Quẻ 46: Địa Phong Thăng

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 27 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Địa Phong Thăng: Quẻ cát. Quẻ Thăng bàn về sự tiến bước của một hiền nhân, leo dần các cấp bậc công danh, để mà tiến mãi lên ngôi sao. Quẻ có hình tượng “đợi ngày lên chức”. Khuyên người nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại), có như vậy thì không gì tốt bằng.

*Quẻ Địa Phong Thăng: Quẻ cát. Quẻ Thăng bàn về sự tiến bước của một hiền nhân, leo dần các cấp bậc công danh, để mà tiến mãi lên ngôi sao. Quẻ có hình tượng “đợi ngày lên chức”. Khuyên người nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại), có như vậy thì không gì tốt bằng.

Ý nghĩa tượng quẻ địa phong thăng: “Chỉ nhật cao thăng” —> Phát tài phát lộc

 Ý nghĩa quẻ địa phong thăng

Quẻ địa phong thăng

Nội quái Tốn, ngoại quái Khôn.

*Ý nghĩa:  Tiến dã. Tiến thủ. Thăng tiến, trực chỉ, tiến mau, bay lên, vọt tới trước, bay lên không trung, thăng chức, thăng hà. Phù giao trực thượng chi tượng: chà đạp để ngoi lên trên.

*Kiến giải: Nhóm họp lại thì tất nhiên chồng chất mãi lên, cho nên sau quẻ tụy đến quẻ Thăng (lên).

*Thoán từ: Thăng: nguyên hanh, dụng kiến đại nhân, vật tuất, nam chinh, cát.

*Dịch: Lên: rất hanh thông, phải dùng người có tài đức (đại nhân), không có gì là lo ngại, cứ tiến về phía trước thì tốt.

*Giảng: Tốn là gió mà cũng là cây. Ở đây hiểu là cây. Cây mọc ở dưới đất, mỗi ngày mỗi đâm lên cao, cho nên gọi là quẻ Thăng.

Cũng có thể hiểu: Khôn vốn là âm nhu mà tiến lên ngoại quái là vì thời tiến lên thì nên như vậy chứ bình thường thì dương mới thăng mà âm thì giáng. Tốn có tính nhún, khôn có tính thuận; lại thêm hào 5 âm có đức nhu và trung, ứng với hào 2 có đức dương cương, cho nên rất hanh thông. Phải dùng người có tài đức (hào 2) thì mới không có gì lo ngại. “Nam chinh” là tiến về phía trước mặt, chứ không có nghĩa là tiến về phía Nam.

Đại Tượng truyện khuyên xem quẻ này nên thuận đạo mà sửa đức, mỗi ngày một chút, lần lần sẽ rất cao (tích tiểu dĩ cao đại).

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Doãn thăng, đại cát.

Tượng: Có lòng tin mà tiến lên, rất tốt.

Lời giảng: Hào này âm nhu, ở dưới cùng, làm chủ nội quái Tốn, là có đức khiêm tốn, nhu thuận, theo sau hai hào dương (2 và 3) mà nhờ 2 hào đó dắt lên, rất tốt. “Doãn” nghĩa là tin, 1 tin 2 và 3, mà 2 và 3 cũng tin 1. Tiểu tượng truyện gọi như vậy là hợp chí nhau.

Hào 2: Phu, nãi lợi dụng thược, vô cữu.

Tượng: Tin nhau có lòng chí thành thì dùng lễ nhỏ cũng được, không có lỗi.

Lời giảng: Hào 2, này dương cương mà ở dưới, hào 5 âm nhu mà ở vị cao, hai bên khác nhau như vậy mà ứng với nhau là rất tin nhau bằng lòng chí thành, hợp tác với nhau làm nên sự nghiệp ở thời “Thăng”. Đã có lòng chí thành thì lễ vật rất đơn sơ cũng được, không có lỗi.

Hào 3: Thăng, như ấp.

Tượng: Lên dễ dàng như vào cái ấp không người .

Lời giảng: Hào này đắc chính, có tài, ở trên cùng nội quái là Tốn, có đức thuận theo ba hào âm ở trên, được 3 hào dắt lên một một cách dễ dàng, như vào một cái ấp không có ai ngăn cản, không có gì ngại cả.

Hào 4: Vương dụng hanh vu Kì sơn, cát, vô cữu.

Tượng: Vua Văn Vương dùng đạo mà hanh thịnh ở núi Kì sơn, tốt, không có lỗi.

Lời giảng: Hào này nhu thuận, đắc chính, ở ngay dưới hào 5, như vua một nước chư hầu, giúp thiên tử, dắt các người hiền cùng tiến lên; đó là trường hợp vua Văn Vương, một chư hầu dưới thời nhà Ân, lập nên sự nghiệp ở Kì Sơn.

Hào 5:  Trinh cát, thăng giai.

Tượng: Giữ được đạo chính thì tốt, dễ dàng lên thềm.

Lời giảng: Hào này tuy âm nhu nhưng đắc trung, ở dưới có hào 2 là hiền thần giúp, nên dễ dàng đắc chí, lên thềm cao một cách dễ dàng (lập được sự nghiệp)

Hào 6: Minh thăng, lợi vu vật tức chi trinh.

Tượng: Hôn ám cứ muốn lên hoài, nếu sửa đức cho hợp đạo chính, không bao giờ nghỉ thì có lợi.

Lời giảng: Hào này âm nhu, hôn ám, ở dưới thời “thăng”, đã lên đến cùng cực rồi mà còn muốn lên nữa; nếu đổi lòng ham lên đó thành lòng tự cường , sửa đức cho hợp đạo chính, không bao giờ nghỉ, thì lại tốt.

Năm hào dưới đều tốt, chỉ có hào trên cùng là xấu vì quá tham, cứ muốn tiến lên hoài về danh lợi, địa vị.

Xem thêm: 

  1. Quẻ thiên phong cấu
  2. Quẻ trạch thiên quải
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 63: Thủy Hỏa Ký Tế

Quẻ 63: Thủy Hỏa Ký Tế

*Quẻ Thủy Hỏa Ký Tế: Quẻ cát. Ký Tế có nghĩa là việc đã thành vì vậy nó có hình tượng “kim bảng đề danh”. Quẻ chỉ thời vận phát đạt, hanh thông. Khuyên người hoàn thành rồi lại phải cố giữ được sự nghiệp; nếu không thì chỉ tốt lúc đầu thôi mà cuối cùng lại hỏng. Nghĩa là lúc trị phải lo trước tới lúc loạn.

Quẻ 55: Lôi Hỏa Phong

Quẻ 55: Lôi Hỏa Phong

*Quẻ Lôi Hỏa Phong: Quẻ cát. Phong có nghĩa là lớn, lấy sáng mà động, vì vậy nó có hình tượng “gương cổ sáng lại”. Quẻ có điềm tốt, thời vận trở lại. Khuyên người ở thời thịnh, người ta thường vì quyền lợi chia rẽ nhau mà hoá suy, phải biết đồng đức, đồng tâm với nhau, thì mới tránh được hoạ.

Quẻ 04: Sơn Thủy Mông

Quẻ 04: Sơn Thủy Mông

*Quẻ Sơn Thủy Mông: Quẻ hung. Mông là mông muội, tối tăm, non nớt, ấu trĩ, mờ tối…Khuyên ta nên kiên cường, tu đức, tìm thầy để học, để biết hướng về đâu khi đang mông lạc. Ta là những viên ngọc quý đang chời mài dũa để trở nên giá trị. Vì thế tuy hung mà vẫn tốt nếu biết tu dưỡng đúng đắn và kiên trì.