Quẻ 36: Địa Hỏa Minh Di

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 22 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

*Quẻ Địa Hỏa Minh Di: Quẻ hung. Minh Di có nghĩa là “nhìn thấy kẻ bị thương”, vì thế có hình tượng “qua sông phá cầu”. Quẻ thể hiện thời điểm vô cùng khó khăn khuyên người quân tử ở thời hắc ám quá thì có thể bỏ nhà, nước mà đi; hoặc muốn ở lại thì giấu sự sáng suốt của mình mà giữ vững đạo chính để chờ thời.

*Quẻ Địa Hỏa Minh Di: Quẻ hung. Minh Di có nghĩa là “nhìn thấy kẻ bị thương”, vì thế có hình tượng “qua sông phá cầu”. Quẻ thể hiện thời điểm vô cùng khó khăn khuyên người quân tử ở thời hắc ám quá thì có thể bỏ nhà, nước mà đi; hoặc muốn ở lại thì giấu sự sáng suốt của mình mà giữ vững đạo chính để chờ thời.

Ý nghĩa tượng quẻ: “Quá Hà Triết Cầu” —> Vô Cùng Khó Khăn

Ý nghĩa quẻ địa hỏa minh di

Quẻ 36: Địa Hỏa Minh Di

Nội quái Ly, ngoại quái Khôn

*Ý nghĩa:  Thương dã. Hại đau. Thương tích, bệnh hoạn, buồn lo, đau lòng, ánh sáng bị tổn thương. Kinh cức mãn đồ chi tượng: gai góc đầy đường.

*Kiến giải: Tiến lên thì tất có lúc bị thương tổn, cho nên sau quẻ Tấn tiếp tới Minh di. Di [夷] nghĩa là thương tổn.

*Thoán từ: Minh di: Lợi gian trinh.

*Dịch: Ánh sáng bị tổn hại, chịu gian nan, giữ điều chính thì lợi.

*Giảng: Quẻ này ngược với quẻ Tấn ở trên; mặt trời (ly) lặn xuống dưới đất (Khôn) ánh sáng bị tổn hại, tối đi (Minh di).

Người quân tử ở thời u ám này, gặp nhiều gian nan, chỉ có cách giữ đức chính trinh của mình thì mới có lợi. Muốn vậy thì ở trong lòng giữ đức sáng mà ở ngoài thì nhu thuận để chống với hoạn nạn như tượng của quẻ Ly là sáng văn minh ở nội quái, Khôn là nhu thuận ở ngoại quái. Vua Văn Vương bị vua Trụ nghi ngờ, giam vào ngọc Dữu Lý, tỏ vẻ rất nhu thuận, không chống đối Trụ, mà để hết tâm trí vào việc viết Thoán từ giảng các quẻ trong Kinh Dịch, nhờ vậy Trụ không có cớ gì để giết, sau thả ông ra.

Không những ở ngoài phải tỏ vẻ nhu thuận, mà có khi còn nên giấu sự sáng suốt của mình đi nữa mà trong lòng vẫn giữ chí hướng, như Cơ tử một hoàng thân của Trụ. Trụ vô đạo, Cơ Tử can không được, giả điên, làm nô lệ, để khỏi bị giết, mong có cơ hội tái tạo lại nhà Ân; khi nhà Ân mất, ông không chết với Trụ, cũng không bỏ nước ra đi. Võ vương – con Văn Vương – diệt Trụ rồi, trọng tư cách Cơ Tử, mời ra giúp nước, ông không chịu; sau Võ vương cho ra ở Triều Tiên, lập một nước riêng. Như vậy là Cơ Tử giấu sự sáng suốt của mình để giữ vững chí, không làm mất dòng dõi nhà Ân (Hối kì minh, nội nạn nhi năng chính kì chí – Thoán truyện).

