà dịch như trên. Hào 3 này dương cương đắc chính, đứng trên cùng nội quái, cho nên ví với một bậc công; ở vào thời Đại hữu tất có nhiều đất đai, nhân dân; nên bậc thiên tử cũng nể, tới dự tiệc do vị công đó đãi. Những phải là người quân tử, có đức hạnh, không kiêu, mới làm như vậy được; còn hàng tiểu nhân, thấy thiên tử tới nhà mình càng kiêu căng, xa xỉ thì không đương nổi danh dự đó, mà chỉ hại thôi (tiểu nhân hại dã – lời Tiểu tượng truyện)

Hào 4: Phỉ kỳ bành, vô cữu.

Tượng: Đừng làm ra vẻ thịnh vượng (khoe của, sống sang quá) thì không có lỗi.

Lời giảng: Chữ bành [ 彭 ] ở đây, Trình tử hiểu là thịnh vượng; Phan Bội Châu dẫn câu “Hành nhân bành bành” trong Kinh Thi mà hiểu là rầm rộ. Chúng tôi châm chước hai nghĩa đó mà dịch như trên.

Hào này ở địa vị cao, gần hào 5, mà bất trung , bất chính, e có họa tới nơi, nên hào từ khuyên phải khiêm tốn, tiết kiệm. Tiểu tượng truyện cũng khuyên phải phân biệt thị phi họa phúc cho rành thì mới khỏi lỗi.

Hào 5: Quyết phu giao như, uy như, cát.

Tượng: Lấy đức tin, chí hành mà giao thiệp, và phải có uy thì tốt.

Lời giảng: Hào này ở vị chí tôn, được cả 5 hào dương theo, nên phải đem đức tin, lòng chí thành mà đối đãi với người dưới. Nhưng vì là âm, nên ngại rằng quá nhu, nên Hào từ khuyên phải có chút uy mới được.

Tiểu tượng truyện cơ hồ hiểu khác, bảo phải dùng uy vũ, đừng khinh dị mà phải phòng bị đạo tắc (uy như chi cát, dị nhi vô bị dã) .

Hào 6: Tự thiên hựu chi, cát, vô bất lợi.

Tượng: Tự trời giúp cho, tốt, không có gì mà chẳng lợi.

Lời giảng: Ở thời Đại hữu, thịnh trị, hào dương cương này ở trên cùng mà chịu hạ mình theo hào 5, chỉ vì 5 có đức thành tín; như vậy là không kiêu, tuy thịnh mà không đầy tràn, nên được trời giúp cho, hóa tốt, chứ lẽ thường hào cuối cùng, Đại hữu đã đến màn cuối, khó mà tốt được.

Khổng tử đọc tới hào này bảo: “Trời sở dĩ giúp cho là vì thuận với đạo trời; người sở dĩ giúp cho là vì có lòng thành tín” . Ông muốn nói hào 5 được các hào khác giúp là vì có lòng thành tín; còn hào trên cùng được trời giúp vì thuận với đạo trời: trọng người hiền (hào 5) không kiêu.

Quẻ này khuyên chúng ta sống trong cảnh giàu có, nên khiêm, kiệm: giao thiệp với người , nên chí thành.

Phan Bội Châu nhận xét rằng trong 64 quẻ , không quẻ nào tốt đều như quẻ này: hào 1, 2, 3 đều không có lỗi, hào 4 được hanh thông, hào 5 tốt, hào 6 đã tốt hơn nữa, “không có gì mà chẳng lợi”. Ngay đến quẻ Càn, quẻ Thái hào cuối cùng cũng xấu, kém quẻ này. Đại hữu chính là thời thịnh trị sau thời đại đồng.

Xem thêm:

  1. Quẻ thiên hỏa đồng nhân
  2. Quẻ thiên địa bĩ
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

Quẻ 42: Phong Lôi Ích

*Quẻ Phong Lôi Ích: Quẻ cát. Ích có nghĩa là tăng lợi ích, có ích không tổn hao, vì vậy có hình tượng “cây khô nở hoa”. Khuyên người làm cho thân mình được yên ổn rồi sau mới hành động; lòng mình được bình dị rồi sau mới thuyết phục người khác; làm cho giao tình được bền rồi sau mới yêu cầu mà khỏi bị từ chối.

Quẻ 17: Trạch Lôi Tùy

Quẻ 17: Trạch Lôi Tùy

*Quẻ Trạch Lôi Tùy: “Tùy” có nghĩa là “thuận”, thuận theo sự vật, vì vậy quẻ có hình tượng “dựa bờ đẩy xe”. Quẻ có điềm “lên cao từng bước”, khổ tận cam lai, mọi sự dần dần được như ý. Cần chú ý căn cứ vào tình hình thực tế, không cố chấp bởi nếu cứ hành động theo ý mình, bất chấp kết quả sẽ thất bại.

Quẻ 31: Trạch Sơn Hàm

Quẻ 31: Trạch Sơn Hàm

*Quẻ Trạch Sơn Hàm: Quẻ cát. Hàm có nghĩa là cảm, cảm thông, giao cảm. Quẻ chỉ thời vận có lợi cho giới trẻ. Con người dễ thông cảm với nhau, mọi việc tiến hành thuận lợi. Là thời cơ ốt cho việc hoàn thành sự nghiệp, có nhiều cơ may trong cuộc sống. Khuyên người đối xử với người xuất phát từ cái tâm, không nên khởi nguồn từ cái lợi của mình.