Ý Nghĩa Cung An Thân Trong Khoa Tử Vi

Theo dõi Tử Vi Cải Mệnh trên ico-google-new.png
  • Viết bởi: Trâm Lê
    Trâm Lê Tôi là người yêu thích về chiêm tinh học, tử vi, phong thủy cổ điển và hiện đại
  • 185 Lượt xem
  • Cập nhật lần cuối 26/10/2023
  • Reviewed By Trần Chung
    Trần Chung Trần Chung là một chuyên gia trong lĩnh vực tử vi, phong thủy, và kinh dịch. Tôi đã học tử vi tại Tử Vi Nam Phái. Tôi nhận luận Giải Lá Số Tử Vi chuyên sâu, tư vấn phong thủy, hóa giải căn số cơ hành qua Zalo: 0917150045

Có nhiều thuyết khác nhau về cung an Thân, nhưng nhìn chung đều cho rằng cung an Thân chủ yếu dùng để xem xét phương pháp và thái độ xử thế của đương số, cũng dùng để xem hậu vận khoảng từ sau 30 tuổi trở đi.

Có nhiều thuyết khác nhau về cung an Thân, nhưng nhìn chung đều cho rằng cung an Thân chủ yếu dùng để xem xét phương pháp và thái độ xử thế của đương số, cũng dùng để xem hậu vận khoảng từ sau 30 tuổi trở đi.

Ý Nghĩa Cung An Thân Trong Khoa Tử Vi

Mệnh là Tiên Thiên, Cung Thân Hậu Thiên vì thế Cung an Thân đại biểu cho hậu vận ở trung vãn niên, thông qua nỗ lực của bản thân mà khả dĩ cải tạo mệnh vận, là cung phụ trợ cung Mệnh. Cung an Thân có liên quan đến của cải, quyết định giàu sang nghèo hèn của đương số ở hậu vận (nhưng mức độ sang quý và thành tựu thì vẫn phải xem thêm cung Mệnh). Cung Mệnh nên có các sao phúc thọ tọa thủ, cung an Thân nên có các sao sang quý tọa thủ. Phương pháp phân tích cung an Thân hầu hết cũng giống như xem cung Mệnh. Trong thực tế luận đoán, tác dụng của cung an Thân tại 2 cung tài bạch và quan lộc khá rõ ràng, còn tại các cung khác tương đối mờ nhạt. Nếu cung Mệnh không có chủ tinh thì cung an Thân trở nên quan trọng hơn.

Cung an Thân là căn cứ theo giờ sinh để định vị, trong Tử Vi Đẩu Số nó chỉ nhập một trong sáu cung sau: cung Mệnh, cung Phu Thê, cung Tài Bạch, cung Thiên Di, cung Quan Lộc, cung Phúc Đức. Cách định vị cụ thể là:

Người sinh vào giờ Tý, Ngọ, cung an Thân tại cung Mệnh. Người sinh vào giờ Mão, Dậu: cung an Thân tại cung Thiên Di. Người sinh vào giờ Dần, Thân: cung an Thân tại cung Quan Lộc. Người sinh vào giờ Thìn, Tuất: cung an Thân tại cung Tài Bạch. Người sinh vào giờ Tỵ, Hợi: cung an Thân tại cung Phu Thê. Người sinh vào giờ Sửu, Mùi: cung an Thân tại cung Phúc Đức.

Phàm nữ mệnh, cung an Thân không nên nhiều đào hoa tinh.

Nếu Thất Sát nhập cung an Thân lại có thêm sát tinh, chủ người này đoản thọ, nếu sống lâu thì bần tiện.

Nếu Dương, Đà giáp cung an Thân, chủ người này dễ chiêu oán hận, nếu cung an Thân lại có Hóa Kỵ, chủ người này tai nạn bệnh tật phá bại.

Nếu Không, Kiếp giáp cung an Thân, chủ người này cả đời lận đận, hoặc thân thể có khiếm khuyết.

Ý nghĩa cung an thân

① Ý nghĩa sửa chữa: Tính cách của đương số khi tuổi tác dần tăng lên thì cũng dần dần thay đổi theo đặc tính của các sao trong cung an Thân. Ví dụ như, một người Mệnh vô chính diệu, nhưng cung an Thân có chủ tinh, thì có thể vào khoảng 20 tuổi trở đi (không cần thiết phải 30 tuổi về sau), các sao trong cung an Thân sẽ dần dần phát huy tác dụng. Khi luận mệnh thì cung Mệnh là chủ, nhưng tùy theo thời gian, tuổi tác tăng lên, cung an Thân đóng vai trò ngày càng lớn hơn. Nói chung cung an Thân phát sinh tác dụng kể từ trung niên khoảng sau 30 tuổi trở đi, nhất là từ 40 tuổi. Ví dụ như, một cá nhân cung Mệnh nhược, cung an Thân cường, thì tuổi trẻ khả năng tương đối cực khổ hoặc bất thuận, nhưng trung niên trở đi từ từ có được hoàn cảnh tốt đẹp. Nếu ngược lại cung Mệnh cường cung an Thân nhược thì thường là trước sướng sau khổ, trước cát sau hung.

② Ý nghĩa tăng cường: cung an Thân nhập cung nào thì tác dụng cát hung tăng cường ở cung đó, và thường trọng điểm chú tâm của người này cả đời chính là cung này. Ví dụ như đương số cung an Thân tại Phu Thê, thì người này cả đời rất chú trọng tình cảm, quan tâm đến hạnh phúc gia đình mỹ mãn, dễ dàng bị tình cảm khốn nhiễu, đặc biệt là tại trung lão niên càng thêm rõ ràng. Nếu cung an Thân tại Thiên Di, người này cả đời chú ý truy cầu quan hệ giao tế viên mãn, hầu được người khác nể trọng, cho dù các phương diện khác không được như ý thì ảnh hưởng cũng sẽ không lớn.