*Tượng truyện: Đại tượng truyện bảo quân tử gặp thời Minh Di, muốn thống ngự quần chúng nên dùng cách kín đáo mà lại thấy được rõ (dụng hối nhi minh), nghĩa là dùng thủ đoạn làm ngơ cho kẻ tiểu nhân , đừng rạch ròi, nghiêm khắc quá mà sẽ bị hại, tóm lại là làm bộ như không biết để chúng không nghi ngờ mình và để lộ hết dụng tâm của chúng ra mà mình sẽ biết được. Cơ hồ tác giả Đại tượng truyện muốn dùng thuật của Hàn Phi.

Ý nghĩa hào từ

Hào 1: Minh di, vu phi thùy kì dực. Quân tử vu hành,

Tam nhật bất thực, hữu du vãng, chủ nhân hữu ngôn.

Tượng: Ở thời u ám (ánh sáng bị tổn hại), hào này như con chim muốn bay mà cánh rũ xuống. Người quân tử biết thời cơ thì bỏ đi ngay, dù (không có tiền) phải nhịn đói ba ngày, mà đi tới đâu, gặp chủ cũ, cũng bị chủ cũ chê trách.

Lời giảng: Hào dương ở đầu thời Minh di, là người quân tử gặp thời hắc ám, có thể bị hại như con chim rũ cánh xuống. Cách xử thế là nên bỏ đi ngay, như Phạm Lãi bỏ nước Việt vì biết vua Việt là Câu Tiễn sẽ nghi ngờ mà hại các công thần, nhờ vậy tránh được cái hoạ bị giết như đại phu Chủng.

Hào 2: Minh di, di vu tả cổ, dụng chửng mã tráng, cát.

Tượng: Ở thời ánh sáng bị tổn hại, hào này như bị đau ở đùi bên trái, nhưng cũng mau khỏi, sẽ như con ngựa mạnh mẽ tiến lên, tốt.

Lời giảng: Hào này làm chủ nội quái Ly (sáng suốt), đắc trung, đắc chính , là bậc quân tử có tài, nhưng ở thời Minh di, hôn ám nên bị tiểu nhân làm hại ít nhiều, như bị thương ở đùi bên trái, nhưng rồi sẽ mau khỏi (dụng chửng), mà như con ngựa mạnh mẽ.

Tốt vì hào 2 trung, chính, lại vẫn thuận theo (vì là hào âm) phép tắc.

“Dụng chửng mã tráng” R. Wilhelm giảng là : Sẽ dùng sức con ngựa mạnh mà giúp đỡ người khác khỏi cơn nguy, J. Legge dịch là: Tự cứu mình bằng sức một con ngựa mạnh. Chúng tôi theo Chu Hi và Phan Bội Châu.

Hào 3: Minh di, vu nam thú, đắc kì đại thủ, bất khả tật, trinh.

Tượng: Ở thời ánh sáng bị tổn hại, đi tuần về phương Nam, bắt được kẻ đầu sỏ, nhưng đừng hành động gấp, phải bền chí.

Lời giảng: Hào này ở trên cùng nội quái Ly là cực sáng suốt; nó là dương cương , ở vị dương, vậy là rất cương kiện, nó ứng với hào âm ở trên cùng quẻ Khôn (ngoại quái), hào này cực hôn ám. Nó sẽ đánh đổ hào âm đó. Nó cứ đem binh đi tuần về phương Nam (Nam thú: Phan Bội Châu giảng là đem quân tiến lên phía trước để trừ loạn) sẽ bắt được tên đầu sỏ phản loạn. Nhưng nó cương cường nóng nảy, nên phải khuyên: đừng gấp, phải bền chí giữ đạo chính.

Hào 4: Nhập vu tả phúc, hoạch minh di chi tâm, vu xuất môn đình.

Tượng: Như vô phía bên trái của bụng (ý nói chỗ u ám); tấm lòng ở thời u ám (minh di) là nên bỏ nhà mà ra đi.

Lời giảng: Hào này âm nhu, ở vào thời Minh di, mà lại vượt quẻ Ly, sang quẻ Khôn rồi, tức bỏ chỗ sáng sủa, bước vào chỗ tối tăm, cho nên ví như vô phía bên trái của bụng. Nhưng hào này đắc chính (âm ở vị âm) nên có thể rút chân ra khỏi cảnh khốn nạn ấy được: cứ bỏ nhà ra đi, tức tránh cho xa cảnh đó, mặc nó.

Đó là hiểu theo Phan Bội Châu. Chu Hi nhận rằng không thấy được nghĩa hào này.

Hào 5:  Cơ tử chi Minh di, lợi trinh.

Tượng: Như ông Cơ Tử ở thời u ám (Minh di), cứ bền giữ đạo chính thì lợi.

Lời giảng: Thường các quẻ khác, hào 5 là ngôi chí tôn, quẻ Minh di này hào trên cùng mới là ngôi chí tôn, hào 5 là người thân cận với ngôi chí tôn. Hào trên cùng là ông vua rất hôn ám như vua Trụ, hào 5 là người thân cận có đức trung, như ông Cơ Tử; ông giả điên để khỏi bị Trụ hại mà sau giữ được dòng dõi nhà Ân, như vậy là giữ vững đạo chính, ở ngoài làm ra vẻ hôn mê, mà trong lòng vẫn sáng suốt.

Hào 6: Bất minh di, sơ đăng vu thiên, hậu nhập vu địa.

Tượng: Không còn là ánh sáng bị tổn thương nữa, lên cao tới trời mà rồi sụp xuống đất.

Lời giảng: Hào trên cùng, âm; ở cuối cùng thời Minh di, lại ở trên cùng ngoại quái Khôn, tức như người có địa vị tối cao mà lại hôn ám cùng cực; như vậy là tối mù mù, chứ không phải chỉ là ánh sáng bị tổn hại (Minh di), nữa, cho nên Hào từ bảo là “bất minh di”. Có cái tượng lên cao tới trời (địa vị tối cao) mà rồi sụp xuống đất.

Quẻ này khuyên người quân tử ở thời hắc ám quá thì có thể bỏ nhà, nước mà đi; hoặc muốn ở lại thì giấu sự sáng suốt của mình mà giữ vững đạo chính để chờ thời.

Xem thêm: 

  1. Quẻ lôi thiên đại tráng
  2. Quẻ thiên sơn độn
Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Quẻ 47: Trạch Thủy Khốn

Quẻ 47: Trạch Thủy Khốn

*Quẻ Trạch Thủy Khốn: Quẻ hung. Khốn có nghĩa là khốn đốn, không thể thoát ra khỏi cảnh bị sa lầy. Vì vậy, nó có hình tượng bẫy chim đặt thang như lại rút cọc. Tượng quẻ chỉ thời thế đang khốn khó khuyên người đành phải chờ thời, giữ đức trung, chính, lòng chí thành mới qua được cơn khốn.

Quẻ 60: Thủy Trạch Tiết

Quẻ 60: Thủy Trạch Tiết

*Quẻ Thủy Trạch Tiết: Tiết là điều hòa, là tiết chế. Điều hòa để con người chúng ta hòa điệu cùng hoàn cảnh xã hội, tự nhiên và vũ trụ. Khuyên người tiết chế để cuộc sống chúng ta cân bằng, hợp lẽ với thiên nhiên thì chẳng có gì tốt bằng, không phải hối tiếc.

Quẻ 2 : Quẻ Thuần Khôn

Quẻ 2 : Quẻ Thuần Khôn

*Quẻ Thuần Khôn: Quẻ Thuần Khôn chỉ thời cuộc thiên về nhu thuận, bình lặng, không hợp với những đổi thay sóng gió hay bạo lực. Là thời vận của sự bao dung, của tôn giáo, chiêm bốc, kẻ tu hành ẩn dật. Mọi mưu đồ trái với lẽ trên đều thất bại.