③ Ý nghĩa so sánh: Thái độ của một người đối với một sự việc nào đó trước sau không giống nhau, cung Mệnh thường hay đại biểu nửa phần trước, còn cung an Thân đại biểu nửa phần sau. Ví dụ như, cung Mệnh đương số có Vũ, Tham, Địa Không, cung an Thân có Tử, Sát thì người này khi mới bắt đầu làm một việc nào đó thì hay trù trừ do dự; nhưng bỗng đến một ngày đột nhiên hành động mau lẹ quyết đoán, lại còn có thể duy trì lâu dài một cách kỷ luật. Trong trường hợp ngược lại thì cách luận đoán đảo ngược, là hiện tượng đầu voi đuôi chuột.

Tính chất của cung an Thân khi nằm tại các cung khác nhau

Cung an Thân không phải là cung độc lập mà phải đồng cung với 1 trong 6 cung (cung Mệnh, phu thê, tài bạch, thiên di, quan lộc, cung Phúc Đức). Khi tọa tại mỗi cung thì lại có các ý nghĩa khác nhau:

① Đồng cung Mệnh (người sinh vào giờ Tý, Ngọ): Người này tính cách cố chấp, không thông tình đạt lý, ngoan cường. Hành vận rõ ràng, là người không dễ bị hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng. Người này thường có tâm thiện, cả đời lên xuống trắc trở rất nhiều.

② Đồng cung Phu Thê (người sinh vào giờ Tỵ, Hợi): Người này rất mẫn cảm đối với tình cảm, cả đời đặc biệt chú trọng vấn đề tình cảm. Chú trọng bầu không khí sinh hoạt gia đình, có tinh thần trách nhiệm đối với gia đình, dễ bị phối ngẫu ảnh hưởng. Nếu nam mệnh mà trong cung có cát diệu thì khi lấy vợ sẽ đắc được phú quý. Người này về mặt công tác dễ gặp tiểu nhân, dễ phạm đào hoa.

③ Đồng cung Tài Bạch (người sinh vào giờ Thìn, Tuất): Người này cả đời khá vất vả, rất chú trọng tiền tài, trọng tài bất trọng danh. Hành sự thường lấy mục tiêu là để kiếm tiền, hành vi dễ dàng bị nhân tố kinh tế chi phối. Người này về mặt công tác lên xuống rất lớn, có thể gặp quý nhân tương trợ, nhưng khi về già nhiều bệnh tật.

④ Đồng cung Thiên Di (người sinh vào giờ Mão, Dậu): Nếu cung an Thân tại cung Thiên Di, người này cả đời hay di chuyển, hoặc thường xuyên thay đổi chức nghiệp, hoặc thay đổi nơi cư trú. Đương số dễ bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh thay đổi.

⑤ Đông cung Quan Lộc (người sinh vào giờ Dần, Thân): Rất xem trọng danh tiếng và thành tựu trong sự nghiệp, thích hoạt động chính trị. Xem trọng danh vị, chú trọng cảm thụ trong công tác. Nhưng cũng do quá chú trọng công danh sự nghiệp mà dễ làm rạn nứt cuộc sống gia đình.

⑥ Đồng cung Phúc Đức (người sinh vào giờ Sửu, Mùi): Người này cả đời thích hưởng thụ, thích đi chơi, khá chú trọng chất lượng cuộc sống, nhưng thiếu chí tiến thủ. Tin vào nhân quả. Thích duy trì nếp sống tổ tiên, duy trì hiện trạng chứ không thích thay đổi.

Đăng bình luận thành công! Quản trị viên sẽ phản hồi đến bạn!

Bài viết liên quan

Mệnh Vô Chính Diệu - Các Dạng Cách Mệnh VCD Trong Tử Vi

Mệnh Vô Chính Diệu - Các Dạng Cách Mệnh VCD Trong Tử Vi

Mệnh Vô Chính Diệu ( viết tắt là Mệnh VCD) là một dạng cách khá đặc biệt trong khoa tử vi, khi xem bản mệnh thì người ta căn cứ vào các chính tính tọa chủ trong cung mệnh

Mẫu Người Ôm Vòng Tang Tuế Điếu Có Đặc Điểm Gì?

Mẫu Người Ôm Vòng Tang Tuế Điếu Có Đặc Điểm Gì?

Tang Tuế Điếu là cụm từ viết tắt của ba bộ sao Tang Môn, Tuế Phá và Điếu Khách, đây mà mẫu người đầy sự buồn phiền, bất mãn, nghịch cảnh và chịu nhiều sự thiệt thòi trong cuộc sống.

Hóa Giải Sát Tinh Địa Không - Địa Kiếp

Hóa Giải Sát Tinh Địa Không - Địa Kiếp

Cặp địa không, địa kiếp là một đại hung tinh trong khoa tử vi, nếu như nói trong lục sát tinh thì Địa Không và Địa Kiếp là hai sát tinh hạng nặng, có thể nói là sát tinh mạnh nhất trong khoa tử vi. Thế nhưng việc hóa giải hai bộ sao này cũng được nhiều truyền nhân để lại và thực sự họ đã hóa giải được. Dưới đây hãy cùng tôi tìm hiểu qua bài viết mà tôi sưu tầm được.